Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng, biến động sử dụng đất và định hướng sử dụng đất đai phục vụ phát triển bền vững khu vực ngoại thành phía tây nam hà nội (Trang 53 - 59)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.1. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI THỰC TRẠNG SỬ

2.1.2.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

* Giao thông

a, Quốc lộ và Tỉnh lộ

- Quốc lộ 6: Toàn tuyến bắt đầu từ Hà Nội đến Lai Châu dài 500km và nằm trong địa giới của huyện Chương Mỹ là 17km bắt đầu từ thị trấn Chúc Sơn đến Cầu Ké. Bề rộng nền là 12m, bề rộng mặt đường 7m.

- Đường Hồ Chí Minh qua huyện Chương Mỹ dài 18km, bắt đầu từ Cố Thổ đến Cầu Cời. Bề rộng nền là 12m, bề rộng mặt đường 7m.

- Đường tỉnh lộ 429 đường qua huyện Chương Mỹ chỉ có 1km. - Đường tỉnh lộ 421 đường qua huyện Chương Mỹ chỉ có 0,9km.

- Đường tỉnh lộ 419 đường qua huyện Chương Mỹ 19km Bề rộng nền là 6,5m, bề rộng mặt đường 5m.

- Đại lộ Thăng Long: Đoạn thuộc địa phận huyện Quốc Oai dài 9,4km, chạy qua 4 xã Yên Sơn, thị trấn, Ngọc Mỹ, Ngọc Liệp.

- Đường Hồ Chí Minh: Đoạn thuộc địa phận huyện Quốc Oai dài 8,3km, chạy qua 2 xã Phú Mãn, Hịa Thạch và Đơng Xuân.

- Quốc lộ 21A: Đoạn thuộc địa phận huyện Quốc Oai dài 9,2km, chạy qua 4 xã Phú cát, Phú Mãn, Hịa thạch và Đơng n.

- Đường tỉnh 419 (đường 80 cũ): Đoạn thuộc địa phận huyện Quốc Oai dài 10,75km, chạy qua thị trấn và 3 xã Đồng Quang, Cộng Hòa, Tân Phú.

- Đường tỉnh 421B (đường 81 cũ): Đoạn thuộc địa phận huyện Quốc Oai dài 16km, chạy qua thị trấn và 7 xã Sài Sơn, Phượng Cách, Yên Sơn, Thạch Thán, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, Đông Yên.

- Đường tỉnh 421(đường 46 cũ): Đoạn thuộc địa phận huyện Quốc Oai dài 7km, chạy qua thị trấn và 3 xã Sài Sơn, Phượng Cách, Yên Sơn.

- Đường tỉnh 422(đường 79 cũ): Đoạn thuộc địa phận huyện Quốc Oai (xã Sài Sơn) dài 1,9km.

- Đường tỉnh 423(đường 72 cũ): Đoạn thuộc địa phận huyện Quốc Oai (xã Đồng Quang) dài 0,73km.

- Quốc lộ 21B nằm trong hệ thống tuyến đường bộ hành hành lang Cửa Đáy (Ninh Bình) đi Tây Bắc chạy qua địa bàn huyện là 16,5 km theo hướng Bắc - Nam, chạy qua các xã Bích Hịa, Bình Minh, thị trấn Kim Bài, Kim Thư, Phương Trung, Dân Hòa, Hồng Dương.

- Đường tỉnh lộ 427 đoạn qua huyện Thanh Oai có chiều dài 8 km, chạy theo

hướng Đông - Tây của huyện, từ ngã ba Bình Đà qua các xã Bình Minh, Tam Hưng, Thanh Thùy.

- Đường tỉnh 429 đoạn qua địa phận Thanh Oai có chiều dài khoảng 5 km từ

ngã tư Vác (xã Dân Hòa) chạy về hướng Tây nối vào tuyến đê tả sông Đáy đến ranh giới Thanh Oai - Ứng Hòa (xã Xuân Dương).

- Đường Trục phát triển kinh tế phía Nam: Đoạn qua Thanh Oai dài 16,3 km, mặt cắt ngang khoảng 40m, đang được triển khai xây dựng.

b, Đường huyện

- Đường trung tâm huyện Chương Mỹ với tổng chiều dài 2km - Đường nguyễn Văn Trỗi tổng chiều dài 12km.

- Đường đê Đáy tổng chiều dài 21km. - Đường chùa Trầm tổng chiều dài 3,5km.

- Đường Hạ Dục – Miếu Môn tổng chiều dài 8km.

- Đường Quốc Oai - Hòa Thạch: Chiều dài toàn tuyến là 10,8 km, chạy từ xã Thạch Thán đến quốc lộ 21A xã Hòa Thạch.

- Đường Trại Cá - Phú Cát: Chiều dài toàn tuyến là 12km, chạy qua các xã Ngọc Liệp, Liệp tuyết, Tuyết Nghĩa và Phú Cát.

- Đường Đại Thành - Tân Hịa: Chiều dài tồn tuyến là 5,2km, chạy từ đường tỉnh 419 đến xã Đại Thành.

- Đường Yên Sơn - Đồng Quang: Chiều dài toàn tuyến là 3,2km, chạy từ đường tỉnh 421 đến đường tỉnh 419 xã Đồng Quang.

- Đường Nghĩa Hương - Dương Cốc: Chiều dài toàn tuyến là 3,5km, chạy từ đường tỉnh 421 đến xã Đồng Quang.

- Đường đê 46 - Thổ Cái: Chiều dài toàn tuyến là 1,5km, chạy từ đường tỉnh 421 xã Phượng Cách đến ranh giới với huyện Hoài Đức.

- Đường Ngọc Liệp - Tuyết Nghĩa: Chiều dài toàn tuyến là 6km, chạy từ Đại lộ Thăng Long đến xã Tuyết Nghĩa.

- Đường Yên Sơn - Sài Sơn: Chiều dài toàn tuyến là 6,5km, chạy từ Năm Trại xã Yên Sơn đến thôn Phúc Đức xã Sài Sơn.

- Đường Phú Cát - Phú Mãn: Chiều dài toàn tuyến là 6,03km, chạy từ đường huyện 10 xã Phú Cát đến thôn Trán Voi xã Phú Mãn.

- Đường Phú Cát - Đông Yên: Chiều dài toàn tuyến là 6,69km, chạy từ đường huyện 02 xã Phú Cát đến đường tỉnh 421B xã Đông Yên.

- Đường ĐT1 - ĐT 419: Chạy từ đường tỉnh 419 đến ranh giới với huyện Chương Mỹ.

- Tuyến Bích Hịa - Cự Khê: có chiều dài 3,50 km xuất phát từ Quốc lộ 21B chạy theo hướng Đông Tây đến đê sơng Nhuệ qua 2 xã Bích Hịa, Cự Khê.

- Tuyến Tam Hưng - Mỹ Hưng: có chiều dài 4 km xuất phát từ đường tỉnh 427 đến đê sông Nhuệ.

- Tuyến thị trấn Kim Bài - Tam Hưng: có chiều dài 4 km xuất phát từ Quốc lộ 21B (thị trấn Kim Bài) đến đường tỉnh 427 (xã Tam Hưng).

- Tuyến thị trấn Kim Bài - Đỗ Động: tuyến này có chiều dài 1,50 km xuất phát từ Quốc lộ 21B (thị trấn Kim Bài) đến UBND xã Đỗ Động.

- Tuyến Bích Hịa - Cao Viên: có chiều dài 1,70 km xuất phát từ Quốc lộ 21B đến ngã tư Phù Lạc (xã nằm trên tuyến liên xã Thanh Cao - Cao Viên).

- Tuyến Hồng Dương - Liên Châu: có chiều dài 5,60 km, xuất phát từ Quốc lộ 21B (ngã tư Vác) đến UBND xã Liên Châu qua địa phận 2 xã Hồng Dương - Liên Châu đóng vai trị kết nối 2 xã Hồng Dương, Liên Châu (với gần 19.000 dân và 7 làng nghề) với Quốc lộ 21B và tuyến Tân Ước - Liên Châu.

- Tuyến Tân Ước - Liên Châu: có chiều dài 2,80 km xuất phát từ cuối thơn Tri Lễ (xã Tân Ước) đến UBND xã Liên Châu.

- Tuyến Dân Hòa - Thanh Văn (Vác - Thanh Văn): có chiều dài 8,80 km lớn nhất trong các tuyến đường huyện đi qua 4 xã phía Đơng Quốc lộ 21B là Dân Hịa, Tân Ước, Thanh Văn và Thanh Thùy.

- Tuyến Thanh Cao - Cao Viên: có chiều dài 3,80 km xuất phát từ đường trục xã Thanh Cao đến đê tả Đáy (chợ Bộ, xã Cao Viên). Tuyến Thanh Cao - Cao Viên tạo thành đường giao thông nối 2 trục phát triển của 2 xã Thanh Cao, Cao Viên.

Nhìn chung hệ thống đường giao thông với các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ nối liền có nhiều thuận lợi cho lưu thông, phát triển kinh tế. Hiện nay nhiều tuyến đang được nâng cấp, mở rộng sẽ tạo nhiều lợi thế để huyện phát triển và giao lưu kinh tế, văn hoá. Tuy nhiên các tuyến đường liên xã, liên thơn cịn nhỏ hẹp, vào mùa mưa khó đi lại.

c, Đường sơng và cầu cống

Đường sơng có khoảng 60 km. Tổng số cầu của khu vực ngoại thành phía Tây Nam thành phố Hà Nội hiện nay có trên 20 chiếc. Trong đó cầu có trọng tải trên 10 tấn trở lên có 18 cái. Tổng số cống trên 560 cái.

Nhìn chung, chất lượng cầu còn hạn chế, còn hẹp, chất lượng thấp. Hầu hết các tuyến đường đều thiết kế với xe có trọng tải nhỏ, phổ biến là mặt đường hẹp, chiều rộng phổ biến từ 3,5 – 4,2 m, không đảm bảo lưu thông, đặc biệt là xe có trọng tải lớn.

* Thủy lợi

a, Về tiêu

Huyện Chương Mỹ có 35 trạm bơm tiêu với 155 máy bơm các loại, công suất từ 1000-4000m3/h. Tổng công suất các trạm bơm là 375.300m3/h. Trong đó cơng ty khai thác cơng trình thuỷ lợi huyện quản lý 25 trạm với 129 máy. Tổng công suất là 349.700m3/h. Các hợp tác xã nông nghiệp quản lý 10 trạm với 26 máy với tổng công suất là 25.800m3/h.

Huyện Thanh Oai có 70% trạm bơm điện với 223 máy bơm các loại; trong đó cơng ty khai thác cơng trình thủy lợi La Khê quản lý 28 trạm; các hợp tác xã nông nghiệp quản lý 42 trạm. Hướng tiêu chủ yêu ra sông Nhuệ, sông Đáy và kênh Yên Cốc về trạm bơm Vân Đình.

Huyện Quốc Oai có 37km đê hữu Đáy, đê tả Tích, hữu Tích, hàng trăm km mương tưới tiêu, 68 trạm bơm và nhiều cơng trình thủy lợi khác. Tổng diện tích được chủ động tưới tiêu chủ động là trên 70% diện tích canh tác. Một số xã vùng bán sơn địa việc tiêu thốt nước cịn khó khăn do bị úng cục bộ, khó định vùng tiêu hoặc vùng tiêu chưa khép kín. Hầu hết diện tích đất trồng màu và cây lâu năm chưa được tưới.

b, Về tưới

Nguồn nước tưới của huyện Chương Mỹ bao gồm:

- Nguồn nước hồ: 3 hồ lớn, 4 hồ vừa tưới cho các xã trung du, trữ lượng 17,3 triệu m3.

- Tồn huyện có 51 trạm bơm tưới do xí nghiệp quản lý khai thác cơng trình thuỷ lợi với 98 máy bơm, tổng công suất 84.800m3/h. Diện tích tưới thiết kế 5970 ha. Thực tế tưới cho vụ xuân là 3150 ha.Vụ mùa tưới được 3121 ha.

- Trạm bơm tưới do xã, thị trấn quản lý có 59 trạm với 79 máy bơm, cơng suất 66.790m3/h. Diện tích tưới thiết kế 4695 ha. Vụ xuân tưới 3585 ha. Vụ mùa tưới 3405 ha.

- Nguồn nước Đồng Mô - Ngải Sơn tưới cho 330 ha.

Nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp ở Thanh Oai chủ yếu lấy từ sông Nhuệ, sông Đáy qua các trạm: trạm bơm La Khê (chiếm 60% diện tích), và các trạm bơm tưới khác.

c, Hệ thống kênh mương

Tổng chiều dài hệ thống kênh mương huyện Chương Mỹ là 195,4km. Trong đó: Kênh tưới cấp 1: 34,1km; Kênh tiêu cấp 1: 43,5km; Kênh tiêu cấp 2: 63,6km; Kênh tưới cấp 2: 54,2km.

Hệ thống kênh mương tại huyện Thanh Oai: Kênh tiêu cấp I dài 14,9 km; kênh tiêu cấp II dài 54,9 km; kênh tưới cấp 1 dài 22 km; cấp 2 dài 58,8 km. Kênh cấp 1,2 do công ty La Khê sông Nhuệ quản lý, hiện mới bê tơng hóa chưa được 10% tổng chiều dài kênh tưới. Kênh cấp 3, 4 do các hợp tác xã quản lý có tổng chiều dài trên 300 km; đã được kiên cố hóa khoảng 26% tổng chiều dài kênh.

Hệ thống trạm bơm, kênh mương do xây dựng đã quá lâu, lại thiếu vốn để nâng cấp máy móc, đường điện, nạo vét kênh mương nên đã xuống cấp, đặc biệt là hệ thống kênh mương nội đồng. Nhiều tuyến kênh mương nội đồng đã được cứng hố đảm bảo tăng cơng suất tưới tiêu và tiết kiệm đất dùng cho thuỷ lợi.

d, Đê điều

Huyện Chương Mỹ có 57,2km đê điều. Trong đó đê hữu Đáy 23km, hữu Bùi 13km, tả Bùi 14,7km, đê Tích dài 0,5km, đê đường 6 dài 6km. Hệ thống đê điều hàng năm được đầu tư tu bổ, song do vốn hạn chế nên chưa được gia cố vững chắc. Nhiều chỗ chân đê còn bị lấn chiếm làm lị gạch, các cơng trình phụ khác. Một số đoạn mặt đê bị xuống cấp nghiêm trọng vừa không đáp ứng được yêu cầu khi phân lũ, vừa không đáp ứng được nhu cầu giao thông đi lại của nhân dân. Nhiều cống qua đê đã được sử dụng mấy chục năm nay bị hư hỏng, ngắn hụt so với mặt đê cần phải được sửa chữa.

Hệ thống đê ở Thanh Oai gồm 2 loại là đê cấp 1 và đê nội đồng. Đê cấp 1 là Đê tả Đáy do trung ương quản lý chạy dọc phía tây huyện, xây dựng từ năm 1971. Mái đê, chân đê được tu bổ thường xuyên hàng năm nên ít xảy ra sự cố sụt lún vào các mùa mưa bão. Đê nội đồng sông Nhuệ gồm Đoạn 1, đoạn 2; đê 2 sông cụt Thạch Nham, Thanh Thùy và đê sơng Vân Đình. Nếu mức nước sơng Nhuệ trên báo động cấp III (+4,7 m) kéo dài nhiều đoạn đế sẽ bị sụt sạt nhiều đoạn ở những chỗ có phía đồng có nhiều thùng sâu, cần kiểm tra xử lý kịp thời.

* Năng lượng

Với đặc điểm là khu vực có tốc độ đơ thị hố nhanh, có nhiều cụm, điểm cơng nghiệp đang hình thành và phát triển nên phụ tải tiêu thụ điện không ngừng tăng lên.

Chương Mỹ có 100% các xã có điện, 99% hộ sử dụng điện. Về nguồn điện, hiện tại Chương Mỹ được cấp qua 4 trạm biến áp 110KVA là trạm Xn Mai, trạm Vân Đình, trạm Tía, trạm Ba La. Chương Mỹ hiện có 2 trạm điện trung gian: Trạm Xuân Mai có dung lượng 4.000KVA và Trường n có dung lượng 4.000KVA. Về lưới điện tồn bộ 32 xã, thị trấn đã có lưới điện phát triển.

Do có hướng ưu tiên phát triển lưới điện của Thành phố, nên hiện nay trên địa bàn huyện Quốc Oai đã có 100% số hộ đã được dùng điện từ lưới điện Quốc gia. Đây là một cố gắng rất lớn của địa phương. Song trong những năm tới cần cải tạo, nâng cấp lưới điện và các thiết bị điện để đảm bảo đủ điện cho sản xuất và tiêu dùng.

Nguồn cung cấp điện chủ yếu cho huyện Thanh Oai là 2 trạm 110 kV Hà Đông và trạm 110 kV Vân Đình. Lưới 35 kV: cấp cho các xã Tân Ước, Phương Trung, Cao Dương, Dân Hòa, Hồng Dương, Liên Châu thông qua 16 trạm 35/0,4 với tổng dung lượng 5570 kVA. Với tình trạng mạng điện tải khá nặng, sắp tới cần phát triển thêm các lộ trung thế mới nhằm đáp ứng nhu cầu phụ tải gia tăng khá nhanh. Lưới 10kV: trạm trung gian Bình Đà công suất 2500 + 3200 kVA, điện áp 35/10kV, mang tải khoảng 60% công suất định mức. Hiện tại tổn thất điện áp, điện năng phù hợp với các thông số kỹ thuật cho phép. Lưới 6kV: trạm trung gian Kim Bài công suất 1800 + 6300 kVA, điện cao áp 35/6,3kV, hiện tại mang tải khoảng 60% công suất định mức. Hiện tại Lưới 6kV đang trong tình trạng xuống cấp,… không đáp ứng nhu cầu gia tăng phụ tải của huyện trong tương lai, cần cải tạo nâng cấp trong thời gian tới. Lưới hạ thế 0,4 kV: còn nhiều bất cập, tổn thất điện năng lớn (cuối nguồn Cao Dương, Thanh Thùy, Cao Viên,… sụt xuống còn khoảng 100V, tổn thất 30%) khơng an tồn trong mùa mưa bão, công tác quản lý, tổ chức cấp bán điện ở các thơn xóm cịn nhiều bất cập.

* Bưu chính viễn thơng

Mạng thơng tin viễn thơng của huyện Chương Mỹ hiện nay có 4 tổng đài kỹ thuật số NEL ( Nhật Bản, Hàn Quốc…) với dung lượng lắp đặt từ 256 đến 2000/tổng đài. Tổng số máy trên mạng là 2600 máy, 100% máy tự động đường dài. Thiết bị truyền dẫn VIBA số và 2 tuyến cáp quang. Đã hình thánh dịch vụ phi phát điện thoại PAX 10 máy. Dịch vụ Internet đã hình thành và đang phát triển. Hiện đã có nhiều đơn vị nối mạng: Đại Học lâm Nghiệp; CP Group; Cao đẳng cộng đồng,… Mạng thơng tin bưu chính và phát hành báo chí được tổ chức trên cơ sở, các thị trấn, thị tứ và các cụm dân cư lớn. Hiện tại huyện có 20 trạm bưu điện. Mật độ điện thoại bình quân là 12 máy/100 dân. Mức độ tự động hoá là 100%, số xã có máy điện thoại là 100%. Bán kính phục vụ bình qn 1 bưu cục là 7 km. Nhìn chung, mạng lưới thơng tin bưu điện đã có bước phát triển mạnh, thiết bị hiện nay tương đối hiện đại, các vùng trọng điểm kinh tế, các cụm dân cư đều có bưu cục. Song ngành bưu điện còn

tồn tại lớn là thu cước điện thoại còn nhiều tồn đọng, các trung tâm bưu chính viễn thơng chưa được quy hoạch thống nhất trên cơ sở phát triển kinh tế xã hội của huyện cũng như trong vùng, giá cước bưu điện thu vẫn cịn q cao.

Mạng thơng tin bưu chính và phát hành báo chí của huyện Quốc Oai đã được tổ chức tốt đến các xã nên việc phát hành báo chí, thư tín, … được kịp thời khơng gây phiền hà, ách tắc, phục vụ tốt nhu cầu liên lạc trong sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Nhìn chung mạng lưới thơng tin bưu điện đã phát triển khá trở thành một trong những huyện phát triển nhanh về mật độ điện thoại, song cũng tập trung chủ yếu ở những xã, thơn có điều kiện kinh tế phát triển, cịn những xã, thơn kinh tế chủ yếu dựa vào kinh tế nơng nghiệp thì còn mỏng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng, biến động sử dụng đất và định hướng sử dụng đất đai phục vụ phát triển bền vững khu vực ngoại thành phía tây nam hà nội (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)