8. Cấu trúc luận văn
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý công tác giáo dục giá trị sống
rất quan trọng để kịp thời có những điều chỉnh, những đề xuất mới hướng đến nâng cao hiệu quả cho công tác giáo dục này ở các trường THCS hiện nay.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS cho học sinh THCS
1.5.1. Yếu tố chủ quan
* Nhận thức và năng lực của cán bộ quản lý, Tổng phụ trách Đội và giáo viên.
Nhận thức và năng lực của các lực lượng tham gia vào công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS được đánh giá bởi các vấn đề sau: thấy rõ về vai trò và sự cần thiết phải giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS; Hiểu rõ về hệ thống những giá trị sống cốt lõi; Ý nghĩa, vai trò của giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS; Vai trò, chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa Ban giám hiệu, Đội thiếu niên; Vai trị, trách nhiệm của gia đình, của các tổ chức xã hội và mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình - các tổ chức xã hội trong việc tổ chức các công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS.
40
* Tính tích cực, tự giác của các em học sinh khi tham vào các hoạt động giáo dục giá trị sống.
Quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường THCS chỉ đạt được hiệu quả khi bản thân mỗi em học sinh ln tích cực tự giác để tham gia vào các hoạt động giáo dục giá trị sống mà Tổng phụ trách Đội và giáo viên tổ chức. Khi bản thân mỗi em học sinh tích cực, tự giác thì các em sẽ chủ động tiếp nhận những giá trị sống mà các lực lượng giáo dục truyền đạt. Học sinh càng tích cực, tự giác thì hiệu quả của cơng tác giáo dục giá trị sống càng thành công.
* Sự phối hợp của các tổ chức đồn thể trong nhà trường
Quản lý cơng tác giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường THCS chỉ mang lại hiệu quả khi nhận được sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường sẽ hướng đến việc thống nhất được mục tiêu, nội dung, phương pháp, và hình thức tổ chức cơng tác giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS.
1.5.2. Các yếu tố khách quan
* Môi trường kinh tế - xã hội và văn hóa
Nền kinh tế thị trường đã và đang làm cho bộ mặt xã hội thay đổi nhanh chóng, bên cạnh những mặt tích cực sự tác động của kinh tế thị trường cũng kéo theo nhiều hệ lụy, các giá trị bị thay đổi trong các mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng. Các mối quan hệ này có lúc bổ sung, hỗ trợ có lúc mâu thuẫn bài xích làm gia tăng các mâu thuẫn giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại. Trong sự chuyển biến của xã hội Việt Nam hiện đại, quá trình này đang tác động đến những mối quan hệ thân tộc truyền thống và làm xuất hiện nguy cơ mới tách cá nhân ra khỏi cộng đồng. Sự suy yếu của mối liên hệ giữa cá nhân và cộng đồng như là hệ quả tất yếu của mặt trái cơ chế thị trường và sự tiến bộ của khoa học cơng nghệ. Mặt khác, lại có những hiện tượng nhân danh cộng đồng tập thể để mưu lợi cá nhân và dùng cộng đồng, tập thể để kiềm chế, vùi dập, hãm hại cá nhân, hiện tượng lợi ích của nhóm nhỏ mâu thuẫn với lợi ích của nhóm lớn, của cộng đồng.
41
nhiều luồng văn hóa mới lạ đã xâm nhập và hấp dẫn người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ mà khơng có chọn lọc. Trong quá trình hội nhập, nhiều nét văn hóa phương Tây và của nước ngồi đã tràn vào như một luồng gió mạnh và đã có ảnh hưởng khơng nhỏ đến nền văn hóa của dân tộc. Tác giả Thành Duy cho rằng “có yếu tố đậm đà bản sắc dân tộc, có yếu tố hiện đại đang phát triển đan xen vào nhau tạo nên tính đa dạng phong phú, đôi khi phức hợp do sự du nhập một cách cực đoan văn hóa ngoại lai, khiến cho xu hướng hiện đại hóa văn hóa Việt Nam có lúc khơng bảo đảm các nguyên tắc định hướng phát triển văn hóa của đảng và Nhà nước ta”. [4 Thành Duy (2004), “Mấy vấn đề cơ bản của q trình hiện đại hóa văn hóa Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa dân gian (số 5), trang 15-19.]
*Mơi trường giáo dục gia đình
Gia đình là mơi trường đầu tiên và cũng là môi trường vô cùng quan trọng để mỗi cá nhân phát triển. Giá đình là mơi trường để tất cả mọi thành viên chia sẻ các vấn đề của cuộc sống hàng ngày. Bầu khơng khí tâm lí trong gia đình ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách nói chung và ảnh hưởng đến việc hình thành các giá trị sống nói riêng cho học sinh. Trong mơi trường sống của gia đình hàng ngày các em học sinh được tham gia vào các hoạt động giao tiếp, tinh thần trách nhiệm, sự yêu thương, tôn trọng, hợp tác, chia sẻ…của các thành viên trong gia đình chính là cơ sở nền móng vững chắc giúp trẻ hoàn thiện các giá trị sống trong tương lai cho bản thân.
* Sự tác động của mạng internet và du nhập các giá trị văn hoá phương tây.
Sự bùng nổ của mạng internet và việc du nhập các giá trị văn hoá phương tây vừa mang lại các tác động tích cực nhưng đồng thời của dẫn đến các hệ lụy tác động tiêu cực đến nhận thức, đến hệ giá trị của thế hệ trẻ nói chung và học sinh THCS nói riêng. Trong bối cảnh bùng phát của mạng intrernet và sự du nhập của các trào lưu văn hoá đã đẩy theo các tiêu cực trong định hướng lựa chọn các giá trị. Bản thân rất nhiều học sinh bị lệch hướng theo các trao lưu đang diễn ra trên mạng internet, như cách sống buông thả, thiếu trách nhiệm, ỷ lại…đặc biệt là thói vơ cảm của một bộ phận các bạn trẻ. Do vậy, hiệu quả của công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS chỉ mang lại hiệu quả khi biết cách kiểm soát sự tác động của mạng internet và sự du nhập của văn hoá phương tây.
42
Tiểu kết Chương 1
Giáo dục giá trị sống và quản lý công tác giáo dục này đối với học sinh THCS là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các trường THCS, nhằm hướng tới giúp học sinh phát triển nhân cách toàn diện. Đặc biệt đây là cơ sở nền tảng để mỗi học sinh THCS biết cách lựa chọn các giá trị sống phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, phù hợp với điều kiện văn hoá của địa phương và của quốc gia.
Ở Chương 1 đề tài đã hệ thống hóa được các cơ sở lý luận có liên quan như: tổng quan những vấn đề nghiên cứu về giá trị sống; lý luận chung về giáo dục giá trị sống, quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS, bao gồm: khái niệm giá trị sống, giáo dục giá trị sống, vai trò của giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS; Nội dung, các phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục giá trị sống; khái quát về đặc điểm tâm lý của học sinh THCS; và các nội dung quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS. Những nền tảng lý luận ở Chương 1 là cơ sở định hướng cho việc khảo sát, đánh giá thực trạng ở Chương 2 và đề xuất biện pháp quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS ở Chương 3.
43
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THCS