Tổng quan vấn đề nông thôn mới ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp phục vụ xây dựng nông thôn mới tại xã tân thành, huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 32)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.2 Tổng quan vấn đề nông thôn mới ở Việt Nam

Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của BCH TW Đảng Khóa X về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn, ngày 04/06/2010,, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, với mục tiêu phấn đấu số xã đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2015 là 20% và đến năm 2020 là 50%.

Từ việc thực hiện chương trình nơng thôn mới, đến nay, kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nơng thơn được nâng cao. Chương trình đã góp phần phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nhiều vùng nông thôn, nổi bật là đầu tư phát triển giao thông nông thôn, thủy lợi, điện.

Hiện cả nước đã và đang triển khai xây dựng trên 5.000 cơng trình với khoảng 70.000 km đường giao thông nông thôn; nâng cấp hơn 3.000 cơng trình thủy lợi gồm bờ bao, cống, trạm bơm phục vụ tưới tiêu, trong đó nạo vét, tu sửa gần 7.000 km kênh mương; huy động khoảng 15.205 tỷ đồng vốn đầu tư cải tạo và xây dựng mới hệ thông điện nông thôn; nâng cấp hơn 1.000 cơng trình nước sạch tập trung, 500 bãi thu gom rác thải, 1200 cống rãnh thoát nước thải vệ sinh, 40% xã lập tổ thu gom rácthải; cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin internet tốc độ cao đã đến được hầu hết các điểm bưu điện văn hóa xã, khoảng 55% số xã có điểm truy cập internet công cộng; tổng số vốn đầu tư cải tạo, xây dựng chợ nông thôn đạt 2.783 tỷ đồng); trường học các cấp từng bước xây dựng theo chuẩn và xã hội hóa; hệ thống các trạm y tế được tăng cường cả về số lượng và bổ sung nhân viên y tế; cơ sở vật chất văn hóa được chú trọng xây dựng và nâng cấp. Qua đó, phát triển nơng thơn mới đã góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển kinh tế. Nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội hiện đại, mơi trường sinh thái được bảo vệ.

Tính đến q I/2014, đã có 93,7% số xã của cả nước đã hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thơn mới (trước khi có Quyết định 193/QĐ- TTg, toàn quốc mới chỉ đạt 23,4%) và hiện đã có 81% số xã phê duyệt xong đề án. Trong những năm qua, BNN&PTNT, các địa phương, doanh nghiệp và bà con nông dân đã đẩy mạnh ứng dụng thành tựu của khoa học kỹ thuật, xây dựng nhiều mơ hình theo hướng xanh - sạch - phát triển bền vững. Điển hình, đối với cây lúa đã áp dụng các mơ hình “ruộng lúa bờ hoa”, “1 phải 5 giảm”, “cánh đồng mẫu lớn áp dụng VietGAP”. Đối với cây ăn trái, áp dụng quy trình canh tác GAP và mơ hình sử dụng khí sinh học trong chăn nuôi. Đối với ngành nuôi trồng thủy sản, áp dụng kiểm sốt chất lượng từ ao ni đến bàn ăn.

Kết quả xây dựng NTM trên cả nước tính theo BTCQG về xây dựng NTM, tính đến hết năm 2014, đã có 785 xã đạt chuẩn NTM (chiếm 8,8%); 1.285 xã đạt từ 14 - 18 tiêu chí (14,5%); 2.836 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí (32,1%); 2.964 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí (33,6%); 945 xã đạt dưới 5 tiêu chí (11%).

Bảng 1.4. Kết quả thực hiện 19 tiêu chí NTM của cả nước tính đến 31/12/2014 (Đơn vị: %) TT Tiêu chí Cả nƣớc MN PB ĐB SH BTB DH NTB TN ĐNB ĐBS CL 1 Quy hoạch 97,36 99,08 100 100 77,99 99,83 99,55 97,70 2 Giao thông 23,33 10,75 38,55 20,33 27,09 21,50 35,23 21,02 3 Thủy lợi 44,71 34,27 38,24 30,81 40,87 44,00 79,32 81,60 4 Điện 75,49 54,50 97,49 79,25 81,98 72,33 81,36 70,58 5 Trƣờng học 30,66 22,29 46,78 36,55 24,06 23,33 34,32 20,54 6 Cơ sở vật chất VH 17,89 7,63 34,89 12,82 14,15 18,67 32,95 13,88 7 Chợ nông thôn 44,98 32,91 62,13 32,13 45,71 44,67 61,82 50,75 8 Bƣu điện 86,22 70,07 98,69 89,77 80,53 86,50 93,18 93,26 9 Nhà ở dân cƣ 50,48 22,33 86,33 50,05 52,12 33,67 67,05 42,51 10 Thu nhập 44,56 24,92 53,90 61,99 36,88 45,50 55,23 44,89 11 Hộ nghèo 36,66 26,59 39,81 21,21 31,80 32,17 74,77 61,54

12 Cơ cấu lao động 72,36 60,16 86,43 71,97 67,59 81,67 79,09 69,94 13 Hình thức TCSX 65,90 43,00 91,99 66,16 61,43 49,83 71,14 76,21 14 Giáo dục 62,13 39,84 81,14 62,25 57,19 54,00 69,32 78,11 15 Y tế 55,03 40,15 70,35 62,25 45,47 52.83 64,77 53,61 16 Văn hóa 56,49 32,91 68,36 53,22 56,59 48,00 75,68 82,55 17 Môi trƣờng 27,04 7,11 45,94 25,25 32,89 24,00 60,45 22,68 18 Hệ thống tổ chức CT vững mạnh 68,13 61,43 88,58 74,94 54,17 59,17 76,36 51,31 19 An ninh trật tự 91,25 87,10 95,60 93,69 93,71 86,00 96,14 88,26

Việc thực hiện các tiêu chí trên tất cả các xã áp dụng chương trình xây dựng NTM, bình qn đạt 10,51 tiêu chí/xã, tăng 5,59 tiêu chí so với năm 2011. Đặc biệt, đã có 9/11 xã điểm xây dựng NTM đạt 19 tiêu chí và 2 đơn vị cấp huyện là Xuân Lộc và Long Khánh của tỉnh Đồng Nai đã được công nhận đạt chuẩn NTM.

Tại vùng ĐBSH, tồn vùng có 1.955 xã thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM (chiếm 21% tổng số xã cả nước). Tính đến ngày 31/12/2014, bình quân các xã khu vực ĐBSH đạt 13,25 tiêu chí, tăng 6,78 tiêu chí so với năm 2011. ĐBSH là vùng có mức tăng tiêu chí cao nhất so với cả nước.

Vùng Trung du và miền núi phía Bắc tính đến ngày 31/12/2014, bình qn tồn vùng đạt 7,77 tiêu chí, tăng 3,93 tiêu chí so với năm 2011. Vùng này là vùng có mức đạt tiêu chí xây dựng NTM thấp nhất cả nước với thu nhập bình quân chỉ tăng 35%, tỷ lệ hộ nghèo giảm 7%. Trong đó, tổng vốn huy động cho nơng thơn tồn vùng là 92.172 tỷ đồng (vốn ngân sách 65%, vốn nhân dân đóng góp 3.8%, cịn lại là vốn tín dụng và vốn doanh nghiệp đóng góp).

(Đơn vị: %)

Biểu đồ 1.3. Bình qn tiêu chí đạt chuẩn NTM các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSH

(Đơn vị: %)

Biểu đồ 1.4. Bình qn tiêu chí đạt chuẩn nơng thơn mới các tỉnh miền núi phía Bắc

Nguồn. Báo cáo sơ kết thực hiện xây dựng NTM toàn quốc giai đoạn 2010-2014, 2014.

Nhờ triển khai nhiều mơ hình sản xuất nơng nghiệp xanh, sạch nên tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp, thủy sản sạch, truy xuất được nguồn gốc đã chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Tuy nhiên, trong khi triển khai và nhân rộng đã nảy sinh những bất cập. Cụ thể, từ các địa phương, doanh nghiệp, nơng dân đã u cầu cần phải có giải pháp khắc phục. Đặc biệt, như trên cây lúa, cây ăn trái thời gian qua một số mơ hình đạt chuẩn GAP nhưng khơng có đầu ra ổn định nên nơng dân quay lại làm theo cách sản xuất truyền thống.

Nguồn lực đầu tư cho chương trình ngày càng tăng, mặc dù ngân sách TW hỗ trợ cịn có hạn, nhưng các địa phương đã chủ động sử dụng nguồn lực từ ngân sách địa phương, lồng ghép từ các chương trình, dự án khác, từ các nguồn vốn tín dụng và thu hút, huy động mạnh mẽ sự tham gia của các doanh nghiệp và đóng góp tự nguyện của người dân. Công tác kiểm tra giám sát được tăng cường. Vai trị của hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố và nâng lên. Quyền và vai trò làm chủ của nhân dân được đề cao, vai trị lãnh đạo của Ðảng ở nơng thơn được tăng cường, an ninh trật tự ở nông thôn được giữ vững. Ðời sống của nông dân được cải thiện rõ rệt, an sinh xã hội ngày càng được đảm bảo; các điều kiện về giáo dục, y tế, văn hóa tiếp tục được cải thiện.

Theo báo cáo tổng hợp của BCĐ, đến nay có 185 xã đạt 19 tiêu chí; số tiêu chí đạt chuẩn bình quân cả nước tăng từ 4,7 tiêu chí/xã năm 2011 lên 8,47 tiêu chí/xã năm 2014; có 93,1% số xã hoàn thành quy hoạch chung; 81% số xã phê duyệt đề án xây dựng nơng thơn mới; có khoảng trên 9.000 mơ hình sản xuất có hiệu quả, tăng thu nhập cho nơng dân, bao gồm: mơ hình sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị có ứng dụng cơng nghệ cao, cánh đồng lớn, gắn sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân; thu nhập của dân cư nông thôn năm 2013 tăng hơn 1,8 lần so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo nông thôn đến hết 2013 là 12,6%, giảm bình quân 2% năm trong thời điểm kinh tế khó khăn.

Bên cạnh những kết quả rất quan trọng đã đạt được, thực hiện chương trình trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế: tiến độ triển khai nhìn chung cịn chậm so với mục tiêu, yêu cầu; nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân về những nội dung thiết yếu của chương trình chưa đầy đủ, việc quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền ở một số nơi chưa thường xuyên, sâu sát; một số cơ chế, chính sách, khơng phù hợp, chậm được bổ sung điều chỉnh, sửa đổi; công tác sơ kết, nhân rộng mơ hình chưa được thường xuyên, kịp thời; bộ máy giúp việc BCĐ ở một số địa phương còn chưa đủ mạnh; việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới và phương thức tổ chức mơ hình sản xuất trong nơng nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu; tốc độ tăng trưởng của nơng nghiệp đang có xu hướng chậm lại; sản xuất nơng nghiệp chậm phát triển theo hướng hiện đại, thiếu tính bền vững; quy mơ sản xuất nơng nghiệp cịn nhỏ lẻ, manh mún, chưa gắn được sản xuất với chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu; nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp chưa được coi trọng. Ðào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước tuy có giảm nhưng vẫn cao, thu nhập và mức sống của nơng dân cịn khó khăn; tình trạng ơ nhiễm mơi trường ở nông thôn chưa được giải quyết có hiệu quả, năng lực ứng phó với thiên tai còn nhiều hạn chế; chất lượng y tế, văn hóa, giáo dục ở nhiều nơi cịn thấp; hệ thống hạ tầng nông thôn, nhất là các vùng miền núi còn lạc hậu, chậm được cải thiện. Nguồn

lực TW và huy động nguồn lực xã hội cho chương trình cịn thấp nhiều so với yêu cầu thực tế.

1.2.3. Tình hình xây dựng nơng thơn mới tại tỉnh Lạng Sơn

Sau 04 năm triển khai, thực hiện xây dựng nông thôn mới (2011 - 2014), chương trình đã trở thành một phong trào rộng lớn, tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong cả hệ thống chính trị và tồn xã hội.

Công tác huy động sức dân tham gia xây dựng các cơng trình hạ tầng nơng thôn được quan tâm và đẩy mạnh, nhân dân đã nhận thức được vai trò trách nhiệm của mình trong xây dựng nơng thơn mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được cải thiện đáng kể, nhiều mơ hình phát triển sản xuất hiệu quả đã xuất hiện, có sự liên kết giữa nguời dân và doanh nghiệp. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn được nâng cao, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm, thu nhập bình qn của người nơng dân được nâng lên, an sinh xã hội được đảm bảo, quy chế dân chủ ở có sở được thực hiện..v.v… Theo BTCQG về nơng thơn mới, bình qn 01 xã đạt 4,8 tiêu chí, tăng 2,23 tiêu chí so với năm 2011. Cụ thể:

- Đạt 10 tiêu chí trở lên có 15/207 xã (chiếm 7,25%), tăng 14 xã so với năm 2011;

- Đạt từ 5 - 9 tiêu chí có 71/207 xã (chiếm 34,3%), tăng 49 xã so với năm 2011;

- Dưới 5 tiêu chí: cịn 121/207 xã (chiếm 58,45%), giảm 65 xã so với năm 2011 và khơng cịn xã nào là xã trắng về tiêu chí nơng thơn mới.

Để đạt được kết quả trên, cùng với việc thành lập BCĐ xây dựng nông thôn mới các cấp, UBND tỉnh đã xây dựng kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 27/10/2010 về “Triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020 tỉnh Lạng Sơn”. Cấp uỷ, chính quyền, BCĐ các cấp đã ban hành trên 800 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc để triển khai thực hiện chương trình. Tỉnh cũng đã phát động phong trào thi đua “Lạng Sơn cùng cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” đồng thời tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động

“Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nơng thơn mới”. Đến hết tháng 03/2014, tồn tỉnh đã hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch chung và đề án xây dựng nông thôn mới cho 207/207 xã, 11 huyện, thành phố và hoàn thành Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020.

- Những mặt đã đạt được:

+ Tổ chức bộ máy chỉ đạo, điều hành chương trình xây dựng nơng thơn mới đã được thành lập và thường xuyên được kiện tồn từ tỉnh đến xã, thơn. Đã hồn thành công tác lập quy hoạch chung, đề án nông thôn mới cấp tỉnh, huyện, xã. Các chương trình, dự án được quan tâm chỉ đạo lồng ghép thực hiện theo tiêu chí xây dựng nơng thơn mới, bình qn số tiêu chí/xã tăng 2,23 tiêu chí, bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

+ Chương trình đã trở thành một phòng trào rộng lớn, tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong cả hệ thống chính trị và tồn xã hội về xây dựng nông thôn mới. Công tác huy động sức dân tham gia xây dựng các cơng trình hạ tầng nơng thôn được quan tâm và đẩy mạnh, người dân đã nhận thức được vai trị trách nhiệm của mình trong xây dựng nơng thơn mới.

+ Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được cải thiện đáng kể, từng bước đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thơn; xuất hiện nhiều mơ hình phát triển sản xuất hiệu quả, có sự liên kết giữa người dân và doanh nghiệp; đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm, thu nhập bình qn của người nơng dân được nâng lên, an sinh xã hội được đảm bảo, quy chế dân chủ ở cơ sở được thực hiện.

- Hạn chế, yếu kém:

+ Cơng tác chỉ đạo, điều hành tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chưa đồng đều. Kế hoạch thực hiện của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện chưa rõ ràng, cụ thể. Một số Sở, ngành hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí cịn máy móc, thiếu chủ động, trông chờ, ỷ lại vào cấp trên. Chất lượng quy hoạch, đề án xây dựng nông thơn mới cịn hạn chế, khơng mang tính liên kết vùng, nhiều BCĐ xã không nắm rõ

nội dung quy hoạch, đề án của xã mình. Việc lựa chọn đầu tư các dự án thành phần còn nhiều lúng túng, chất lượng chưa cao. Sự phối kết hợp giữa các cơ quan chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể nhân dân chưa chặt chẽ, chưa phát huy hết khả năng tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới.

+ Nhận thức về chương trình xây dựng nơng thơn mới của một số cấp ủy, chính quyền và một bộ phận cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân cịn hạn chế, cịn coi đây là chương trình đầu tư. Một số địa phương vẫn cịn có tư tưởng trơng chờ, ỷ lại cấp trên. Một số địa phương chỉ mới quan tâm đến dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, chưa quan tâm chỉ đạo thực hiện các tiêu chí mang tính chất vận động như: xây dựng gia đình văn hóa, giảm hộ nghèo, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất… Kết cấu hạ tầng nông thôn tuy đã được đầu tư xây dựng đáng kể nhưng nguồn lực đầu tư còn thấp so với yêu cầu, làm hạn chế việc phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp phục vụ xây dựng nông thôn mới tại xã tân thành, huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)