7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
3.5. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẢ THI
3.5.1. Giải pháp hồn thiện hệ thống chính sách
- Những chính sách nhằm tiết kiệm sử dụng đất:
+ Chính sách về tận dụng khơng gian trong quy hoạch xây dựng công nghiệp và đô thị trong các khu vực tập trung dân cư.
+ Chính sách phát triển các điểm dân cư nơng thơn theo hướng đơ thị hố tại chỗ. + Chính sách đầu tư đồng bộ giữa giao thơng và thuỷ lợi bố trí với việc kết hợp các tuyến dân cư để tiết kiệm đất.
- Chính sách sử dụng hợp lý các loại đất mang tính đặc thù:
+ Chính sách ưu tiên dành đất cho những nhu cầu đặc biệt có tính bắt buộc về an ninh, quốc phịng.
+ Chính sách khuyến khích tiết kiệm diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa bằng cách quy tập và quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa cho tới cấp xã.
- Chính sách ưu đãi:
+ Chính sách thuế theo hướng ưu tiên sản xuất nông nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng …
+ Tạo mọi điều kiện về thủ tục, về những điều kiện có thể đảm bảo nhằm thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
+ Xây dựng chính sách ưu tiên đầu tư và ưu đãi cho vùng khó khăn về cơ sở hạ tầng, về khoa học kỹ thuật, về cây, con giống, …để nâng cao đời sống nhân dân và làm cho nhân dân có trách nhiệm trong việc khai thác có hiệu quả và bảo vệ đất.
- Chính sách kích cầu: Miễn hoặc giảm tiền thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư những ngành sản xuất phục vụ nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và đầu tư vào những vùng nông thôn.
3.5.2. Giải pháp huy động vốn đầu tƣ
- Về nguồn vốn đầu tư: ngoài việc sử dụng nguồn tài chính từ ngân sách, các huyện cần huy động thêm các nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế và nội lực trong nhân dân để đầu tư xây dựng hạ tầng.
- Đối với nguồn vốn ngân sách từ nguồn thu của khu vực ngoại thành phía Tây Nam thành phố Hà Nội (gồm 3 huyện Quốc Oai, Thanh Oai, Chương Mỹ): Để tăng cường nguồn vốn đầu tư từ ngân sách của 3 huyện vấn đề quan trọng là phải tăng các nguồn thu trên địa bàn chủ yếu thông qua các khoản thu thuế và lệ phí, thực hiện thu đúng, thu đủ và gắn liền công tác thu với việc nuôi dưỡng nguồn thu. Một giải pháp cần được nghiên cứu triển khai để thực hiện tăng nguồn vốn đầu tư coi như nguồn vốn ngân sách là thực hiện cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất. Đây là một giải pháp có khả năng mang lại một lượng vốn đầu tư rất lớn mà khu vực ngoại thành phía Tây Nam Hà Nội có nhiều tiềm năng có thể khai thác và thực hiện trong tương lai. Việc đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện ở những khu trung tâm, với các khu đất giành cho kinh doanh dịch vụ, thương mại và khách sạn, nhà hàng.
- Đối với nguồn ngân sách từ trung ương và thành phố: bên cạnh việc tăng cường nguồn thu từ ngân sách tại địa phương, ngân sách đầu tư bổ sung từ thành phố cần được tăng cường ưu tiên và là nguồn thu quan trọng trong tổng ngân sách hàng năm của khu vực kiến nghị. Thành phố nên xây dựng một cơ chế để xác định cơ chế phân bổ vốn đầu tư. Cần xác định với tỉ lệ hỗ trợ cao, giảm các rào chắn về thuế và lệ phí tăng cường thu hút vốn. Đồng thời, cần thực hiện cơ chế “ đầu tư mới ” bằng nguồn vốn ngân sách để thu hút vốn đầu tư từ các nguồn khác nhau.
- Về thu hút các doanh nghiệp đầu tư: muốn thu hút đầu tư trước tiên phải đầu tư hạ tầng kỹ thuật và tạo quỹ đất để cho doanh nghiệp thuê có mặt bằng đầu tư sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
3.5.3. Giải pháp công nghệ
tư chiều sâu, đổi mới công nghệ trong các ngành công nghiệp. Ứng dụng cơng nghệ hố học, sinh học trong nông nghiệp cải tạo đất tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao.
3.5.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
- Xây dựng chính sách, đầu tư các trang thiết bị làm việc tốt nhằm thu hút những người có trình độ, năng lực tham gia cơng tác, quản lý trong lĩnh vực đất đai, quản lý đô thị.
- Xây dựng chương trình đào tạo lại, đào tạo nâng cao cho lực lượng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật hiện có, nhất là cán bộ làm công tác tài nguyên môi trường.
KẾT LUẬN
1. Về tiềm năng, lợi thế so sánh và hạn chế của khu vực ngoại thành phía Tây Nam thành phố Hà Nội: Là khu vực có diện tích tự nhiên lớn 50398,15 ha (gồm
3 huyện Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai), địa hình đa dạng (có cả đồng bằng, đồi núi), có nhiều khống sản (như đá xây dựng, than bùn, nước khống, đá vơi, đất sét...), mạng lưới sơng ngịi dày đặc, giao thơng thuận lợi, có nhiều cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, anh hùng dân tộc là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển một nền kinh tế đa dạng, đa ngành nghề (sản xuất vật liệu xây dựng, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, du lịch, nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản,….), được xác định là động lực phát triển kinh tế của khu vực và thực tế trong những năm qua tốc độ cơng nghiệp, đơ thị hố mạnh là tiềm năng, lợi thế để phát triển công nghiệp, đô thị cùng với sản xuất nơng nghiệp. Tình trạng ơ nhiễm đất, nguồn nước do nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý ơ nhiễm và ơ nhiễm khơng khí đối với các khu dân cư, khu trồng lúa, nuôi trồng thuỷ sản do hoạt động của các nhà máy, sản xuất nông nghiệp và làng nghề, hoạt động của các phương tiện giao thơng cùng với q trình cơng nghiệp, đơ thị hoá.
2. Về hiện trạng và biến động sử dụng đất trong giai đoạn 2005 - 2013: Hiện
tại quỹ đất nông nghiệp của khu vực là 30662,83 ha, chiếm 61% tổng diện tích tự nhiên. Đất phi nơng nghiệp của khu vực là 18262,52 ha, chiếm 36% diện tích tự nhiên. Diện tích đất chưa sử dụng là 1472,80 ha, chiếm 3% diện tích đất tự nhiên. Qua phân tích tình hình biến động sử dụng đất cho thấy giai đoạn 2005 - 2013 đất nông nghiệp giảm 1940,79 ha, đất phi nơng nghiệp tăng 2475,12 ha. Nhìn chung đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực phù hợp với xu thế biến động đất đai trong thời kỳ đổi mới và phát triển.
3. Về phân khu chức năng khu vực ngoại thành phía Tây Nam thành phố Hà Nội: Để định hướng sử dụng đất bền vững cho một vùng lãnh thổ, cần thiết phải tiến
hành phân khu chức năng. Khu vực ngoại thành phía Tây Nam thành phố Hà Nội được phân chia thành 3 phân khu chức năng để định hướng sử dụng đất phát triển bền vững:
Phân khu phát triển đô thị: khu đô thị vệ tinh của Thành phố Hà Nội, khu đô thị sinh thái, Phân khu phát triển Công nghiệp: khu công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao,
các cụm công nghiệp, Phân khu phát triển nông nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp - làng nghề và nông thôn mới.
4. Về định hướng sử dụng đất đai phục vụ phát triển bền vững: Trên cơ sở điều tra,
phân tích điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, biến động sử dụng đất của 3 huyện, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của 3 huyện và mục tiêu sử dụng đất hợp lý tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững, học viên đã dự báo biến động sử dụng đất của khu vực ngoại thành phía Tây Nam thành phố Hà Nội đến năm 2030: diện tích đất nơng nghiệp của khu vực ngoại thành phía Tây Nam Hà Nội (gồm 3 huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Thanh Oai) còn khoảng 23004,37 ha, trong đó diện tích đất lúa là 17636,50 ha. Diện tích đất phi nơng nghiệp là 27393,78 ha, trong đó đất ở là 7753,37 ha, đất chuyên dùng là 15261,94 ha.
KIẾN NGHỊ
1. Cần tiếp tục mở rộng hướng nghiên cứu định hướng sử dụng đất theo hướng
phát triển bền vững, cũng như hướng phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất cho các lãnh thổ cấp huyện hoặc cấp tỉnh khác trong lãnh thổ Việt Nam.
2. Các nhà quản lý của 3 huyện Quốc Oai, Thanh Oai, Chương Mỹ và thành
phố Hà Nội có thể sử dụng phương án định hướng khơng gian đến năm 2030 làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý trong việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1) Tôn Thất Chiểu, Lê Thái Bạt (1993), ”Sử dụng tốt tài nguyên đất để phát triển và bảo vệ mơi trường”, Tạp chí Khoa học đất Việt Nam, số 2, Hà Nội.
2) Tơn Thất Chiểu (1995), “Nhìn lại tài nguyên đất với quan điểm kinh tế sinh thái”, Tạp chí Kinh tế sinh thái, số 6, Hà Nội, tr. 53-58.
3) Nguyễn Đắc Hy (2003), Phát triển bền vững trong tầm nhìn của thời đại, Viện Sinh thái và Môi trường, Hà Nội.
4) Đặng Hùng Võ, Nguyễn Đức Khả (2007), Cơ sở địa chính, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
5) Luật Đất đai năm 2003. Các Nghị định của Chính phủ, Thơng tư của các Bộ, ngành và các văn bản của địa phương về hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường.
6) Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khố X về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thôn.
7) Trần An Phong (1995), Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, Đề tài KT 0209, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
8) Quyết định số 145/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội xây dựng vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.
9) Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới.
10) Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng thủ đơ Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
11) Quyết định số 2512/QĐ-UBND ngày 07/06/2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung thị trấn sinh thái Chúc Sơn đến năm 2030, tỷ lệ 1:5.000.
12) Quyết định số 2684/QĐ-UBND ngày 18/06/2012 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng huyện Thanh Oai, thành phô Hà Nội đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000.
13) Quyết định số 4464/QĐ-UBND ngày 27/08/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng huyện Thanh Oai , thành phố Hà Nội đến năm 2030, tỷ lệ 1:10.000.
Tiếng Anh
14) Agrell P.J., Antonie Stam, Günther W. Fischer (2004). Interactive multiobjective agro-ecological land use planning: The Bungoma region in Kenya. European Journal of Operational Research, Volume 158, Issue 1, 1 October 2004, Pages 194-217.
15) Barral M.P., Maceira Néstor Oscar (2012). Land-use planning based on ecosystem service assessment: A case study in the Southeast Pampas of Argentina. Agriculture, Ecosystems & Environment, Volume 154, 1 July 2012, Pages 34-43. 16) Chen L., Ingmar Messing, Shurong Zhang, Bojie Fu, Stig Ledin (2003). Land use
evaluation and scenario analysis towards sustainable planning on the Loess Plateau in China - case study in a small catchment. CATENA, Volume 54, Issues 1-2, 30 November 2003, Pages 303-316
17) Fitzsimons J., Craig J. Pearson, Christopher Lawson, Michael J. Hill (2012). Evaluation of land-use planning in greenbelts based on intrinsic characteristics and stakeholder values. Landscape and Urban Planning, Volume 106, Issue 1, 15 May 2012, Pages 23-34
18) Herrmann S., E Osinski (1999). Planning sustainable land use in rural areas at different spatial levels using GIS and modelling tools. Landscape and Urban Planning, Volume 46, Issues 1-3, 15 December 1999, Pages 93-101.
19) Kim Keun-Ho, Stephan Pauleit (2007). Landscape character, biodiversity and land use planning: The case of Kwangju City Region, South Korea. Land Use Policy, Volume 24, Issue 1, January 2007, Pages 264-274
20) Lier H.N. et al. (1994). Sustainable land use planning: Elsevier, Amsterdam, 1994, 360 pp. ISBN 0-444-81835-9
21) Pašakarnis G., David Morley, Vida Malienė (2012). Rural development and challenges establishing sustainable land use in Eastern European. Land Use Policy, Volume 30, Issue 1, Pages 703-710
22) Pearson L.J., Sarah Park, Benjamin Harman, Sonja Heyenga (2010). Sustainable land use scenario framework: Framework and outcomes from peri-urban South-
East Queensland, Australia. Landscape and Urban Planning, Volume 96, Issue 2, 30 May 2010, Pages 88-97
23) Rojas C., Joan Pino, Edilia Jaque (2012). Strategic Environmental Assessment in Latin America: A methodological proposal for urban planning in the Metropolitan Area of Concepción (Chile). Land Use Policy, Volume 30, Issue 1, Pages 519-527 24) Ryan S., James A Throgmorton (2003). Sustainable transportation and land
development on the periphery: a case study of Freiburg, Germany and Chula Vista, California. Transportation Research Part D: Transport and Environment, Volume 8, Issue 1, January 2003, Pages 37-52