PHÂN KHU CHỨC NĂNG KHU VỰC PHÍA TÂY NAM HÀ NỘI THEO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng, biến động sử dụng đất và định hướng sử dụng đất đai phục vụ phát triển bền vững khu vực ngoại thành phía tây nam hà nội (Trang 87 - 91)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.2. PHÂN KHU CHỨC NĂNG KHU VỰC PHÍA TÂY NAM HÀ NỘI THEO

MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

Phân khu chức năng là bước quan trọng đầu tiên trong định hướng không gian phục vụ sử dụng đất bền vững cho một vùng lãnh thổ. Thực chất của phân khu chức năng là phân chia lãnh thổ thành những đơn vị không gian (hoặc đơn vị lãnh thổ) đảm bảo các tiêu chí về ranh giới khép kín, có đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, sử dụng đất và những vấn đề môi trường. Các phân khu chức năng mang tính chất cá thể, đặc thù, riêng biệt, không lặp lại trong không gian lãnh thổ.

Theo tiêu chí này, khu vực ngoại thành phía Tây Nam thành phố Hà nội được phân chia thành 3 phân khu chức năng:

- Phân khu phát triển đô thị: khu đô thị vệ tinh của Thành phố Hà Nội, khu đô thị sinh thái.

- Phân khu phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ trong đó gồm: khu cơng nghiệp trọng điểm, công nghệ cao, cụm công nghiệp.

- Phân khu phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - làng nghề và nông thôn mới: trồng cây ăn quả, hoa, cây cảnh, keo, tai tượng, chăn ni, trồng lúa hàng hóa chất lượng cao, các khu tiểu thu công nghiệp - làng nghề, khu dân cư nơng thơn (xây dựng hạ tầng theo tiêu chí nơng thơn mới).

3.2.2. Phân tích các vấn đề sử dụng đất, kinh tế, xã hội và môi trƣờng nổi cộm trong các khu chức năng

- Phân khu phát triển đô thị: Phân khu thành khu đô thị vệ tinh Xuân Mai, đô

thị sinh thái Quốc Oai, Chúc Sơn. Hiện nay ở các khu vực này tình trạng sử dụng đất khơng đúng mục đích, sử dụng đất phân tán, manh mún còn phổ biến, hạn chế đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng như khai thác triệt để tiềm năng đất đai. Cơ cấu các loại đất chưa phù hợp với định hướng phát triển của địa phương và tốc độ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đang diễn ra với tốc độ nhanh dẫn đến môi trường sinh thái bị ô nhiễm. Một số diện tích đất mặc dù đã được giao sử dụng nhưng do nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cịn bỏ khơng hoặc hiệu quả sử dụng không cao. Tiến độ triển khai của một số dự án xây dựng không đảm bảo theo kế hoạch đã đề ra.

- Phân khu phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ: tập trung chủ yếu trên địa bàn huyện Quốc Oai, huyện Thanh Oai. Quá trình sử dụng đất trong những năm qua đã tác động không nhỏ đến mơi trường nói chung và mơi trường đất nói riêng. Nước thải từ các khu, cụm công nghiệp làng nghề, khu dân cư chảy ra mương máng làm ô nhiễm môi trường nước, làm cho đất đai bị suy thoái. Nguyên nhân là do nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp không được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để đã xả trực tiếp ra kênh rạch. Bên cạnh đó, việc mở rộng, phát triển công nghiệp làm thu hẹp diện tích canh tác và phải đón nhận thêm lao động từ địa phương khác về làm việc. Trong sản xuất nông nghiệp người dân cịn lạm dụng hố chất bảo vệ thực vật và sử dụng phân hố học khơng hợp lý. Những điều trên đã tác động môi trường đất với các biểu hiện tích tụ các hóa chất độc, kim loại nặng, làm chua hóa, chai cứng đất do các chất thải, nước thải từ các khu công nghiệp, các khu dân cư. Ngồi ra, do đặc điểm địa hình nên vào mùa mưa thường xảy ra tình trạng ngập úng cục bộ, tạo điều kiện để nguồn nước bẩn xâm nhập, làm ô nhiễm môi trường đất. Quỹ đất nông nghiệp đang giảm nhanh để chuyển sang mục đích phi nơng nghiệp, diện tích đất nơng nghiệp cịn lại khả năng canh tác khơng cao.

- Phân khu phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và nông thôn mới: khu vực chưa quy hoạch chi tiết, cụ thể phân khu để phát triển trồng cây

ăn quả, cây công nghiệp lâu năm, cây lúa, cây hàng năm khác và các khu vực chuyên trồng màu, rau sạch. Dẫn đến sử dụng đất bị lãng phí, hiệu quả kinh tế chưa

cao. Thêm vào đó là việc sử dụng nhiều hóa chất trong việc sản xuất nơng nghiệp gây ơ nhiễm môi trường sinh thái.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng, biến động sử dụng đất và định hướng sử dụng đất đai phục vụ phát triển bền vững khu vực ngoại thành phía tây nam hà nội (Trang 87 - 91)