Bảng 3.9. Bảng quy kết các tín hiệu 1
H-NMR của phức chất Pt-Py2
STT δ(ppm) Độ bội Tích phân Quy gán
1 8,62 Doublet 1 2H (H10) 3 8,40 - 8,08 Multilet - 16H (H2,3,4,5,6,7,8,9) 4 6,52 Singlet 1 2H (NH) 5 5,54 Doublet 1 2H (H1’) 6 5,25 Doublet 1 2H (H2’) 7 4,97 Triplet 1 2H (H1’) 8 4,79 Triplet 1 2H (H2’)
Dựa vào phổ 1H-NMR của phức Pt-Py2 ta thấy có sự tương đồng giữa phức chất chất này và phối tử Py2. Ngồi ra phổ của phức chất có một số điểm khác so với của phối tử như sau.
Các tín hiệu ứng với proton ở vịng thơm ở phức chất có sự chuyển dịch về phía trường thấp hơn so với của phối tử. Tín hiệu duplet ở 8,62 ppm được quy gán cho 2 proton H10. Trong phối tử tín hiệu H10 xuất hiện ở 8,29 ppm.
Các tín hiệu proton ở 8,40-8,08 ppm được quy gán cho các H trong vòng Pyren (H2,3,4,5,6,7,8,9), cịn trong phối tử tín hiệu này ở 8,15-7,89 ppm. Mặc dù tín hiệu này có sự chuyển dịch về phía trường thấp hơn so với phối tử nhưng ta thấy ít có sự thay đổi về độ giãn rộng, chứng tỏ, vòng pyren khá ổn định và bền.
Tín hiệu ở 1,62 ppm của phối tử Py2 được quy gán cho proton ở nhóm (-NH) nhưng khi có sự tạo phức thì tín hiệu này đã dịch chuyển đến vùng trường thấp hơn rất nhiều (6,52 ppm) và bị giãn rộng hơn. Điều này được giải thích do khi tạo phức, electron của nguyên tử N được điền vào orbitan trống của kim loại, làm giảm hiệu ứng chắn của electron và độ chuyển dịch thay đổi về phía trường thấp hơn.
Trong phối tử Py2 các tín hiệu proton của H1’ và H2’ đều ở dạng singlet và tương đương về mặt hóa học, mỗi proton cho 1 tín hiệu trên phổ và đều ở trường cao nhưng khi tạo phức đã có sự thay đổi. Tín hiệu của các proton H1’ đã dịch chuyển về phía trường thấp hơn đồng thời phân tách thành một tín hiệu doublet ở 5,54 ppm (J = 12,0; 3,0 Hz) và một tín hiệu triplet ở 4,97 ppm (J=12,0; 12,0 Hz). Sự chênh lệch nhỏ về tín hiệu của hai proton H1’ có thể được giải thích bởi sự quay hạn chế của nhóm -CH2- do hiệu ứng lập thể của vòng pyren và sự có mặt của nguyên tử kim loại sau khi tạo phức. Điều này dẫn đến sự xuất hiện đồng thời của tương tác germinal giữa 2 proton H1’ với nhau và tương tác vixinan giữa 2 proton H1’ và proton của nhóm -NH-.
Hằng số tương tác vixinan giữa 2 proton H1’ và proton của nhóm -NH- có sự khác biệt rất lớn (3,0 và 12,0 Hz). Do đó chúng tơi cho rằng 2 proton H1’ có sự định hướng trong khơng gian so với H (-HN-) theo những góc nhị diện α khác nhau (Hình 3.20). Dựa trên biểu đồ Hình 3.20, α là 600 và 1800 đối với tương tác giữa proton nhóm -NH- và 2 proton H1’, kí hiệu tạm thời là H1’a và H1’b.