Phổ 1H-NMR vùng 8,3 0– 7,92 ppm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổng hợp và nghiên cứu cấu trúc của phức chất kim loại chuyển tiếp của phối tử chứa nhân pyren (Trang 84 - 86)

Trên Hình 3.27 ta thấy sự phân tách tín hiệu trên phổ 1H-NMR ở phức chất Zn-Py2 không khác nhiều so với các proton ở phối tử tự do. Sự quy kết các tín hiệu trên phổ cộng hưởng từ hạt nhân của phức Zn-Py2 được thể hiện qua Bảng 3.11.

Bảng 3.12. Bảng quy kết các tín hiệu 1

H-NMR của phức chất Zn-Py2.

STT δ(ppm) Độ bội Tích phân Quy gán

1 8,25 Doublet 1 2H (H10) 2 8,20-7,92 Multiple - 16H (H2,3,4,5,6,7,8,9) 3 4,66 Singlet 2 4H (H1’) 4 2,89 Singlet 2 4H (H2’) 5 2,03 Singlet 2 2H (N-H), 6 1,70 Singlet 3 6H (-CH3)

Tín hiệu doublet ở 8,25 ppm được quy gán cho 2 proton H10. Các tín hiệu proton trong vòng pyren H2,3,4,5,6,7,8,9 trong phối tử (8,15-7,89 ppm) cũng dịch chuyển về trường thấp trong phức chất (8,20 ppm- 7,92 ppm). Tín hiệu ở 1,62 ppm của phối tử Py2 được quy gán cho proton ở nhóm (-NH), khi có sự tạo phức thì tín hiệu này chuyển dịch về phía trường thấp hơn (2,03-1,70 ppm). So với phức chất Pt-Py2 (6,52 ppm), Pd-Py2 (4,22 ppm) và Cu(I)-Py2 (4,17) thì tín hiệu này dịch chuyển đến trường cao hơn chứng tỏ Pt, Pd và Cu(I) tạo phức mạnh hơn so với Zn đối với phối tử Py2.

Khác với các phức của Pt, Pd và Cu(I) với phối tử Py2, tín hiệu của các proton H1’ (4,66 ppm) và H2’ (2,89 ppm) không bị phân tách chứng tỏ 2H1’ 2H2’ có sự tương đương về mặt hóa học và các tín hiệu này có sự giãn rộng. Chúng tơi cho rằng sự tạo phức đã làm giảm sự quay tự do của nhóm -CH2- nên pic bị giãn rộng hơn đồng thời cũng cho thấy sự tạo phức linh động của phối tử Py2 với Zn2+

Cũng giống như phối tử Py2, các tín hiệu của các proton thơm của phức chất Zn-Py2 bị chồng chập nên nhau, do đó sự quy gán các tín hiệu proton là rất phức tạp.

Trong phổ 1H-NMR của phức chất này xuất hiện 2 tín hiệu singlet ở vùng trường cao 2,03 ppm và 1,70 ppm. Tín hiệu này được quy gán cho proton trong liên kết N-H và các C-H trong nhóm CH3COO- . Sự có mặt các tín hiệu của CH3COO- cho thấy rằng sự tạo phức đã xảy ra và ion axetat đã tham gia cầu phối trí với Zn2+. Cấu hình hình học của phức chất Zn-Py2 có thể là tứ diện hay vuông phẳng. Tuy nhiên, do cấu hình electron của Zn2+ là 3d10, vì vậy khả năng tạo phức vng phẳng là tương đối khó xảy ra, hơn nữa, phối tử Py2 lại có cấu trúc cồng kềnh nên chúng tôi cho rằng phức chất này tồn tại ở dạng tứ diện.

Cấu trúc giả định của phức chất Zn-Py2 thể hiện trên Hình 3.28:

N N Zn OCOCH3 OCOCH3 H H

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổng hợp và nghiên cứu cấu trúc của phức chất kim loại chuyển tiếp của phối tử chứa nhân pyren (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)