Vấn đề nước thải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp phục vụ xây dựng nông thôn mới tại xã tân thành, huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 57 - 60)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4. Hiện trạng môi trường

2.4.2. Vấn đề nước thải

Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của nó. Đây chính là một trong các nguồn gây ơ nhiễm nguồn nước.

Nước thải từ các HGĐ chứa đựng các chất ơ nhiễm trong q trình sống của họ, có đặc điểm chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học (cacbonhydrat, protein, mỡ), chất dinh dưỡng đối với sinh vật (nito, photphat, vi khuẩn có mùi khó chịu như H2S, NH3...). Đặc trưng của chất thải sinh hoạt thường chứa nhiều tạp chất

khác nhau (chất hữu cơ, chất vô cơ, vi sinh vật). Các vi sinh vật (VSV) trong nước thải phần lớn là các VSV gây bệnh (tả, thương hàn...).

Nước thải sinh hoạt khi thải ra mơi trường dần chuyển sang tính axit vì phân hủy. Đặc điểm cơ bản của nước thải sinh hoạt là hàm lượng các chất hữu cơ không bền vững (chất dễ phân hủy sinh học) cao. Các chất hữu cơ ở đây thường có xuất xứ từ động, thực vật. Các chất hữu cơ trong nước thải có thể chia thành các hợp chất chứa nitơ và không chứa nitơ. Các hợp chất chứa nitơ chủ yếu như urê, protein, amin, axit amin; các hợp chất không chứa nitơ như mỡ, xà phịng, xenlulo, hydratcacbon. Vì vậy, việc xử lý nước thải thì cống thải là một yếu tố rất quan trọng. Việc sử dụng các loại cống thải đến nguồn tiếp nhận cũng là yếu tố có thể gây ơ nhiễm mơi trường nông thôn.

Bảng 2.4. Tỷ lệ các loại cống thải các HGĐ trong xã Tân Thành sử dụng

Loại cống thải Số HGĐ sử dụng Tỷ lệ (%)

Cống thải lộ thiên 204 46,84

Cống thải có nắp đậy 112 25,64

Khơng có cống thải 124 27,52

Tổng 440 100

22.6 47.7 24.5 0 0 10 20 30 40 50 60 Đổ rác riêng Đổ rác ở bãi rác chung

Đổ rác tuỳ nơi Được thu gom theo hợp đồng

dịch vụ Tỷ lệ %

Nguồn tiếp nhận

Biểu đồ 2.2. Các hình thức xử lý rác thải của các HGĐ

Nguồn. Số liệu tổng hợp tại xã Tân Thành, 2014.

Qua bảng, tỷ lệ các HGĐ có các loại cống thải và biểu đồ ta thấy, đa số các HGĐ đã dùng cống để xả nước thải, nhưng chủ yếu các HGĐ chỉ dùng các loại cống thải lộ thiên chiếm 46,84%, khơng có nắp đậy hoặc chỉ đậy bằng ngói, gạch, gỗ, lá khơ... Đây là loại cống thải được các HGĐ sử dụng nhiều nhất, vì họ cho rằng việc xả nước thải qua cống thải lộ thiên khi bị tắc sẽ dễ dàng khơi thông và ít tốn kém khi xây dựng. Loại này sẽ gây mùi khó chịu cho các khu dân cư, đặc biệt là vào mùa nóng với nhiệt độ cao. Bên cạnh đó cịn lại khá nhiều các HGĐ khơng có cống thải chiếm tới 27,52%, những HGĐ này sau khi sử dụng nước thừa, họ thải trực tiếp xuống ao nhà mình hoặc thải ra sơng, mương, ruộng... cạnh nhà.

Xã chưa có cống thải chung, chưa có nguồn tiếp nhận nước thải tập trung để xử lý nên nước thải sinh hoạt của người dân địa phương chủ yếu được thải ra các dịng sơng, kênh, mương để pha lỗng. Tuy nhiên, trên địa bàn xã chỉ có các dịng sơng nhỏ chảy qua nên khó có thể tránh khỏi ơ nhiễm trên các dịng sơng này. Qua quan sát thấy rằng, nhiều đoạn sơng, ao trong xã có màu đen, vàng, xanh của nước ao tù, hơn nữa người dân trong xã cịn phát triển ngành chăn ni lợn, gia súc, gia cầm nên làm cho nguồn nước dễ bị ô nhiễm bởi hàm lượng chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi sinh vật, điều này không chỉ ảnh hưởng đến cảnh quan chung của xã mà cịn ảnh hưởng đến thói quen cũng như sức khỏe của bà con nơng dân trong xã.

Tuy nhiên, để đánh giá tác động lâu dài của nước thải sinh hoạt cần dùng nhiều phương pháp khác nhau như sinh thái học (nội dung của phương pháp này là đánh giá tổng hợp chất lượng nguồn nước lâu dài của nước thải gây nên theo tất cả các tiêu chí vật lý, thủy sinh trong nước và bùn cặn trong đáy).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp phục vụ xây dựng nông thôn mới tại xã tân thành, huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)