Phối tử [(pyren-1-ylmetyl)amino]etan (Py2)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổng hợp và nghiên cứu cấu trúc của phức chất kim loại chuyển tiếp của phối tử chứa nhân pyren (Trang 57 - 61)

2.2 .Tiến hành thực nghiệm

3.2. Phối tử [(pyren-1-ylmetyl)amino]etan (Py2)

Phối tử Py1 được khử hoá bằng NaBH4 để tạo phối tử Py2. NaBH4 được sử dụng với lượng dư lớn (15-20 lần) để phản ứng xảy ra hồn tồn. Vịng pyren trong hai phối tử trên đều gắn với nhóm thế hữu cơ nên chúng tan được trong các dung môi hữu cơ như CH2Cl2, CHCl3, DMF... Phối tử Py2 có độ bền cao hơn so với phối tử Py1 và độ tan tương đối tốt hơn so với Py1.

3.2.1. Nghiên cứu phối tử Py2 bằng phƣơng pháp phổ IR

Hình 3.5. Phổ IR của phối tử Py2

Trên phổ IR của phối tử Py2 (Hình 3.5) không thấy xuất hiện dải hấp thụ đặc trưng cho dao động hoá trị của liên kết C=N (1625cm-1

), mà xuất hiện dải hấp thụ ở 1178 cm-1 đặc trưng cho dao động hoá trị của liên kết C-N. Điều này chỉ ra rằng liên kết C=N trong phối tử Py1 đã được khử hố hồn tồn. Đồng thời, trên phổ còn xuất hiện dải hấp thụ ở 1589 cm-1 đặc trưng cho dao động biến dạng của liên kết N- H . Ngoài các pic đặc trưng, trên phổ IR của phối tử Py2 cũng có các dải hấp thụ trong vùng 2800-3000 cm-1 đặc trưng cho dao động hoá trị của liên kết C-H no và vùng 3040–3045 cm-1 đặc trưng cho dao động hoá trị của C-H thơm. Các kết quả thu được trên phổ IR chỉ ra rằng Py2 đã được tạo ra.

Bảng 3.3.Quy kết các dải hấp thụ trên phổ IR của Py1 và Py2

Hợp chất υC-N υN-Hbend υC=O υC=N υC-H no υC-Hthơm

Py1 - - - 1625 2889 3045

Cấu trúc giả định của phối tử Py2:

N

H NH

Hình 3.6. Cấu trúc giả định của Py2

3.2.2. Nghiên cứu phối tử Py2 bằng phƣơng pháp phổ 1H-NMR

Kết quả phổ 1H-NMR của phối tử Py2 được thể hiện trên Hình 3.7 và Bảng 3.4 .

Hình 3.7.a. Phổ 1H-NMR của phối tử Py2 trong dung mơi CDCl3

Hình 3.7.b. Phổ 1H-NMR của phối tử Py2 trong dung môi CDCl3 vùng 8,35 – 7,90 ppm

Trên phổ 1H-NMR của phối tử Py2 (Hình 3.7), khơng cịn quan sát thấy tín hiệu đặc trưng của proton trong nhóm imin ở 9,26 ppm chứng tỏ phản ứng khử hóa phối tử Py1 bằng NaBH4 đã xảy ra. Các tín hiệu singlet ở 4,43 ppm và 2,97 ppm được quy gán cho proton H1’ và H2’. Proton H1’ có độ dịch chuyển hoá học lớn hơn proton H2’ do H1’ có hiệu ứng cảm ứng với dị tố N và hiệu ứng siêu liên hợp với vịng thơm. Ngồi ra, trên phổ xuất hiện tín hiệu singlet giãn rộng ở vùng trường cao 1,62 ppm. Tín hiệu này được qui gán cho proton trong liên kết N-H.

Các tín hiệu trên Hình 3.7 cũng cho thấy sự dịch chuyển các proton thơm của phối tử Py2 không khác nhiều so với phối tử Py1 (Hình 3.4). Các tín hiệu này chồng chập lên nhau nên cách xác định tỉ lệ proton dựa trên tỉ lệ tích phân là khơng chính xác. Tín hiệu doublet ở 8,29 ppm được quy gán cho proton H10 . Tín hiệu chồng chập ở vùng 8,15-7,89 ppm được quy gán cho các proton thơm còn lại.

Sự quy kết các tín hiệu trên phổ 1H-NMR của phối tử Py2 được thể hiện trên Bảng 3.4.

Bảng 3.4. Bảng các tín hiệu phổ 1H-NMR của phối tử Py2

STT δ (ppm) Độ bội Tích phân Quy gán

1 8,29 Doublet 1 2H (H10, J=5)

2 8,15-7,89 Multiplet 8 16H (H2,3,4,5,6,7,8,9)

3 4,43 Singlet 2 4H (H1’)

4 2,97 Singlet 2 4H (H2’)

5 1,62 Singlet 1 2H (NH)

Như vậy, kết quả thu được trên phổ 1

H-NMR và IR của hai phối tử hoàn tồn phù hợp với cơng thức giả định trước đó (Hình 3.6).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổng hợp và nghiên cứu cấu trúc của phức chất kim loại chuyển tiếp của phối tử chứa nhân pyren (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)