Nghiên cứu về sự phục hồi miễn dịch sau điều trị ARV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự phục hồi miễn dịch tế bào ở trẻ em nhiễm HIV 1 được điều trị thuốc kháng HIV tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 36 - 38)

1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về sự phục hồi các tế bào miễn dịch sau điều trị ARV. Severe và cộng sự nghiên cứu 1004 bệnh nhân AIDS lần đầu tiên được sử dụng ARV tại Port-au-Prince, Haiti, trong đó có 94 trẻ em dưới 13 tuổi, cho thấy: trước điều trị lượng tế bào TCD4 ở nhóm thanh thiếu niên và người lớn trung bình là 131 tế bào/µl (55 - 211). Sau 1 năm điều trị lượng TCD4 tăng lên 161 tế bào/µl (77 - 251). Trong nhóm trẻ em, TCD4% tăng lên từ 13% lên 21% sau điều trị 6 tháng và 26% sau điều trị 12 tháng [56]. Manosuthi và cộng sự nghiên cứu mức độ an toàn và hiệu quả của thuốc stavudine, lamivudine và nevirapine ở 2 nhóm bệnh nhân HIV, nhóm A gồm 204 bệnh nhân có TCD4 < 50 tế bào/µl và một nhóm B gồm 84 bệnh nhân TCD4 > 50 tế bào/µl nhận thấy: nhóm A có lượng TCD4 trung bình trước điều trị là 6 tế bào/µl, sau thời gian điều trị 12, 24, 36 và 48 tuần, lượng TCD4 tăng tương ứng là 98, 142, 176 và 201 tế bào/µl. Nhóm B có lượng tế bào CD4 trung bình trước điều trị là 139 tế bào/µl, sau thời gian điều trị, lượng tế bào TCD4 tăng lên 247, 301, 336 và 367 tương ứng với thời gian điều trị 12, 24, 36, 48 tuần [42]. Corbeau và Reynes đã tổng hợp từ một số nghiên cứu về sự phục hồi tế bào TCD4 sau điều trị ARV của các tác giả khác cho thấy 6 tháng đầu sau điều trị, số lượng TCD4 tăng 20 - 30 tế bào/µl mỗi tháng, sau điều trị 6 tháng đến 2 năm TCD4 tăng 5 - 10 tế bào/µl mỗi tháng, từ năm thứ hai tới ít nhất 7 năm là 2 - 5 tế bào/µl mỗi tháng [20] . Nghiên cứu của Jimoh và Naidoo từ 354 bệnh nhân có số lượng CD4 < 50 tế bào/µl sau 3 năm điều trị ARV cũng cho thấy số lượng CD4 phục hồi rất tốt. Dữ liệu về các tế bào dưới nhóm Th1/Th2/Th17/Treg ở bệnh nhân HIV cịn ít. Nghiên cứu của Bi nhận thấy các tế bào dưới nhóm của TCD4 hồi phục tốt sau điều trị thuốc kháng HIV [18]. Hầu hết các bệnh nhân HIV cần được điều trị thuốc kháng HIV kéo dài, do thách thức lớn nhất trong điều trị là khả năng kìm hãm các hồ chứa virus xuất hiện ngày càng nhiều trong giai đoạn im lặng của bệnh. Theo nghiên cứu của tác giả Honeycutt đăng trên tạp chí Nature Medicine năm 2017, đại thực bào cũng là một

loại tế bào chứa virus HIV đáp ứng với điều trị ARV, tuy nhiên lại khơng triệt để. Nhóm nghiên cứu phát hiện một tỷ lệ cao đại thực bào nhiễm bệnh bám trụ lại cơ thể bất chấp điều trị. Dù khơng có tế bào T, HIV vẫn có thể tái phát bằng con đường đại thực bào. Điều này cho thấy điều trị HIV, nhắm mục tiêu chính vào tế bào T như hiện nay, vẫn để lại một lỗ hổng trong điều trị. Các chiến lược điều trị HIV hiện tại đều nhằm kìm hãm sự hoạt động của virus trong các hồ chứa virus. Do đó, hiểu biết về từng loại tế bào miễn dịch sẽ đem lại các dự đoán về hồ chứa virus, từ đó có thể phát triển các chiến lược điều trị tối ưu cho bệnh nhân HIV [30].

1.5.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Tại Việt Nam đã có một số cơng trình nghiên cứu về tế bào miễn dịch trước và sau điều trị ARV ở bệnh nhân nhiễm HIV, hầu hết chỉ nghiên cứu được tế bào TCD4. Khổng Minh Quang năm 2011 đã thực hiện nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả điều trị HIV ở bệnh nhân HIV-AIDS tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương” cho thấy lượng tế bào TCD4 trước điều trị trung bình là 110 tế bào/µl và sau 6 tháng điều trị tăng lên trên 200 tế bào/µl. Sự thay đổi tế bào TCD4 cũng phù hợp với các cải thiện triệu chứng lâm sàng [8]. Nguyễn Hữu Trí nghiên cứu về hiệu quả của ARV cũng cho thấy số lượng tế bào TCD4 tăng từ 70 tế bào/µl trước điều trị lên 145 tế bào/µl sau 6 tháng điều trị ARV [10]. Nguyễn Trần Chính theo dõi sau 1 năm điều trị ARV, tế bào TCD4 tăng từ 143 tế bào/µl lên 241 tế bào/µl [4]. Đỗ Thị Nhàn và cộng sự nhận thấy tế bào TCD4 tăng dần theo thời gian điều trị tương ứng là 91, 137, 206, 242 tế bào/µl trước điều trị, sau điều trị 6 tháng, 12 tháng và 24 tháng [7]. Nguyễn Văn Kính và Trần Văn Sơn báo cáo sự phục hồi tế bào TCD4 tương ứng là 131 tế bào/µl trước điều trị, tăng lên tương ứng 189, 274, 395 tế bào/µl sau điều trị ARV 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng [9].

Hiện tại ở Việt Nam chưa có nghiên cứu chi tiết nào về dưới nhóm của tế bào TCD4, sự hoạt hố của TCD8 và các tế bào trí nhớ miễn dịch trong HIV-AIDS và đáp ứng với điều trị ARV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự phục hồi miễn dịch tế bào ở trẻ em nhiễm HIV 1 được điều trị thuốc kháng HIV tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)