Đánh giá tổng hợp biến động sử dụng đất khu vực ngoại thành phía Tây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng, biến động sử dụng đất và định hướng sử dụng đất đai phục vụ phát triển bền vững khu vực ngoại thành phía tây nam hà nội (Trang 82 - 84)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.3. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT KHU VỰC

2.3.3. Đánh giá tổng hợp biến động sử dụng đất khu vực ngoại thành phía Tây

Nam thành phố Hà Nội theo khía cạnh phát triển bền vững

Từ kết quả biến động sử dụng đất đai khu vực ngoại thành phía Tây Nam thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2005 - 2013, đối chiếu với các tiêu chí phát triển kinh tế, mơi trường, xã hội bền vững có những nhận xét sau:

- Đánh giá xu thế biến động theo tiêu chí về phát triển kinh tế: Trong giai

đoạn 2005 - 2013, cơ cấu kinh tế của 3 huyện (Thanh Oai, Quốc Oai, Chương Mỹ) chuyển dịch nhanh theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, kéo theo nhu cầu đất cho các các mục đích phi nơng nghiệp của 3 huyện tăng liên tục. Đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng giảm dần nhằm giải quyết cho nhu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hoá thúc đẩy sản xuất cơng nghiệp và các mục đích khác làm tăng trưởng kinh tế phù hợp với tiềm năng đất đai. Tuy nhiên, việc sử dụng đất còn chưa hợp lý, hiệu quả chưa cao như: xác định nhu cầu sử dụng đất cho các dự án chưa tiết kiệm, hiệu quả sử dụng chưa cao (suất đầu tư thấp).

- Đánh giá xu thế biến động theo tiêu chí về bền vững mơi trường: Đồng thời

với việc phát triển công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật là sự tăng mức độ ô nhiễm mơi trường (tăng khai thác khống sản, xây dựng nhiều nhà máy sản xuất cơng nghiệp, diện tích rừng phịng hộ giảm,...). Các khu vực khai thác khoáng sản, các nhà máy công nghiệp nằm rải rác ở nhiều khu vực, không tập trung nên dẫn đến việc ô nhiễm môi trường đối với người dân và sản xuất nông nghiệp xảy ra trên diện rộng.

- Đánh giá xu thế biến động theo tiêu chí về bền vững xã hội: Đất ở đô thị và

nông thôn tăng lên phù hợp với quá trình gia tăng dân số tự nhiên.Trong q trình thu hồi đất, giải phóng mặt bằng thực hiện xây dựng các khu đơ thị, các khu, cụm cơng nghiệp, các cơng trình hạ tầng, công cộng trên địa bàn các huyện đã gây ra nhiều kiến nghị, khiếu nại liên quan đến quyền lợi của cộng đồng, người dân; một số di tích, văn hóa, làng nghề,.... mất đi, phải di chuyển, thu hẹp.

Chƣơng 3: ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI KHU VỰC NGOẠI THÀNH PHÍA TÂY NAM THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng, biến động sử dụng đất và định hướng sử dụng đất đai phục vụ phát triển bền vững khu vực ngoại thành phía tây nam hà nội (Trang 82 - 84)