7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
2.1. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI THỰC TRẠNG SỬ
2.1.1.1. Các yếu tố điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Khu vực nghiên cứu bao gồm 3 huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Thanh Oai của thành phố Hà Nội, có tọa độ địa lý từ 20023’ đến 21o 04’ độ vĩ Bắc và từ 105030’ đến 105045’ độ kinh Đơng, có vị trí nằm về phía Tây Nam và cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km, có vị trí địa lý như sau:
- Phía Đơng giáp huyện Thanh Trì, huyện Thường Tín.
- Phía Nam giáp huyện Ứng Hồ, huyện Mỹ Đức và huyện Phú Xuyên. - Phía Tây giáp huyện Lương Sơn tỉnh Hồ Bình.
- Phía Bắc giáp quận Hà Đơng, huyện Hồi Đức, huyện Thạch Thất và huyện Phúc Thọ.
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí khu vực ngoại thành phía Tây Nam thành phố Hà Nội
Xuân Mai - Hoà Lạc - Sơn Tây và nằm trong vùng quy hoạch phát triển hành lang của thủ đô Hà Nội về phía Tây. Trên địa bàn huyện có tuyến đường Quốc lộ 6, Quốc lộ 21A (nay là đường Hồ Chí Minh) chạy qua nối liền huyện với tỉnh Hồ Bình, thủ đơ Hà Nội và các quận, huyện thị khác trong thành phố và các tỉnh lân cận.
Huyện Quốc Oai có vị trí thuận lợi do ở gần các trung tâm kinh tế và thị trường lớn như thủ đô Hà Nội, quận Hà Đông, thị xã Sơn Tây, khu cơng nghệ cao Hồ Lạc, đại học quốc gia đang hình thành và nằm trong chuỗi đơ thị mới Xn Mai - Miếu Mơn - Hồ Lạc - Sơn Tây. Quốc Oai hiện đang là địa bàn đầu tư trọng điểm và trong tương lai sẽ trở thành địa phương có nền kinh tế cơng nghiệp, du lịch phát triển, có vai trị quan trọng trong việc cung cấp nông sản chất lượng cao cho các thị trường lớn xung quanh. Vị trí địa lý cũng tạo tiềm năng cho Quốc Oai phát triển cơng nghiệp du lịch, dịch vụ với các loại hình: du lịch tâm linh, du lịch sinh thái kết hợp nghỉ cuối tuần,… thu hút khách du lịch từ các khu đô thị lân cận.
Với vị trí nằm liền kề với quận Hà Đông và trung tâm thành phố Hà Nội. Thanh Oai có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu buôn bán đặc biệt thuận lợi trong việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản và các sản phẩm sản xuất từ các làng nghề truyền thống.
b) Địa hình địa mạo
Do đặc điểm cấu tạo tự nhiên, khu vực ngoại thành phía Tây Nam thành phố Hà Nội có địa hình vừa mang đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với địa hình tương đối bằng phẳng vừa mang đặc trưng của vùng bán sơn địa. Nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi và trung du phía Bắc với vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhìn chung địa hình thấp dần từ Tây sang Đơng. Địa hình được phân bố thành một số vùng rõ rệt: vùng bán sơn địa, vùng đồng bằng, vùng bãi ven sông, cụ thể như sau:
- Vùng bán sơn địa
Vùng đồi núi gồm các xã Đông Xuân, Phú Cát, Phú Mãn, Hịa Thạch và Đơng Yên của huyện Quốc Oai. Đây là vùng đất đồi gị có độ cao phổ biến từ 20- 25m, đất ruộng từ 7-10m. Riêng Phú Mãn và Đông Xuân của huyện Quốc Oai có núi cao từ 50-350m, đỉnh cao nhất là núi Vua Bà (cao 504m).
Vùng bán sơn địa cịn có các xã, thị trấn ven đường Quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh, là thị trấn Xuân Mai, các xã Đơng Phương n, Đơng Sơn, Thanh Bình, Thuỷ Xuân Tiên, Tân Tiến, Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ, Hữu Văn, Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc thuộc huyện Chương Mỹ. Địa hình khu vực khá phức tạp, có độ dốc từ Tây sang Đơng với đặc điểm chính của vùng đất là địa hình bị
chia cắt bởi đồi gò và ruộng trũng. Đồi gò ở đây chủ yếu là đồi thấp với độ dốc trung bình từ 50 đến 200. Địa hình có xu hướng thấp dần từ dãy núi Lương Sơn thấp về phía sơng Bùi, sơng Tích.
- Vùng đồng bằng
Vùng này gồm các xã phân bố ở vị trí trung tâm của huyện Chương Mỹ. Về địa hình vùng đồng bằng khơng bằng phẳng, có độ dốc từ bắc xuống nam, từ tây sang đông xen những ô trũng. Địa hình bị chia cắt bởi các tuyến đê bao, các bờ kênh, đường giao thông, làng mạc tạo nên những khu vực trũng thấp, xen kẹp rất khó khăn cho việc tiêu thốt úng. Đây là vùng chuyên canh cây lúa chủ yếu của huyện.
Vùng nội đồng gồm 7 xã Ngọc Mỹ, Thạch Thán, Nghĩa Hương, Cấn Hữu, Ngọc Liệp, Tuyết Nghĩa, Liệp Tuyết thuộc huyện Quốc Oai có độ cao 5-7m, độ dốc giảm dần về phía Tây Nam.
Huyện Thanh Oai có địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng với hai vùng rõ rệt là vùng đồng bằng sơng Nhuệ và vùng bãi sơng Đáy, có độ dốc từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam. Điểm cao nhất là xã Thanh Mai với độ cao 7,50 m so với mực nước biển và điểm thấp nhất là xã Liên Châu có độ cao 1,50 m so với mực nước biển.
Với đặc điểm địa hình như vậy, huyện có đủ điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất đa dạng hố cây trồng và vật ni, có khả năng thâm canh tăng vụ.
- Vùng bãi ven sông
Vùng bãi ven sông Đáy gồm 6 xã là Phụng Châu, Chúc Sơn, Lam Điền, Thuỵ Hương, Thượng Vực và Hồng Diệu, thích hợp để trồng lúa và rau màu, các loại cấy ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày.
Vùng bãi ven sông Nhuệ gồm 9 xã Sài Sơn, Phượng Cách, Yên Sơn, Đồng Quang, Cộng Hòa, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành và thị trấn Quốc Oai, có độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Các dạng địa hình trên cho phép các huyện có thể phát triển đa dạng các loại cây trồng như cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp với hiệu quả kinh tế cao, có khả năng thâm canh tăng vụ. Tuy nhiên cũng đòi hỏi phải đầu tư lớn về thủy lợi để giải quyết yêu cầu tưới tiêu chủ động phục vụ sản xuất và đời sống.
c) Khí hậu
Khu vực ngoại thành phía Tây Nam thành phố Hà Nội nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng đồng bằng Bắc Bộ, là vùng khí hậu chuyển tiếp
giữa vùng núi Tây Bắc với vùng đồng bằng, một năm chia thành 4 mùa khá rõ nét với các đặc trưng khí hậu chính như sau:
- Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình từ tháng 11 đến tháng 4 khoảng 200C, trung bình cả năm là 23-240C, tháng 1 và đầu tháng 2 nhiều ngày có nhiệt độ thấp từ 8- 120C, từ tháng 5 đến tháng 10 có nhiệt độ trung bình là 27,400C, tháng 6 - 7 nhiệt độ cao nhất là 380C. Mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10. Số giờ nắng trong năm trung bình là 1.600-1.700 giờ.
- Lượng mưa
Lượng mưa trên địa bàn khu vực nghiên cứu bình quân 1500-1700mm/năm. Lượng mưa phân bố trong năm không đều, mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm. Bình quân đạt 129,0mm/tháng. Lượng mưa tập trung cao độ vào mùa hè đạt trung bình 1300mm, chiếm 84% tổng lượng mưa cả năm. Mùa đông lượng mưa đạt khoảng 400mm.
Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Mưa nhiều thường tập trung vào các tháng 6, 7 và 8.
- Độ ẩm khơng khí trung bình năm khoảng 83%, giữa các tháng trong năm biến thiên từ 82 - 86%. Lượng bốc hơi cả năm 700 - 900 mm, trong đó lượng bốc hơi nhỏ nhất vào tháng 12, tháng 1 và lớn nhất vào tháng 5 và tháng 6. Độ ẩm khơng khí thấp nhất trong năm là các tháng 11, 12, tuy nhiên chênh lệch về độ ẩm khơng khí giữa các tháng trong năm khơng lớn.
- Chế độ gió
Mùa đơng có nhiều đợt gió mùa Đơng Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, còn lại trong các tháng mùa hè có gió Đơng Nam (mát và ẩm) . Song trên địa bàn khu vực mỗi mùa thường có 4-5 đợt gió Tây Nam (nóng và khơ) vào các tháng 6,7. Đối với vùng đồi gị khi có gió Tây Nam thường làm cho mặt đất bị nóng và gây ra các ảnh hưởng đối với cây trồng hàng năm và các loại cây có bộ rễ chùm.
Sương muối hầu như khơng có, bão và mưa đá rất ít khi xảy ra, nhưng thỉnh thoảng có xốy lốc cục bộ gây hại đối với cây trồng và nhà cửa.
Tóm lại, khí hậu tại khu vực nghiên cứu có đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè và lạnh, khơ về mùa đơng. Nhìn chung, thời tiết có những biến động thất thường gây ảnh hưởng xấu cho đời sống và sản xuất. Vào mùa mưa, xuất hiện những đợt mưa lớn, kéo dài gây ngập, úng. Mùa đơng, có những đợt gió mùa đơng bắc về làm nhiệt độ giảm đột ngột gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sản xuất nơng nghiệp. Tuy nhiên, nền khí hậu ấy thích hợp với nhiều loại cây trồng, góp phần tạo nên chủng loại cây trồng phong phú, đa dạng.
d) Thủy văn
Chế độ mưa theo mùa ảnh hưởng rõ nét đến chế độ thuỷ văn của các sơng chính trong khu vực. Trên địa bàn nghiên cứu có 3 con sơng chảy qua là: sơng Bùi, sơng Tích và sơng Đáy.
- Sơng Bùi: Bắt đầu từ Lương Sơn, tỉnh Hồ Bình có lưu vực là 195km2 đoạn chảy qua huyện Chương Mỹ là 23 km từ Xuân Mai nhập vào sông Đáy tại Ba Thá xã Hồ Chính.
- Sơng Tích là sơng nội địa, bắt nguồn từ Đầm Long- Ba Vì, đoạn chảy qua huyện Quốc Oai dài 18km, qua huyện chương Mỹ dài 5km.
- Sông Đáy là phân lưu chính của sông Hồng, chảy qua địa phận huyện Chương Mỹ có chiều dài là 28 km từ địa phận xã Phụng Châu đến Ba Thá (Hồ Chính), đoạn chảy qua Quốc Oai dài 15km, đoạn chảy qua Thanh Oai có chiều dài 20,5km. Nhìn chung sơng Đáy về mùa mưa nước khơng lớn vì thực chất là con sơng cụt giới hạn bởi đập Đáy, hồn tồn bị chặn, chỉ khi phân lũ mới được mở cửa tiêu nước cho sông Hồng. Hiện tại sông Đáy là nguồn tưới tiêu quan trọng cho sản xuất nông nghiệp của khu vực.
Sơng Tích và sơng Bùi có diện tích lưu vực và độ dốc khá lớn (khoảng 10- 20m/1km), có thể gây lũ lụt, ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.
Sơng Nhuệ ở phía Đơng của huyện Thanh Oai có chiều dài 14,50 km lấy nước từ sông Hồng để cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống của nhân dân các xã ven sơng như Liên Châu, Tân Ước, Đỗ Động... và cịn là nơi cung cấp nguồn nước cho cơng trình thuỷ lợi La Khê.
Các sơng ở đây có 2 mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa cạn: Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.