Khái quát thực trạng hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai trên cả nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai tỉnh bắc ninh (Trang 31 - 36)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4. Khái quát thực trạng hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai trên cả nƣớc

1.4.1. Tình hình thành lập

25

Tổng cục Quản lý đất đai đã tập trung chỉ đạo, đôn đốc, hƣớng dẫn các địa phƣơng thực hiện việc kiện tồn VPĐKĐĐ theo mơ hình một cấp theo quy định của Luật Đất đai và chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ, đến nay đã có 53/63 tỉnh đã thành lập VPĐKĐĐ và đi vào hoạt động. Còn 10 tỉnh, thành phố còn lại đã xây dựng Đề án, đang trình UBND cấp tỉnh phê duyệt, bao gồm: Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Quảng Ninh, Phú Thọ, Hải Dƣơng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.[4]

Để đẩy nhanh tiến độ thành lập Văn phòng đăng ký đất đai, Tổng cục đã tham mƣu để Bộ Tài nguyên và Mơi trƣờng đã có văn bản chỉ đạo tại Công văn số 2726/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 08 tháng 7 năm 2016 về việc đẩy nhanh tiến độ thành lập văn phịng đăng ký đất đai, đến nay đã có 04 tỉnh có báo cáo. Trong đó thành lập theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành có tỉnh Ninh Bình, Hà Nam; tỉnh Quảng Bình đang trình đề án đã qua thẩm định lên Ủy ban nhân dân tỉnh; tỉnh Quảng Ninh đề nghị chƣa thành lập.

1.4.2. Tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Văn phòng đăng ký đất đai

Về hiệu quả hoạt động, việc thành lập VPĐKĐĐ giúp đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa ngành quản lý đất đai, thực hiện cải cách hành chính một cách mạnh mẽ nhất trong lĩnh vực đất đai liên quan đến ngƣời dân, doanh nghiệp, thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai tại những địa phƣơng đã thành lập VPĐKĐĐ đƣợc cắt giảm xuống từ 5 đến 25 ngày.

VPĐKĐĐ thể hiện rõ hơn tính chuyên nghiệp trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ ĐKĐĐ, cấp giấy chứng nhận với bộ máy tổ chức đƣợc sắp xếp theo các nhóm chun mơn và theo từng vị trí cơng việc chun sâu; quy trình giải quyết cơng việc đã đƣợc thực hiện thống nhất, nhiều nơi đã đƣợc thực hiện gắn với hệ thống CSDL đất đai đã xây dựng.

Tiến độ cấp GCN ở một số địa phƣơng đã tăng đáng kể nhƣ: Hà Nội (sau 20 tháng thành lập) tăng 665.000 Giấy; Thành phố Hồ Chí Minh (sau 11 tháng thành lập) tăng 299.000 Giấy.[4]

Hoạt động đăng ký đất đai đã có sự quản lý, điều hành tập trung, thống nhất. Chất lƣợng thực hiện giải quyết thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đƣợc nâng cao, bảo đảm sự thống nhất trong tồn tỉnh, thành phố do Văn phịng đăng ký đất đai đã thƣờng xuyên kiểm soát, phát hiện những sai sót để điều chỉnh, hƣớng dẫn các Chi

26

nhánh. Thực hiện giải quyết TTHC về đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đã đảm bảo đƣợc tiến độ theo quy định, tình trạng tồn đọng hồ sơ quá hạn đã cơ bản chấm dứt.

Việc thành lập VPĐKĐĐ là cơ sở nền tảng cho việc liên thơng dữ liệu với các ngành khác, tiến tới Chính phủ điện tử. Hiện nay đã có 7 tỉnh, thành phố liên thơng và chia sẻ CSDL địa chính với cơ quan thuế để thực hiện việc xác định nghĩa vụ tài chính khi ngƣời sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện thủ tục là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bình Dƣơng, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Các VPĐKĐĐ đã có điều kiện hơn về lực lƣợng chuyên môn, chủ động hơn trong việc điều phối nguồn nhân lực trong toàn hệ thống, đã quan tâm, chăm lo nhiều hơn cho việc xây dựng, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính của địa phƣơng, nhất là việc xây dựng CSDL địa chính; đồng thời tăng cƣờng kiểm tra, chỉ đạo việc cập nhật, chỉnh lý HSĐC ở các cấp huyện, cấp xã để bảo đảm sự thống nhất của HSĐC theo quy định.

Nhiều VPĐKĐĐ hiện nay hoạt động khá tốt với cơ cấu tổ chức lên đến hơn nghìn cán bộ nhƣ thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội... một số VPĐKĐĐ đã thực hiện tốt hoạt động cung cấp dịch vụ công với doanh thu lên đến hàng chục tỷ đồng một năm nhƣ Đồng Nai, Đắk Lắk, Vĩnh Long.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích có đƣợc, do mới thành lập nên hoạt động của VPĐKĐĐ cũng có những khó khăn nhƣ nhƣ kinh phí hoạt động của VPĐKĐĐ và các Chi nhánh, trụ sở hoạt động của chi nhánh, trang thiết bị, việc luân chuyển hồ sơ do cịn có hạn chế về hạ tầng CSDL chƣa hoàn thiện, việc giải quyết khối lƣợng hồ sơ công việc lớn cũng tạo áp lực cho một số vị trí. Tuy nhiên các khó khăn này có thể khắc phục đƣợc trong thời gian tới nếu đƣợc Nhà nƣớc quan tâm đầu tƣ xây dựng và hồn thiện hệ thống thơng tin đất đai và CSDL quốc gia về đất đai.

1.4.3. Đánh giá chung về tình hình hoạt động của mơ hình Văn phịng đăng ký đất đai

1.4.3.1. Kết quả đạt được

Hệ thống VPĐK các cấp mặc dù cịn rất nhiều khó khăn về điều kiện làm việc nhƣng kết quả hoạt động của hệ thống các VPĐK đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong tiến độ và kết quả thực hiện cấp Giấy chứng nhận.

27

- Trong q trình kiện tồn, các địa phƣơng đều phát hiện, xử lý, khắc phục rất nhiều tồn tại trong thực hiện của các Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện trƣớc đây; chất lƣợng thực hiện đăng ký, cấp Giấy chứng nhận sau khi kiện toàn đƣợc nâng cao, bảo đảm sự thống nhất trong thực hiện ở từng tỉnh;

- Hoạt động đăng ký đất đai đã có sự quản lý, điều hành tập trung, thống nhất, có tính chun nghiệp hơn, Văn phịng Đăng ký đất đai có khả năng điều động nhân lực chuyên môn và phƣơng tiện kỹ thuật linh hoạt hơn để giải quyết các công việc trọng tâm và các vùng trọng điểm; việc xây dựng, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai đƣợc chăm lo thực hiện tốt hơn, tiết kiệm chi phí hơn do khơng phải lập nhiều bộ hồ sơ địa chính nhƣ trƣớc đây; cơng tác kiểm tra, hƣớng dẫn, chỉ đạo thực hiện trong hệ thống Văn phòng Đăng ký đất đai đã đƣợc quan tâm thực hiện thƣờng xuyên hơn;

- Việc thực hiện thủ tục đăng ký, cấp GCN đƣợc thực hiện ngày càng thuận lợi hơn với ngƣời dân do cơ quan đăng ký đƣợc tổ chức lại ngày càng chuyên nghiệp, việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đƣợc đẩy mạnh thực hiện, đã tạo điều kiện cho ngƣời sử dụng đất đƣợc lựa chọn nơi đăng ký (một số tỉnh nhƣ Đồng Nai, Bến Tre đã cho phép các chi nhánh đƣợc tiếp nhận và tham gia giải quyết thủ tục đối với cả tổ chức) và tạo sự cạnh tranh để phát triển của các cơ quan đăng ký, tạo điều kiện tốt cho triển khai hệ thống đăng ký điện tử;[3]

Hệ thống VPĐK các cấp tiếp nhận và giải quyết hồ sơ tách khỏi cơ quan quản lý Nhà nƣớc với tinh thần phục vụ là dịch vụ hành chính cơng nên lực lƣợng chun mơn về đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đã trở thành một lực lƣợng chuyên nghiệp, mang tính chun mơn sâu, ít bị chi phối bởi các cơng việc mang tính sự vụ khác về Quản lý đất đai của cơ quan TN&MT từng cấp; hơn nữa đã phân biệt rõ cơng việc mang tính sự nghiệp với cơng việc quản lý Nhà nƣớc trong hoạt động đăng ký, cấp GCN; trên cơ sở đó phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết thủ tục cấp GCN, các thủ tục hành chính về đất đai và đã cải cách thủ tục theo hƣớng đơn giản, rút ngắn thời gian thực hiện cấp GCN so với trƣớc Luật Đất đai 2013.

1.4.3.2. Các hạn chế

Chức năng, nhiệm vụ của các VPĐK ở nhiều địa phƣơng chƣa đƣợc phân định. Việc tổ chức bộ máy các VPĐK các địa phƣơng chƣa thống nhất; chức năng nhiệm vụ

28

của một số đơn vị trực thuộc VPĐK cấp tỉnh chƣa đƣợc phân định rõ ràng, đơi khi cịn chồng chéo, thiếu tính chuyên nghiệp.

Điều kiện nhân lực của hầu hết các VPĐK còn rất thiếu về số lƣợng, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực hiện nhiệm vụ mà Luật Đất đai đã phân cấp; đây là nguyên nhân cơ bản của việc cấp GCNQSDĐ chậm và sự hạn chế trong việc lập, chỉnh lý HSĐC.

Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật cần thiết cho thực hiện thủ tục hành chính về đất đai của VPĐK cịn thiếu thốn, nhiều VPĐK chƣa có máy đo đạc để trích đo thửa đất, máy scan để sao lƣu hồ sơ; đặc biệt diện tích làm việc chật hẹp và khơng có trang thiết bị bảo quản để triển khai việc lƣu trữ HSĐC phục vụ việc khai thác khi thẩm tra hồ sơ và cung cấp thông tin đất đai.

Không thống nhất về loại hình hoạt động giữa các địa phƣơng: có địa phƣơng VPĐK phải tự bảo đảm kinh phí để tồn tại và hoạt động, có địa phƣơng VPĐK đƣợc bảo đảm bằng ngân sách Nhà nƣớc cho một phần kinh phí hoạt động; cũng có địa phƣơng VPĐK đƣợc bảo đảm bằng ngân sách nhà nƣớc cho toàn bộ kinh phí để hoạt động.

Hoạt động của VPĐK chƣa triển khai thực hiện hết các nhiệm vụ đƣợc giao, nhất là nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện, chỉnh lý HSĐC; việc thực hiện thủ tục cấp GCNQSDĐ của VPĐK các cấp ở nhiều địa phƣơng còn một số điểm chƣa thực hiện đúng quy định.

29

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI TỈNH BẮC NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai tỉnh bắc ninh (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)