Khái quát đặc điểm lứa tuổi của học sinh THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 25)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Lý luận về công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS

1.3.1. Khái quát đặc điểm lứa tuổi của học sinh THCS

Học sinh THCS có độ tuổi từ 12 đến 15 tuổi. Đây là thời kỳ cơ thể các em có những phát triển mạnh mẽ cả về thể chất lẫn tình thần. Sự phát triển biến đổi của lứa tuổi học sinh THCS được thể hiện rõ qua các đặc điểm sau đây:

* Đặc điểm chung trong sự phát triển của học sinh THCS

Lứa tuổi này cịn gọi là lứa tuổi thiếu niên và nó có một vị trí đặc biệt trong q trình phát triển của trẻ em. Tuổi thiếu niên có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của cả đời người, được thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất: Đây là thời kỳ quá độ từ tuổi thơ sang tuổi trường thành, thời kỳ

trẻ ờ "ngã ba đường " của sự phát triển. Trong đó có rất nhiều khả năng, nhiều phương án, nhiều con đường để mỗi trẻ em trở thành một cá nhân.

Thứ hai: Thời kỳ mà tính tích cực xã hội của trẻ em được phát triển mạnh

mẽ, đặc biệt trong việc thiết lập các quan hệ bình đẳng với người lớn và bạn ngang hàng, trong việc lĩnh hội các chuẩn mực và giá trị xã hội, thiết kế tương lai của mình và những kế hoạch hành động cá nhân tương ứng.

Thứ ba: Trong suốt thời kỳ tuổi thiếu niên đều diễn ra sự cấu tạo lại, cải tổ

lại, hình thành các cẩu trúc mới về thể chất, sinh lý, về hoạt động, tương tác xã hội và tâm lý, nhân cách, xuất hiện những yếu tổ mới của sự trưởng thành, tạo nên đặc thù riêng của lứa tuổi.

16

trong quá trình phát triển. Ngay các tên gọi của thời kỳ này: thời kỳ “quá độ", “tuổi khó khăn", “tuổi khủng hoảng”... đã nói lên tính phức tạp và quan trọng của những quá trình phát triển diễn ra trong lứa tuổi thiếu niên. Sự phức tạp thể hiện qua tính hai mặt của hồn cánh phát triển của trẻ. Một mặt có những yếu tổ thức đẩy phát triển tính cách của người lớn. Mặt khác, hồn cảnh sống của các em có những yếu tố kìm hãm sự phát triển tính người lớn:

* Các đặc điểm phát triển cơ thể của học sinh trung học cơ sở

- Sự phát triển cơ thể: Bước vào tuổi thiếu niên có sự cải tổ lại rất mạnh mẽ và sâu sắc về cơ thể, về sinh lý. Trong suốt quá trình trưởng thành và phát triển cơ thể của cá nhân, đây là giai đoạn phát triển nhanh thứ hai, sau giai đoạn sơ sinh. Sự cải tổ về mặt giải phẫu sinh lý của thiếu niên có đặc điểm là: tốc độ phát triển cơ thể nhanh, mạnh mẽ, quyết liệt nhưng không cân đối.

- Sự phát triển của chiều cao và trọng lượng: Chiều cao của các em tăng rất nhanh: trung bình một năm, các em gái cao thêm 5 - 6 cm, các em trai cao thêm 7 - 8 cm. Trọng lượng của các em tăng từ 2 - 5kg /năm, sự tăng vòng ngực của thiếu niên trai và gái…; Sự gia tốc phát triển về thể chất của trẻ em biểu hiện đặc biệt trong lứa tuổi thiếu niên.

- Sự phát triển của hệ xương: Hệ xương đang diễn ra q trình cốt hố về hình thái, làm cho thiếu niên lớn lên rất nhanh, xương sọ phần mặt phát triển mạnh. Ở các em gái đang diễn ra q trình hồn thiện các mảnh của xương chậu (chứa đựng chức năng làm mẹ sau này) và kết thúc vào tuổi 20-21.

- Sự phát triển của hệ cơ: Sự tăng khối lượng các bắp thịt và lực của cơ bắp diễn ra mạnh nhất vào cuối thời kỳ dậy thì. Cuối tuổi thiếu niên, cơ thể của các em đã rất khoẻ mạnh (các em trai thích đọ tay, đá bóng để thể hiện sức mạnh của cơ bắp...).

- Sự phát triển cơ thể của trẻ không cân đối: Hệ cơ phát triển chậm hơn hệ xương. Trong sự phát triển của hệ xương thì xương tay, xương chân phát triển mạnh nhưng xương lồng ngực phát triển chậm hơn. Sự phát triển giữa xương bàn tay và các xương đốt ngón tay khơng đồng đều.

17

Hệ tim mạch phát triển cũng không cân đối. Thể tích tim tăng nhanh, tim to hơn, cơng tác mạnh hơn, trong khi đường kính của các mạch máu lại phát triển chậm hơn dẫn đến sự rối loạn tạm thời của tuần hồn máu. Do đó thiếu niên thường bị mệt mới, chóng mặt, nhức đầu, huyết áp tăng... khi phải làm việc quá sức hoặc làm việc trong một thời gian kéo dài.

Sự phát triển của hệ thần kinh không cân đối. Sự phát triển của hệ thống tín hiệu thứ nhất và tín hiệu thứ hai, giữa hưng phấn và ức chế cũng diễn ra mất cân đối (Quá trình hưng phấn mạnh hơn ức chế).

- Đặc điểm về công tác của não và thần kinh cấp cao của thiếu niên: Ở tuổi thiếu niên, não có sự phát triển mới giúp các chức năng trí tuệ phát triển mạnh mẽ. Các vùng thái dương, vùng đỉnh, vùng trán, các tua nhánh phát triển rất nhanh, tạo điều kiện nối liền các vùng này với vỏ não, các nơron thần kinh được liên kết với nhau, hình thành các chức năng trí tuệ.

Tóm lại, cơ thể thiếu niên đang chịu một phụ tải đáng kể do sự phát triển nhảy vọt về thể chất trong sự cải tổ giải phẫu sinh lý cơ thể do công tác mạnh của các tuyến nội tiết dẫn tới hiện tượng dậy thì ở thiếu niên. Những mâu thuẫn tạm thời chỉ diễn ra trong quá trình cải tổ về mặt giải phẫu sinh lý trong một thời gian ngắn. Đến cuối tuổi thiếu niên, sự phát triển về thể chất sẽ êm ả hơn.

* Sự phát triển về mặt vị thế của học sinh THCS

- Đặc điểm xã hội: Vị thế của thiếu niên trong xã hội: Thiếu niên có những quyền hạn và trách nhiệm xã hội lớn hơn so với HS tiểu học: 14 tuổi các em được làm chứng mình thư. cùng với học tập, HS THCS tham gia nhiều công tác xã hội phong phú: giáo dục các em nhỏ; giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có cơng với cách mạng;... Điều này giúp cho HS THCS mở rộng các quan hệ xã hội, kinh nghiệm sống thêm phong phú, ý thức xã hội được nâng cao.

- Vị thế của thiếu niên trong gia đình: Thiếu niên được thừa nhận là một thành viên tích cực trong gia đình, được giao một số nhiệm vụ như: chăm sóc em nhỏ, nấu ăn, dọn dẹp... Ở những gia đình khó khăn, các em đã tham gia lao động thực sự, góp phần thu nhập cho gia đình. HS THCS được cha mẹ trao đối, bàn bạc

18

một số công việc trong nhà. Các em quan tâm đến việc xây dựng và bảo vệ uy tín gia đình

- Vị thế của thiếu niên trong nhà trường THCS: Vị thế của HS THCS hơn hẳn vị thế của HS tiểu học. HS THCS ít phụ thuộc vào giáo viên hơn so với nhi đồng. Các em học tập theo phân môn. Mỗi môn học do một giáo viên đảm nhiệm. Mỗi giáo viên có yêu cầu khác nhau đối với HS.

* Sự phát triển về mặt sinh lý lứa tuổi

- Sự xuất hiện của tuyến sinh dục (hiện tượng dậy thì): Sự trưởng thành về mặt sinh dục là yếu tổ quan trọng nhất của sự phát triển cơ thể ở lứa tuổi thiếu niên.

Dấu hiệu dậy thì ở em gái là sự xuất hiện kinh nguyệt sự phát triển của tuyến vú (vú và núm vú nhô lên, quầng vú rộng) ở em trai là hiện tượng “vỡ giọng", sự tâng lên của thể tích tinh hồn và bắt đầu có hiện tượng “mộng tinh

* Sự phát triển tình cảm của học sinh THCS:

Tình cảm các em học sinh THCS sâu sắc và phức tạp. Điểm nổi bật ở lứa tuổi này là dễ xúc động, dễ bị kích động, vui buồn chuyển hố dễ dàng, tình cảm cịn mang tính bồng bột. Đặc điểm này là do ảnh hưởng của sự phát dục và sự thay đổi một số cơ quan nội tạng gây nên.. Nhiều khi còn do hoạt động hệ thần kinh khơng cân bằng, thường thì quá trình hưng phấn mạnh hơn quá trình ức chế, đã khiến các em không tự kiềm chế được.

Tóm lại, có thể nói tình cảm ở lứa tuổi này mang tính bồng bột, sơi nổi, dễ bị kích động, dễ thay đổi, đơi khi cịn mâu thuẫn. Tuy vậy, tình cảm các em đã bắt đầu biết phục tùng lý trí, tình cảm đạo đức đã phát triển mạnh.

* Sự phát triển nhân cách của học sinh THCS

Học sinh THCS bắt đầu xuất hiện sự quan tâm đến bản thân, đến những phẩm chất nhân cách của mình, các em có biểu hiện nhu cầu tự đánh giá, nhu cầu so sánh mình với người khác. Các em bắt đầu xem xét mình, vạch cho mình một nhân cách tương lai, muốn hiểu biết mặt mạnh, mặt yếu trong nhân cách của mình.

Như vậy trên cơ sở phát triển tự ý thức và thái độ nhận thức thực tế, trên cơ sở yêu cầu ngày càng cao đối với chúng, vị trí mới mẻ của các em trong tập thể, đã

19

làm nẩy sinh khát vọng tự tu dưỡng nhằm mục đích phát triển cho bản thân những nét tính cách tốt, khắc phục những nét tính cách lạc hậu, những khuyết điểm, sai lầm của mình.

1.3.2. Vai trị của cơng tác giáo dục giá trị sống đối với học sinh THCS

Giáo dục giá trị sống là một bộ phận của quá trình giáo dục con người; là cơ sở cho con nguời tồn tại, phát triển và phù hợp với xã hội. Vai trò của giáo dục giá trị sống thể hiện cụ thể như sau:

- Giáo dục giá trị sống là nền tảng để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. - Giúp học sinh hình thành thái độ, tình cảm, đạo đức đúng đắn, phù hợp với yêu cầu xã hội.

- Giúp học sinh có cơ hội phát huy tối đa tiềm năng của mình.

- Giúp học sinh lựa chọn các giá trị của cá nhân trong quan hệ với xã hội. - Giúp học sinh chấp hành tốt pháp luật, nội quy, quy định của nhà trường; tự giác tham gia các hoạt động của trường, lớp, của xã hội; ngăn chặn tệ nạn xã hội thâm nhập học đường, chống lại sự xuống cấp về đạo đức, hành vi bạo lực.

- Giúp học sinh biết lập kế hoạch và đánh giá hoạt động học tập, rèn luyện. - Giúp học sinh biết tự điều chỉnh ý thức, hành vi, quan hệ xã hội.

- Góp phần hồn thiện nhân cách con người.

Giáo dục giá trị sống cho học sinh có tầm quan trọng đặc biệt, giáo dục giá trị sống là giáo dục “từ gốc”. Trên cơ sở có hiểu biết, có thái độ đúng, trân trọng các giá trị của cuộc sống, của bản thân, đồng thời với việc được trang bị thêm kỹ năng sống một cách có hệ thống, học sinh mới đủ bản lĩnh ứng xử trong cuộc sống phức tạp và khơng ít cám dỗ. Mặt khác, nếu con người khơng có nền tảng giá trị sống rõ ràng và vững chắc, dù cho được học nhiều kỹ năng đến đâu, cũng sẽ không biết cách sử dụng nguồn tri thức ấy sao cho hợp lý, mang lại lợi ích cho bản thân và cho xã hội.

Giáo dục giá trị sống trong các nhà trường cũng giúp gây hứng thú cho các cá nhân để lựa chọn những giá trị của riêng mình về xã hội, đạo đức và tinh thần và hiểu biết những phương pháp thực hành để phát triển và khắc sâu những giá trị này. [5

20

Phạm Minh Hạc (2002), Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc

gia, Hà Nội].

Nói tóm lại, cơng tác giáo dục giá trị sống có vai trị vơ cùng quan trọng đối với học sinh THCS. Bởi lẽ thông qua công tác này giúp các em biết cách biến kiến thức thành hành động cụ thể, biết cách lựa chọn cho bản thân những giá trị sống phù hợp. Qua đó, mỗi em học sinh biết làm chủ bản thân và làm chủ cuộc sống của chính mình, góp phần thúc đẩy định hình cho những giá trị nhân cách nền tảng cho bản thân. Từ đó, các em biết cách ngăn ngừa các vấn đề xã hội, bạo lực học đường, bảo vệ sức khỏe và bảo vệ quyền con người. Mỗi học sinh nếu thấu hiểu được các giá trị sống sẽ hướng đến thực hiện được những hành vi mang tính xã hội tích cực, góp phần xây dựng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp, xây dựng môi trường hoc tập thân thiện, chính hệ thống các giá trị sống phù hợp sẽ là hành trang không thể thiếu được đối với các học sinh THCS trong con đường khám phá và chinh phục cuộc sống.

1.3.3. Hệ thống các giá trị sống cần được giáo dục cho học sinh THCS

Khi bàn về hệ thống các giá trị sống cần thiết để giáo dục cho thanh thiếu niên đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Ở mỗi quốc gia và khu vực tuỳ thuộc vào điều kiện đặc thù về chính trị, kinh tế và văn hố mà cơ sự lựa chọn hệ thống các giá trị sống cần giáo dục cho thanh thiếu niên khác nhau. Tại khu vực Châu Á bao gồm các quốc gia là (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Inđônêxia, Philippin, Singapo…) đã thống nhất đưa ra 8 nhóm giá trị cần được giáo dục cho thanh nhiên đó là: Nhóm giá trị liên quan đến quyền con người, nhóm giá trị liên quan đến dân chủ, nhóm giá trị liên quan đến sự hợp tác và hịa bình, nhóm giá trị liên quan đến bảo vệ mơi trường, nhóm giá trị liên quan đến sự bảo tồn nền văn hóa, nhóm giá trị liên quan đến bản thân và người khác, nhóm giá trị liên quan đến tinh thần dân tộc, nhóm giá trị liên quan đến tâm linh [20 Hà Nhật Thăng (2001), Giáo dục hệ thống

giá trị đạo đức nhân văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.].

Tại Việt Nam theo cách tiếp cận của tác giả Phạm Minh Hạc (2012) lại cho rằng cần tập trung vào các nhóm giá trị sống sau để giáo dục cho thanh thiếu niên bao gồm: 1/ Lòng yêu nước và tinh thần dân tộc; 2/ Trách nhiệm với cộng đồng; 3/ Dân chủ; 4/ Hợp tác; 5/ Chăm học, chăm làm; 6/ Khoa học, tác phong cơng nghiệp;

21

7/ Chính trực: Chân thật, đúng đắn, liêm khiết; 8/ Lương thiện; 9/ Gia đình hiếu thảo; 10/ Sáng tạo [6 Phạm Minh Hạc và Thái Duy Tuyên (2012), Định hướng giá trị con người Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà

Nội].

Trong phạm vi đề tài của luận văn chúng tơi kết hợp nhiều nhóm giá trị sống của các tác giả, nhưng về cơ bản luận văn tiếp cận và làm rõ 12 giá trị sống theo UNESCO đã đưa ra. Dựa vào đặc điểm lứa tuổi ở bậc trung học cơ sở và đặc thù của từng trường để vận dụng một cách sáng tạo các giá trị này để giáo dục cho học sinh: [3 Diane Tillman (Đỗ Ngọc Khanh, Thanh Tùng, Minh Tươi dịch) (2010), Giá

trị sống dành cho tuổi trẻ, NXB Tổng hợp TPHCM]. Trong đề tài này chúng tôi

tiếp cận theo 12 giá trị sống của UNESCO cho học sinh THCS.

a) Giá trị hịa bình

Nói đến hịa bình, chúng ta nghĩ ngay đến từ trái nghĩa là chiến tranh. Điều đó có nghĩa là hịa bình tức là khơng có chiến tranh, khơng có súng đạn và khơng có chết chóc, thương tổn.

Tuy nhiên, hịa bình khơng đơn giản chỉ là khơng có chiến tranh. Hịa bình là khi chúng ta đang sống hịa thuận và khơng có sự đấu đá lẫn nhau. Nếu mỗi người trong thế giới được yên ổn, đó sẽ là một thế giới hịa bình. Hịa bình cịn có nghĩa là đang sống với sự yên bình của thế giới nội tâm. Hịa bình là tình trạng bình tĩnh và thư thái của trí óc.

b) Giá trị tôn trọng

Tôn trọng trước hết là tự trọng – là biết rằng tự bản chất tơi có giá trị. Một phần của tự trọng là nhận biết những phẩm chất của chính tơi. Tơn trọng là lắng nghe người khác, biết người khác cũng có giá trị như mình. Tơn trọng sẽ hình thành sự tin cậy lẫn nhau. Khi chúng ta tơn trọng chính mình, thì dễ dàng tơn trọng người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THCS huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)