PHƢƠNG HƢỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KHU VỰC NGOẠ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng, biến động sử dụng đất và định hướng sử dụng đất đai phục vụ phát triển bền vững khu vực ngoại thành phía tây nam hà nội (Trang 84 - 87)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.1. PHƢƠNG HƢỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KHU VỰC NGOẠ

THÀNH PHÍA TÂY NAM HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030

3.1.1. Phân tích các quy hoạch và định hƣớng sử dụng đất đến năm 2030 của khu vực ngoại thành phía Tây Nam thành phố Hà Nội và thành phố Hà Nội

a) Các dự án quy hoạch trên khu vực

- Dự án khu nhà ở sinh thái và nghỉ dưỡng Cao Viên tại xã Cao Viên, Thanh Cao (huyện Thanh Oai): khu nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái quanh hồ Cao Viên.

- Dự án khu đô thị Thanh Hà – Mỹ Hưng gồm diện tích của các xã Mỹ Hưng, Cự Khê và một phần diện tích của các xã Thanh Thùy, Tam Hưng trên địa bàn huyện Thanh Oai. Định hướng phát triển kinh tế theo hướng Đô thị - Dịch vụ - Công nghiệp, cân đối với phát triển nông nghiệp.

- Dự án Khu du lịch sinh thái Hồ Văn Sơn tại xã Nam Phương Tiến và Tân Tiến (huyện Chương Mỹ): khu nghỉ dưỡng, du lịch xung quanh Hồ Văn Sơn.

- Dự án cụm Công nghiệp Nam Tiến Xuân tại xã Nam Phương Tiến, Tân Tiến, Thủy Xuân Tiên (huyện Chương Mỹ): phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, đá hoa, gạch men trang trí...

- Dự án cụm Cơng nghiệp Miếu Môn (xã Mỹ Lương), cụm công nghiệp Ngọc Hoà (xã Ngọc Hoà), cụm công nghiệp Đại Yên (xã Đại Yên), khu công nghiệp Phú Nghĩa (xã Phú Nghĩa), cụm công nghiệp Đông Phương Yên (xã Đông Phương Yên) trên địa bàn huyện Chương Mỹ. Các khu vực này hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển cơng nghiệp sẵn có, đất sử dụng vào nông nghiệp không thuận lợi, không cho năng suất cao vì vậy thuận lợi cho phát triển các khu, cụm công nghiệp.

- Dự án khu du lịch sinh thái làng cổ ven sông Đáy tại xã Đồng Quang (huyện Quốc Oai): khu du lịch sinh thái, du lịch văn hóa...

- Dự án khu công nghiệp Quốc Oai, khu công nghiệp Nam Phú Cát, cụm công nghiệp Yên Sơn, cụm công nghiệp Cộng Hịa, cụm cơng nghiệp Ngọc Liệp trên địa bàn huyện Quốc Oai: phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ... khu nhà máy, sản xuất công nghiệp đã có từ trước nay được mở rộng.

b) Những ưu điểm và hạn chế của các dự án quy hoạch

Trong quá trình thực hiện, xét về mặt định hướng quy hoạch không gian, các dự án kể trên thể hiện những ưu điểm và hạn chế nhất định đối với sự phát triển bền vững của khu vực ngoại thành phía Tây Nam thành phố Hà Nội. Định hướng quy hoạch không gian và phương án sử dụng đất đến năm 2030 của khu vực ngoại thành phía Tây Nam thành phố Hà Nội có một số điểm chưa phù hợp với quan điểm phát triển bền vững như sau:

* Những ưu điểm:

- Phù hợp điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hà Nội.

- Phù hợp với phát triển kinh tế của các huyện, khu vực Tây Nam và thành phố Hà Nội.

* Những hạn chế:

- Chưa phát huy hết lợi thế phát triển kinh tế của các địa phương, vùng (một số vùng có đường giao thơng: quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ… tạo liên kết kinh tế với các khu vực xung quanh.

- Một số vùng dự kiến phát triển dân cư lại nằm ngay trong, sát khu cơng nghiệp về hố chất, sản xuất vật liệu xây dựng.

- Một số vùng quy hoạch đất trồng lúa lại nằm kẹp giữa khu công nghiệp và núi đá.

Như vậy, cần thiết phải có những định hướng phát triển khơng gian dựa trên các luận cứ khoa học nhằm điều chỉnh định hướng quy hoạch sử dụng đất khu vực ngoại thành phía Tây Nam thành phố Hà Nội đến năm 2030 phục vụ phát triển bền vững.

3.1.2. Quan điểm và định hƣớng sử dụng đất phục vụ phát triển bền vững tại khu vực ngoại thành phía Tây Nam thành phố Hà Nội đến năm 2030

a) Quan điểm phát triển

Quan điểm phát triển chủ đạo trong đề tài luận văn đối với khu vực phía Tây Nam thành phố Hà Nội đến năm 2030 được nhấn mạnh ở các luận điểm cụ thể sau:

- Định hướng sử dụng đất theo các tiêu chí về phát triển bền vững. Các tiêu chí cụ thể bao gồm: bền vững môi trường (bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường), bền vững kinh tế (sử dụng tài nguyên đất hợp lý, có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với tiềm năng đất đai) và bền vững về xã hội (giải quyết được các mâu thuẫn về quan hệ đất đai).

- Định hướng chuyển đổi mục đích sử dụng đất cần phải đáp ứng được cả nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu bảo vệ môi trường.

Các quan điểm phát triển cụ thể bao gồm:

- Xây dựng phát triển đô thị văn minh hiện đại và phát triển bền vững. - Xây dựng nơng thơn mới theo chương trình mục tiêu quốc gia.

- Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của khu vực ngoại thành phía Tây Nam thành phố Hà Nội đến năm 2030.

- Kế thừa có chọn lọc các đồ án, các dự án đã được phê duyệt đã và đang triển khai xây dựng trong phạm vi vùng, huyện.

- Phát triển khu vực ngoại thành phía Tây Nam thành phố Hà Nội trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

b) Mục tiêu phát triển

- Mục tiêu tổng quát: Sử dụng tài nguyên đất của khu vực ngoại thành phía Tây Nam thành phố Hà Nội hợp lý, có hiệu quả kinh tế cao (bền vững về kinh tế) và đảm bảo cơng bằng xã hội, hịa giải được các mâu thuẫn xã hội trong sử dụng đất đai (bền vững về xã hội)

- Các mục tiêu cụ thể: Xây dựng khu vực phía Tây nam Hà Nội trở thành

khu vực đơ thị sinh thái, văn hóa lịch sử, phát triển cơng nghiệp, nơng nghiệp cơng nghệ cao, đồng thời định hướng phát triển là khu vực phát triển khoa học, công nghệ và đào tạo có chức năng hỗ trợ đơ thị trung tâm. Phát triển các khu, cụm đại

học tập trung nhằm hỗ trợ chương trình di dời trường học từ nội đơ ra ngoại thành; Xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn khu vực ngoại thành phía Tây Nam thành phố Hà Nội theo hướng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh.

Đảm bảo các mối liên kết phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên kết hợp quốc phòng an ninh.

c) Xác định tầm nhìn

Căn cứ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Khu vực phía Tây nam Hà Nội (gồm 3 huyện Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai) được định hướng phát triển như sau:

- Huyện Quốc Oai phát triển đơ thị sinh thái, văn hóa lịch sử, phát triển nơng nghiệp công nghệ cao, đồng thời định hướng phát triển là đô thị khoa học, cơng nghệ và đào tạo có chức năng hỗ trợ đơ thị trung tâm và công nghiệp, dịch vụ, y tế, đào tạo. Đây cũng là trung tâm nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái và tâm linh, hỗ trợ phát triển cho khu vực nông thôn nằm trong hành lang xanh của Thành phố.

- Huyện Chương Mỹ phát triển đô thị dịch vụ, công nghiệp, hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp làng nghề, thúc đẩy phát triển sản xuất vùng nông thôn; phát triển các khu, cụm đại học tập trung nhằm hỗ trợ chương trình di dời trường học từ nội đơ ra ngoại thành; khuyến khích phát triển các hoạt động du lịch, mơ hình trang trại, sản xuất nông nghiệp năng xuất cao, bảo vệ vùng cảnh quan tự nhiên, các cơng trình di tích văn hóa tín ngưỡng, làng nghề truyền thống; phát triển mạng lưới đô thị, nông thôn với hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại, hệ thống hạ tầng xã hội chất lượng cao, gắn kết với mạng lưới chung của Thủ đô và hỗ trợ nhu cầu dịch vụ, chức năng cho đô thị trung tâm. Huyện sẽ phát triển 1 đô thị vệ tinh Xuân Mai, 1 thị trấn sinh thái Chúc Sơn và các xã nông thôn nằm trong hành lang xanh dọc theo hành lang sông Đáy và sơng Tích

- Huyện Thanh Oai nằm trong hành lang xanh của thành phố Hà Nội với tính chất cơ bản là nông nghiệp sinh thái kết hợp các làng nghề và cụm đổi mới gắn liền với phát triển công nghiệp và dịch vụ, du lịch và bảo vệ giá trị cảnh quan, môi trường sinh thái chất lượng cao, phát triển kinh tế tổng hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng, biến động sử dụng đất và định hướng sử dụng đất đai phục vụ phát triển bền vững khu vực ngoại thành phía tây nam hà nội (Trang 84 - 87)