Đáp ứng của hệ miễn dịch sau nhiễm HIV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự phục hồi miễn dịch tế bào ở trẻ em nhiễm HIV 1 được điều trị thuốc kháng HIV tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 31 - 34)

1.3. Những tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch trong HIV

1.3.2. Đáp ứng của hệ miễn dịch sau nhiễm HIV

1.3.2.1. Đáp ứng của tế bào TCD4

Sau khi HIV xâm nhập vào cơ thể, tế bào đích của chúng là tế bào TCD4, đại thực bào và tế bào hình sao [45]. Số lượng tế bào lympho TCD4 giảm là nét đặc trưng nhất của bệnh [6]. Kể cả số lượng tế bào TCD4 lúc đầu bị nhiễm là không nhiều (1%), tuy nhiên cả tế bào TCD4 bị nhiễm virus và không bị nhiễm virus đều bị diệt một cách trực tiếp hoặc gián tiếp [25,45].

- Giảm TCD4 do tác động trực tiếp:

+ Do bị phá huỷ trực tiếp từng tế bào riêng lẻ vì quá trình sản sinh và phát triển của virus trong tế bào TCD4.

+ Do chết tế bào theo chương trình nhanh hơn bình thường, cơ chế này hiện nay được các tác giả cho là chính, khi có sự hiện diện của virus đã đánh thức gen mã hoá cho sự chết của tế bào.

+ Do rối loạn chức năng của tế bào bị nhiễm HIV: một lượng lớn ADN và mARN của virus hình thành trong tế bào gây ngộ độc tế bào.

+ Do liên kết gp120 của HIV và phân tử CD4: liên kết này gây nguy hiểm cho tế bào vì phân tử CD4 mới được hình thành trong bào tương chưa trình diện trên bề mặt tế bào đã bị kết hợp.

+ Do HIV phong bế sự trưởng thành của tế bào TCD4: cơ chế này chưa được chứng minh.

+ Do các hợp bào: TCD4 mang gp120 của HIV kết hợp với tế bào lành (TCD4 chưa bị nhiễm HIV) tạo thành hợp bào có đời sống ngắn khoảng 48 giờ.

+ Do cơ chế tự miễn: gp120 của HIV được giải phóng ra từ các TCD4 bị nhiễm HIV gắn vào phân tử TCD4 của tế bào lành. Trong máu xuất hiện các kháng thể chống lại gp120 của virus và huỷ cả tế bào lành đó theo cơ chế ADCC hoặc kết hợp bổ thể.

Hình 1.7. Cơ chế phá huỷ tế bào TCD4 trong nhiễm HIV [25]

Dưới tác động của virus HIV, tế bào TCD4 bị giảm số lượng, giảm chức năng, đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch tế bào cũng vì vậy mà giảm sút, hệ thống miễn dịch suy giảm khơng có khả năng chống đỡ bệnh tật. Trong nhiễm HIV/AIDS, bệnh nhân chết không phải do HIV mà do vi rút này hủy hoại hệ thống miễn dịch gây suy giảm miễn dịch nên bệnh nhân sẽ chết do nhiễm trùng cơ hội và

ung thư. Tóm lại, trong số các tế bào có thụ thể CD4, sự biến động TCD4 có liên quan mật thiết tới khả năng bảo vệ của hệ thống miễn dịch. Do vậy, việc theo dõi TCD4 rất có giá trị tiên lượng tình trạng miễn dịch của cơ thể.

1.3.2.2. Đáp ứng của tế bào TCD8

Tế bào TCD8 đóng vai trị quan trọng trong kiểm sốt sự nhân lên của HIV trong giai đoạn mới nhiễm. Các tế bào TCD8 gắn đặc hiệu với các biến thể của virus và làm giảm nhanh tải lượng virus trước khi có sự xuất hiện của kháng thể trung hoà virus. Hầu hết các tế bào TCD8 hoạt động trong giai đoạn đầu sẽ bị chết trong một vài tuần. TCD8 đáp ứng với HIV theo 2 cách: giết trực tiếp các tế bào bị nhiễm và tiết ra các chemokine và các yếu tố hoà tan làm ức chế sự nhân lên của virus. Nhiều tác giả cho rằng giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng kéo dài có sự đóng góp quan trọng của TCD8, ức chế sự nhân lên của virus, kéo dài thời gian sống của người bệnh HIV. Tuy nhiên, cuối cùng TCD8 vẫn bị cạn kiệt khi bệnh chuyển sang giai đoạn AIDS [29].

1.3.2.3. Đáp ứng của tế bào lympho B

Nhờ kích thích của tế bào TCD4, các tế bào lympho B trưởng thành, có chức năng tiết kháng thể gắn đặc hiệu với các thành phần kháng nguyên của HIV. Kháng thể thường xuất hiện khoảng 4 - 8 tuần sau khi cơ thể bị nhiễm HIV. Cá biệt có một số trường hợp 3 - 6 tháng mới phát hiện được kháng thể, tạo nên giai đoạn cửa sổ của HIV là giai đoạn chưa thể phát hiện kháng thể kháng HIV trong máu 11.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự phục hồi miễn dịch tế bào ở trẻ em nhiễm HIV 1 được điều trị thuốc kháng HIV tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)