Sự thay đổi tế bào Th17 theo thời gian điều trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự phục hồi miễn dịch tế bào ở trẻ em nhiễm HIV 1 được điều trị thuốc kháng HIV tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 57 - 59)

3.3. Sự thay đổi miễn dịch tế bào của trẻ HIV theo thời gian điều trị

3.3.4. Sự thay đổi tế bào Th17 theo thời gian điều trị

Hình 3.6. Sự thay đổi số lượng Th17 theo thời gian điều trị thuốc kháng HIV

Trước điều trị số lượng Th17 trung bình là 16 tế bào/µl thấp hơn đáng kể so với trẻ bình thường (trung bình 35 tế bào/µl) với p = 0,001. Ở các thời điểm nghiên cứu số lượng Th17 trung bình lần lượt là 20, 18, 23, 25 tế bào/µl cho thấy số lượng tế bào Th17 có xu hướng tăng dần nhưng tăng không đáng kể theo thời gian điều trị (hình 3.6). Cụ thể là sau 24 tháng điều trị ARV, số lượng tế bào Th17 thay đổi không đáng kể so với trước điều trị và ít thay đổi giữa các thời điểm nghiên cứu. Ở các thời điểm 24 và 36 tháng sau điều trị thuốc kháng HIV, số lượng Th17 đều thấp hơn trẻ bình thường có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Sau 60 tháng điều trị, số lượng Th17 tăng tuy nhiên vẫn thấp hơn ở trẻ bình thường với p = 0,176. Điều này cho thấy số lượng Th17 chưa phục hồi hoàn toàn sau 60 tháng điều trị thuốc kháng HIV. Tác giả Nguyễn Thị Duyên nghiên cứu trên 20 trẻ HIV giai đoạn từ 0 - 18 tháng sau điều trị ARV cũng chỉ ra rằng số lượng Th17 chưa phục hồi có ý nghĩa thống kê trong giai đoạn

nghiên cứu. Kết quả này khác với kết quả nghiên cứu của Bi cho thấy Th17 cũng hồi phục có ý nghĩa thống kê theo thời gian điều trị với p = 0,001 [18].

Như đã biết, Th17 có trong các mơ lympho ngoại vi và trong máu, tuy nhiên phần lớn Th17 cư trú trong mô lympho ngoại vi, liên quan trực tiếp với miễn dịch tại niêm mạc. Các tế bào Th17 bị mất đi đặc biệt từ đường tiêu hóa của các bệnh nhân bị nhiễm HIV, khơng hồn tồn do nhiễm trùng trực tiếp, vì HIV xâm nhập vào các tế bào Th17 nhưng có thể khơng bị nhiễm ưu tiên. Trong pha cấp, các tế bào Th17 mất đi chủ yếu là các tế bào Th17 ở mô lympho ngoại vi. Khi bệnh tiến triển, đặc biệt sang giai đoạn mạn tính, tồn bộ các tế bào Th17 ở mơ lympho và máu ngoại vi đều suy giảm. Điều trị thuốc kháng HIV kéo dài có thể dẫn đến việc phục hồi các tế bào Th17 trong đường tiêu hóa, có thể liên quan đến tiên lượng bệnh tốt hơn. Nghiên cứu của chúng tôi đánh giá lượng Th17 trong máu sau điều trị, các bệnh nhân có phát hiện HIV đều được điều trị ngay, có thể số lượng Th17 ở máu ngoại vi chưa bị ảnh hưởng.

Lishomwa và cộng sự đánh giá tần suất các tế bào TCD4 tiết IL-17 ở bệnh nhân nhiễm HIV-1, so sánh với trẻ khỏe mạnh. Tác giả nhận rằng ở những trẻ em nhiễm HIV có tải lượng virus > 50 bản sao/mL có một sự mất mát đáng kể các tế bào sản xuất IL-17. Hơn nữa, tác giả cũng tìm thấy mối tương quan âm giữa tỉ lệ các tế bào Th17 và lượng HIV trong huyết tương, cho thấy sự suy giảm sản xuất IL-17 có thể là nguyên nhân hoặc liên quan đến việc nhân lên của virus. Có khả năng là ở những thời điểm khác nhau sau khi nhiễm HIV, các tế bào Th17 tái tuần hoàn, hoặc tăng sinh để đáp ứng với sự mất Th17 ở niêm mạc, có thể dẫn đến các kết quả số lượng Th17 khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn nhiễm trùng của bệnh nhân được lấy mẫu [46].

Một số nghiên cứu khác, như nghiên cứu của Macal và cộng sự đã chứng minh rằng một số bệnh nhân HIV đã được điều trị bằng liệu pháp kháng retrovirus kéo dài (> 5 năm) có thể phục hồi cả tế bào Th17 và tần suất chung của tế bào TCD4 trong đường tiêu hoá và ngoại vi tới mức khỏe mạnh [40].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự phục hồi miễn dịch tế bào ở trẻ em nhiễm HIV 1 được điều trị thuốc kháng HIV tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)