Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng, biến động sử dụng đất và định hướng sử dụng đất đai phục vụ phát triển bền vững khu vực ngoại thành phía tây nam hà nội (Trang 44 - 49)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.1. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI THỰC TRẠNG SỬ

2.1.1.2. Các nguồn tài nguyên

a) Tài nguyên đất

Theo liệu thống kê đất đai năm 2010 tổng diện tích tự nhiên của khu vực phía Tây nam Hà Nội (gồm 3 huyện Thanh Oai, Quốc Oai, Chương Mỹ) là 50327,10 ha. Trong đó:

- Đất phù sa khơng được bồi (trong đê) có diện tích: 12624,51 ha phần lớn loại đất này nằm trên địa hình bằng phẳng, được phân bố rộng khắp khu vực, được khai thác cải tạo lâu đời phù hợp cho thâm canh tăng vụ, với nhiều loại mơ hình canh tác cho hiệu quả kinh tế cao như mơ hình lúa – màu, lúa – cá và trồng các loại cây lâu năm như cam, vải, bưởi...

bãi ven sơng Đáy, có độ màu mỡ cao, thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ, thích hợp cho canh tác các loại rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả.

- Đất phù sa glây có diện tích: 11724,76 ha phân bố chủ yếu ở các khu vực địa hình trũng và canh tác ruộng nước, mực nước ngầm nông. Đây là loại đất chuyên để chuyển đổi sang dạng lúa - cá, lúa - cá - vịt, ni trồng thủy sản,...

Trên khu vực cịn có các loại đất đặc trưng của từng huyện. Cụ thể: Huyện Chương Mỹ có các nhóm:

- Đất đá bọt : Đất có độ dốc từ 5-100, độ cao tuyệt đối từ 10m – 50m, thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt nhẹ, thịt trung bình, tổng diện tích là 1234,14 ha.

- Đất xám Feralit điển hình, phân bố trên các khu vực có núi đá vơi. Thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt trung bình và thịt nhẹ, tổng diện tích là 1505,09 ha.

- Đất xám điển hình, phân bố tập trung chủ yếu quanh các khu vực có núi đá vơi. Thành phần cơ giới là đất thịt trung bình và đất thịt nhẹ, diện tích 3334,90 ha.

- Đất gley trung tính, phân bố rải rác trên địa bàn huyện, diện tích 99,82 ha. - Đất than bùn điển hình có ở xã Tân Tiến, diện tích 35,29 ha.

Huyện Quốc Oai có các loại đất:

- Đất lầy thụt có 248,75ha chiếm 1,69% diện tích tự nhiên, tập trung tại các xã Ngọc Mỹ, Cấn Hữu và Ngọc Liệp.

- Đất đỏ vàng trên đá phiến sét có 2.213,00ha chiếm 15,05% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở các xã Đông Xuân, Phú Cát, Phú Mãn, Đơng n, Hịa Thạch. Loại đất này có phản ứng chua (pHkcl= 4,15), hàm lượng mùn trung bình 1,94%, đạm tổng số khá 0,162%, ka li tổng số cao 1,2%, lân tổng số thấp 0,07%, thành phần cơ giới trung bình (tỷ lệ cấp hạt sét < 0,002mm là 32%). Loại đất này có độ phì thấp, thích hợp với cây chè và cây màu.

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ có 834,22ha chiếm 5,67% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở các xã Phú Cát, Phú Mãn, Đơng n, Cấn Hữu. Đất có thành phần cơ giới nặng, phản ứng chua (pHkcl= 4,5-4,6), hàm lượng mùn nghèo, đạm tổng số nghèo 0,073%, ka li tổng số cao 0,23%, lân tổng số khá 0,13%. Loại đất này có thể trồng chè và trồng màu.

- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước có 858,52ha chiếm 5,84% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở các xã đồi gị như Đơng Xn, Phú Cát, Phú Mãn, Đông Yên, Hịa Thạch.

Ngồi ra cịn các loại đất khác như đất khu dân cư, đất sông suối, núi đá với diện tích 2.594,40ha chiếm 17,65% diện tích tự nhiên,

sa của hệ thống sông Hồng, thông qua sông Đáy.

Nhìn chung, đất đai có độ phì cao, có thể phát triển nhiều loại cây trồng như cây lương thực, cây rau màu, cây lâu năm, cây ăn quả và có thể ứng dụng nhiều mơ hình đạt hiệu quả kinh tế cao.

b) Tài nguyên nước

Tài nguyên nước gồm 2 nguồn: nước mặt và nước ngầm

- Nguồn nước mặt

Chủ yếu cung cấp bởi các sơng qua các xã như sơng Tích, sơng Đáy, sơng Bùi, sông Nhuệ và hệ thống hồ, đầm, ao rất rộng lớn. Đây là nguồn nước về cơ bản đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt, trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản.

Huyện Chương Mỹ có ba hồ lớn là: hồ Đồng Sương rộng 260 ha, diện tích tưới 1050 ha, hồ Miễu rộng 75 ha, diện tích tưới của hồ là 250 ha, hồ Văn Sơn rộng 175 ha, diện tích tưới của hồ là 650 ha. Các hồ này vừa để chắn lũ rừng ngang từ các khu rừng của huyện Lương Sơn, tỉnh Hồ Bình chảy ra đồng thời cịn giữ lại lượng nước tưới cho 8 xã vùng đồi gò phân bố dọc theo quốc lộ 21A (đường Hồ Chí Minh) là Tân Tiến, Nam Phương Tiến, Hồng Văn Thụ, Hữu Văn, Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc. Ngồi 3 hồ lớn trên huyện cịn có các hồ chứa nước vừa và các đầm nhỏ nằm rải rác ở các xã Trần Phú, Tân Tiến, Thụy Hương, Phú Nghĩa, Ngọc Sơn và Phụng Châu. Tổng trữ lượng nước của các hồ này khoảng 17,3 triệu m3.

Huyện Thanh Oai có diện tích hồ, ao đầm rộng lớn (hơn 300 ha) đặc biệt là đầm Thanh Cao - Cao Viên.

- Nguồn nước ngầm

Tầng nước ngầm ở các địa phương của khu vực có độ sâu dao động trong khoảng từ 5 đến 60 m, nước ngầm sạch có ở độ sâu từ 15 – 55m qua các tầng cát trắng, cát vàng, sỏi cuội là có thể khai thác tốt nhất. Nước đảm bảo chất lượng và có thể khai thác lâu dài. Vùng đồng bằng có nguồn nước ngầm dồi dào và nơng (giếng đào có độ sâu 7-8m đã có nước khá), ở độ sâu 25-30m, nước có trữ lượng khá và chất lượng tốt. Vùng bán sơn địa nguồn nước ít hơn, giếng đào ở độ sâu 10m mới có nước, một số giếng có thể cạn trong mùa khơ.

Nước trong hồ, ao có dấu hiệu bị ơ nhiễm. Theo kết quả phân tích mẫu nước cho thấy hàm lượng sắt và mangan cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Vì vậy, để có thể sử dụng được nguồn nước trên phục vụ cho sinh hoạt cần phải được xử lý trước khi đưa vào sử dụng.

Như vậy, với hệ thống kênh mương và ao, hồ, đầm của khu vực sẽ rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp và phục vụ sinh hoạt của người dân. Nước sơng Tích, sơng Bùi dễ gây úng ngập ở một số vùng trũng trong mùa mưa và sông Đáy bị khô hạn trong mùa khô ở các vùng bãi ven sông do bồi lấp. Nước ngầm khan hiếm ở vùng đồi gị và bị khai thác khơng có kế hoạch tại vùng đồng bằng. Do đó cần quản lý chặt chẽ việc khai thác nguồn nước ngầm, đồng thời thường xuyên tu bổ, nạo vét sơng ngịi và đầu tư thích đáng cho cơng tác thủy lợi.

c) Tài nguyên rừng

Khu vực nghiên cứu có tài nguyên rừng chủ yếu tập trung ở huyện Quốc Oai, có 571,33ha đất rừng, chiếm 3,89% tổng diện tích tự nhiên, tập trung ở các xã Đông Xuân, Phú Mãn, Đông Yên, Hịa Thạch, trong đó rừng tự nhiên phịng hộ là 85ha, rừng trồng sản xuất là 486,33ha. Cây trồng lâm nghiệp gồm có bạch đàn, keo lá chàm, keo tai tượng... Ngồi ý nghĩa kinh tế cây lâm nghiệp được trồng trên đất đồi núi dốc có tác dụng phịng hộ, bảo vệ đất, tạo cảnh quan mơi trường, điều hồ khí hậu. Tuy nhiên tài nguyên rừng đang bị xuống cấp về chất lượng, phẩm cấp cây cũng như tỷ lệ cây rừng có giá trị kinh tế cao rất ít, hiện tại khơng có rừng giàu.

d) Tài ngun khống sản

Khu vực ngoại thành phía Tây Nam thành phố Hà Nội có một số tài ngun khống sản tập trung ở huyện Quốc Oai như đá xây dựng ở Phú Mãn, Hòa Thạch, đất sét ở Hịa Thạch, vàng gốc ở Phú Mãn, vàng sa khống ở các xã vùng đồi gò, đolomit ở Phượng Cách, Sài Sơn, đá vôi ở Sài Sơn, than bùn ở Phú Cát, Hòa Thạch, Đơng n, nước khống ở Phú Cát. Đây là nguồn tài nguyên quý cần được nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thêm. Trước mắt có thể lựa chọn khai thác một số tài nguyên khoáng sản như đá xây dựng, than bùn, nước khống, đá vơi, đất sét. Nhưng cần có kế hoạch, quy hoạch cụ thể, tránh hiện tuợng khai thác tự phát có thể làm giảm diện tích đất sản xuất nơng nghiệp và ảnh hưởng xấu đến mơi trường.

Huyện Chương Mỹ chủ yếu có nguồn đá núi để sản xuất vật liệu xây dựng, nung vôi để xây nhà, đá trải đường, đá Perit để xây nhà. Các tài nguyên này có ở khu vực Miếu Môn, Tân Tiến, Nam Phương Tiến (đá lát hoa để trang trí cho các cơng trình xây dựng, xuất khẩu), hàng năm sản xuất được 9.300 m2. Ngồi ra cịn có Cao lanh ở Xuân Mai; Than bùn ở Phụng Châu; Cát ở sông Đáy và sông Bùi; Vàng sa khoáng ở Xuân Mai,...

e) Tài nguyên nhân văn

Đây là vùng đất cổ, được khai phá từ thời xa xưa, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của đồng bằng sông Hồng.

Nơi đây có nhiều di tích lịch sử - tơn giáo, với hàng trăm di tích đình, chùa, đền, miếu, trong đó có nhiều di tích lịch sử đã được xếp hạng.

Các lễ hội truyền thống trong những năm gần đây được khôi phục và phát triển nhanh, mang đậm nét bản sắc dân tộc, làm phong phú thêm đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân.

Dân tộc Kinh là dân tộc chủ yếu chiếm hơn 90 %. Người Mường chỉ có một số hộ chiếm dưới 1% dân số tồn khu vực. Ngồi ra cịn có một số dân tộc khác ở nơi khác chuyển đến song số lượng không nghiều.

Tiềm năng con người là một trong những thế mạnh, với lực lượng lao động lớn có trình độ khoa học, kỹ thuật, có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm là điều kiện tiên quyết cho việc khai thác và sử dụng đất đai hợp lý trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội. Khu vực Tây Nam này cịn là cái nơi của nền văn minh lúa nước, nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp cổ truyền [đặc sắc nhất là làng làm nón lá ở Làng Chng (Phương Trung), điêu khắc ở Võ Lăng (Dân Hịa), Dư Dụ (Thanh Thùy).... Ngồi ra rải rác khắp huyện là nghề mây tre đan. Làng Chuông đã được cơng nhận là làng điển hình của văn hóa đồng bằng Bắc Bộ)], nhân dân tồn vùng đã trải qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh với thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm để dựng nước và giữ nước.

f) Tài nguyên cảnh quan, di tích lịch sử và du lịch

Khu vực nghiên cứu phía Tây Nam là nơi tập trung nhiều di tích lịch sử với mật độ cao. Nhiều khu vực với nhiều di tích lịch sử, với mật độ khoảng 18 di tích/100km2 (cả nước chỉ có 2,2 di tích/100km2). Các khu thắng cảnh chùa Trầm, chùa Trăm gian, một quần thể danh lam di tích lịch sử văn hố gần đường Quốc lộ 6. Ngoài ra cịn có dải núi rừng và hồ phía Tây đường 21A cũng có tiềm năng rất lớn về du lịch. Hiện nay đã xây dựng xong dự án bảo tồn tơn tạo và phát triển khu di tích núi Trầm, chùa Trăm gian. Hiện nay, trên địa bàn khu vực có hàng trăm di tích lịch sử văn hố, trong đó có nhiều di tích lịch sử đã được xếp hạng. Tuy nhiên hiện nay có nhiều cơng trình cần phải trùng tu hoặc sử chữa song khơng có kinh phí. Việc khai thác mới chỉ nằm trong phạm vi làng xã và mục đích về văn hố, tơn giáo mà chưa đạt hiệu quả kinh tế.

Nhiều di tích đã được xếp hạng với nhiều di tích gắn liền với sự phát triển của dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước, trong đó chủ yếu là đình chùa, đền thờ cổ, làng nghề truyền thống, đây là những tiềm năng to lớn có thể quy hoạch thành các trung tâm du lịch như: du lịch văn hoá làng nghề truyền thống, du lịch sinh thái…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng, biến động sử dụng đất và định hướng sử dụng đất đai phục vụ phát triển bền vững khu vực ngoại thành phía tây nam hà nội (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)