3.3. Sự thay đổi miễn dịch tế bào của trẻ HIV theo thời gian điều trị
3.3.5. Sự thay đổi tế bào Treg theo thời gian điều trị
Hình 3.7. Sự thay đổi số lượng Treg theo thời gian điều trị thuốc kháng HIV
Treg là một dưới nhóm của TCD4, có chức năng điều hồ và đóng vai trị quan trọng trong các phản ứng dung nạp miễn dịch. Treg ức chế hoạt động của tế bào T, giảm sản xuất các cytokine với các cơ chế chưa hồn tồn được hiểu rõ. Có thể nói, Treg đóng vai trị như một chiếc “phanh” của tồn bộ hệ thống miễn dịch.
Trong nghiên cứu của chúng tôi (hình 3.7), số lượng tế bào Treg ở trẻ HIV trước điều trị thấp hơn so với trẻ bình thường với p < 0,001. Cụ thể số lượng Treg trung bình trước điều trị là 42 tế bào/µl cịn ở trẻ bình thường là 96 tế bào/µl. Sau 24, 36, 48 tháng điều trị ARV, số lượng tế bào Treg trung bình lần lượt là 74, 75, 78 tế bào/µl tăng gần bằng số lượng Treg trung bình ở trẻ khỏe mạnh và giữa các thời điểm nghiên cứu ít thay đổi. Sau 60 tháng điều trị, số lượng tế bào Treg trung bình (62 tế bào/µl) giảm so với thời điểm 48 tháng điều trị nhưng khơng có ý nghĩa thống kê với p = 0,786. Tuy nhiên, số lượng Treg ở thời điểm này lại giảm có ý nghĩa thống kê so với
trẻ bình thường với p = 0,026. Điều này cho thấy số lượng tế bào Treg có phục hồi nhưng chưa phục hồi hồn tồn sau 60 tháng điều trị ARV. Khơng chỉ có số lượng Treg giảm ở thời điểm sau 60 tháng điều trị mà cịn có số lượng TCD4, số lượng Th2 cũng giảm so với 48 tháng sau điều trị ARV. Tuy vậy mức độ giảm đều chưa có ý nghĩa thống kê, do đó chưa thể đánh giá được nguyên nhân do kháng thuốc hay chỉ là giảm ngẫu nhiên. Để xác định được nguyên nhân phải có những nghiên cứu sâu hơn ở những bệnh nhân có xu hướng giảm, theo dõi tải lượng virus kết hợp với tình trạng lâm sàng của bệnh nhân.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, số lượng tế bào Treg ở trẻ khỏe mạnh là 96 tế bào/µl (từ 53 - 170 tế bào/µl). Tính trung bình thì có thể nói số lượng tế bào Treg có phục hồi nhưng chưa phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, số lượng Treg dao động quá lớn ở cả hai nhóm trẻ, do đó rất khó để đánh giá là bệnh nhân có thực sự phục hồi số lượng Treg sau điều trị thuốc kháng HIV hay không. Để giải quyết câu hỏi này cần có nghiên cứu tương tự với cỡ mẫu nhiều hơn. Tác giả Sorrenti tại Italy năm 2016 báo cáo số lượng tế bào Treg ở người lớn khoẻ mạnh là 15,1 ± 10,2 tế bào/µl [57]. Theo Bi, số lượng Treg trung bình ở trẻ khoẻ mạnh là 48 tế bào/µl, sau 6 tháng điều trị số lượng Treg có tăng, nhưng sau đó hầu như khơng phục hồi sau thời gian điều trị thuốc kháng HIV, và sự khác biệt giữa các thời điểm khơng có ý nghĩa thống kê [18]. Một vài nghiên cứu khác cũng nhận thấy, Treg bị mất đi khi cơ thể bị nhiễm HIV. Trong nhiễm HIV mạn tính, tỉ lệ Treg lưu hành trong máu cao hơn so với bệnh nhân khoẻ mạnh, tuy nhiên số lượng tuyệt đối của Treg lại giảm. Việc giảm Treg ở bệnh nhân HIV có thể lý giải do tế bào Treg nhiễm HIV bị phá vỡ hoặc tăng chết theo chương trình, hoặc tái phân bố vào các mô lympho ngoại vi [25]. Bệnh học HIV khởi đầu chủ yếu là bệnh tại hệ thống niêm mạc, do đó sự tái phân bố Treg vào niêm mạc là quan trọng trong quá trình bị nhiễm HIV. Treg biểu hiện đồng thụ thể CCR5 và CXCR4, do đó là mồi ưa thích của HIV [25]. Falivene và cộng sự đã phát hiện mối tương quan dương giữa Th17 và TCD8 chống lại virus HIV đồng thời cũng cho thấy mối liên hệ giữa tế bào Th17 và tỉ lệ Th17/Treg với các đáp ứng miễn dịch đặc hiệu TCD8 với các nhiễm trùng [24].