Phân bố tuổi, giới của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự phục hồi miễn dịch tế bào ở trẻ em nhiễm HIV 1 được điều trị thuốc kháng HIV tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 47 - 49)

Trong nghiên cứu của chúng tơi, độ tuổi trung bình của trẻ em được điều trị ARV tại thời điểm nghiên cứu là 8,2 tuổi, trong đó tuổi nhỏ nhất là 2,7 tuổi, tuổi lớn nhất là 16 tuổi. Độ tuổi trung bình của trẻ em tại thời điểm bắt đầu điều trị là 4,7 tuổi (từ 0,7 đến 12,4 tuổi) (bảng 3.1). Độ tuổi bắt đầu điều trị ARV ở trẻ em trong nghiên cứu của chúng tôi sớm hơn độ tuổi điều trị trung bình ở trẻ em trong một nghiên cứu lớn tại Tây Phi, phân tích 4808 trẻ nhiễm HIV-1 khởi động điều trị ARV ở độ tuổi trung bình là 5,6 tuổi [22].

Bảng 3.1. Phân bổ tuổi giới của đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm

HIV(+) tại thời điểm bắt đầu điều trị (n=71)

HIV(+) tại thời điểm nghiên cứu (n=71)

HIV(-) (n=30)

Độ tuổi Tuổi

trung bình Độ tuổi Tuổi

trung bình Độ tuổi Tuổi

trung bình

Tuổi

(năm) 0,7-12,4 4,7 2,7-16 8,2 2,7-12,1 7,0 Giới

(nam/nữ) 36/35 36/35 16/14

Vấn đề độ tuổi nào là phù hợp để bắt đầu điều trị ARV cho bệnh nhân HIV đã từng có nhiều tranh cãi, phụ thuộc vào khả năng hồi phục miễn dịch và quan trọng hơn là do nguồn lực của mỗi quốc gia, mỗi cơ sở điều trị [62]. Từ năm 2008, WHO quy định thời gian tối ưu để bắt đầu điều trị ARV dựa trên lâm sàng và miễn dịch, áp dụng cho từng nhóm tuổi [64]. Cũng trong năm 2008, theo dõi trẻ em bị nhiễm HIV, cho thấy rằng điều trị ARV sớm trước 12 tháng tuổi làm giảm tỷ lệ tử vong và bệnh tật cơ hội ở trẻ tương ứng là 76% và 75% so với chậm điều trị ARV theo tiêu chí của WHO trước đó. Do đó WHO khuyến cáo nên bắt đầu điều trị ARV ở trẻ em dưới 24

hướng dẫn mở rộng khuyến cáo trên cho cả trẻ em dưới 5 tuổi [64]. Lý do của các hướng dẫn mới chủ yếu để đơn giản hóa các chương trình phịng chống AIDS. Tuy nhiên, vẫn cịn những bằng chứng hạn chế về thời điểm tối ưu bắt đầu điều trị ARV ở trẻ em trên 2 tuổi 52,62.

Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên ở trẻ em nhiễm HIV từ 1 - 12 tuổi tại Thái Lan và Cambodia so sánh giữa nhóm điều trị ARV sớm và điều trị muộn, nhưng khơng thấy có sự khác biệt về tỉ lệ tử vong và mắc bệnh cơ hội [14]. Mặc dù điều trị ARV sớm có thể cải thiện sự sống sót, nó cũng có thể dẫn tới tình trạng tích lũy sớm tác dụng phụ của thuốc hoặc thất bại của phác đồ điều trị ARV, kháng thuốc nếu không tuân thủ điều trị. Khởi động điều trị ARV bị trì hỗn ở trẻ em tới độ tuổi trung bình 5 năm ở các nước thu nhập thấp trong năm 2008 - 2012 [62]. Trẻ nhỏ phải đối mặt việc hệ miễn dịch vẫn cịn đang phát triển, có thể gây trở ngại cho phản ứng điều trị. Trong nghiên cứu này, tất cả các trẻ em đến khám và theo dõi tại Bệnh viện Nhi Trung Ương, khơng vi phạm tiêu chí loại bỏ mẫu đều được bắt đầu điều trị ARV ngay, không phụ thuộc vào độ tuổi hay tình trạng miễn dịch trước điều trị.

Trong 71 bệnh nhi nghiên cứu, có 36 bệnh nhân nam và 35 bệnh nhân nữ, tỉ lệ nam chiếm 50,7%. Kết quả này tương tự như kết quả nghiên cứu của Sophie Desmonde, tỉ lệ nam nhiễm HIV dao động từ 50,9 - 57,6% [22]. Nghiên cứu của Xiuqiong Bi trong 31 bệnh nhi nhiễm HIV ở Việt Nam, tỉ lệ nam: nữ là 17/14 [18]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Duyên (2017) trong 20 bệnh nhân, tỉ lệ nam : nữ là 12/8 [5]. Ở trẻ em bị nhiễm HIV, đường lây truyền chủ yếu là từ mẹ sang con, do đó tỉ lệ nam : nữ nhiễm HIV sẽ gần với tỉ lệ sinh là 1:1.

Hiện tại, dữ liệu về giá trị bình thường của các dưới nhóm TCD4, TCD8 ở Việt Nam chưa có. Dữ liệu miễn dịch tế bào của các chủng tộc khác trên thế giới có thể khơng phù hợp với người Việt Nam. Do vậy, chúng tơi dựa vào giá trị bình thường về tế bào miễn dịch ở trẻ em khỏe mạnh trong 30 trẻ bình thường, khơng bị nhiễm HIV để phân tích dữ liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự phục hồi miễn dịch tế bào ở trẻ em nhiễm HIV 1 được điều trị thuốc kháng HIV tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)