Các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp phục vụ xây dựng nông thôn mới tại xã tân thành, huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 66)

Nguồn tiếp nhận Số HGĐ Tỷ lệ %

Ngấm xuống đất 261 59,37

Ao làng 51 11,59

Bể tự hoại 102 23,17

Nơi khác 26 5,87

Nguồn. Số liệu tổng hợp tại xã Tân Thành, 2014.

Dựa trên bảng các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh và biểu đồ ta thấy, xã hiện vẫn chưa có cống thải chung nên nước thải từ nhà vệ sinh được người dân thải tràn ra vườn rồi ngấm xuống đất với tỷ lệ 59,37% HGĐ; nhà nào có nhà vệ sinh tự hoại thì thải vào bể tự hoại, số đó chiếm 23,17%; một số HGĐ lại thải vào hầm biogas hoặc xây một hố chứa nước thải ngầm, dùng làm phân bón cho rau, cây trồng. Nước thải nhà vệ sinh ngấm xuống đất sẽ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm mà người dân ở đây chủ yếu là dùng nước giếng cho sinh hoạt ăn uống.

Biểu đồ 2.6. Các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh

Nguồn. Số liệu tổng hợp tại xã Tân Thành, 2014.

2.4.5. Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và mơi trường

Bảng 2.9. Tỷ lệ các loại phân bón được các HGĐ sử dụng

Loại phân bón Số HGĐ Tỷ lệ %

Không dùng 11 2.6

Phân hóa học 256 58.1

Phân vi sinh 0 0.0

Phân hữu cơ nguyên chất 54 12.3

Các loại phân ủ 119 27.1

Loại khác 0 0

Tổng 440 100

2.6 58.1 12.3 0 0 10 20 30 40 50 60 70

Khơng dùng Phân hố học Phân hữu cơ ngun chất

Phân vi sinh Tỷ lệ %

Loại phân bón

Biểu đồ 2.7. Tỷ lệ các HGĐ điều tra sử dụng các loại phân bón trên địa bàn xã

Nguồn. Số liệu tổng hợp tại xã Tân Thành, 2014.

Qua bảng tỷ lệ các loại phân bón được các HGĐ thường dùng và biểu đồ ta thấy, phân hóa học sử dụng thường xuyên nhất và chiếm tới 58,1% số HGĐ. Ngoài ra, họ có dùng thêm phân tươi hoặc phân đã ủ. Trên địa bàn xã, có tới 12,3% số HGĐ vẫn có thói quen sử dụng phân tươi bón cho cây trồng. Người dân địa phương cho rằng sử dụng phân tươi cây trồng sẽ dễ hấp thụ, cho năng suất cao, hơn nữa phân này sẵn có nên đỡ tốn kém; có 27,1% HGĐ thường dùng phân đã ủ, đây là những gia đình chăn ni gia súc với lượng lớn, trong đó một số hộ sử dụng phân để thu hồi nhiệt bằng hầm biogas và dùng nước phân làm nước tưới cho cây trồng; một số HGĐ còn lại đem phân ra ủ, đến mùa đưa ra bón lúa và hoa màu. Những số liệu trên chỉ mang tính tương đối vì người dân khơng chỉ dùng một loại phân mà họ kết hợp nhiều loại để đạt hiệu quả kinh tế.

Để tăng năng suất cây trồng và hoa màu, người nông dân thường sử dụng một lượng khá lớn thuốc bảo vệ thực vật, song các loại hóa chất này ít nhiều đều độc hại với người, các vật nuôi và môi trường sống. Mỗi khi đến mùa vụ, người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với lượng khá lớn nhưng họ lại có thói quen sau khi pha chế thuốc, họ vứt vỏ, bao bì, túi nilon, chai lọ thủy tinh, chai nhựa chứa thuốc bảo vệ thực vật ngay ở ruộng vườn, kênh rạch, mà đây là nguồn dẫn nước tưới cho

cây trồng cũng là nơi mà bà con nông dân thường rửa chân tay trước khi làm đồng về và là nguồn nước cho gia súc uống.

2.4.6. Sức khỏe và mơi trường

Qua q trình tìm hiểu được biết, trên địa bàn xã chưa xảy ra sự cố môi trường nên người dân ở đây chưa phải gánh chịu hậu quả về sự cố môi trường.

Nhưng xã thuộc khu vực vùng sâu nên nhận thức còn yếu kém, cuộc sống chưa ổn định cho nên người dân người dân chưa nắm bắt được tầm quan trọng của VSMT đối với sức khỏe của bản thân. Đồng thời, người dân địa phương chưa có thói quen đi khám bệnh định kỳ, họ chỉ đến các cơ sở y tế khi có bệnh cần sự giúp đỡ của y tế.

Ơ nhiễm mơi trường tại xã Tân Thành không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, một trong những tác động nguy hại nhất của các vấn đề về môi trường ô nhiễm là làm suy giảm chất lượng cuộc sống và sức khỏe.

Bảng 2.10. Các bệnh người dân mắc phải do ô nhiễm môi trường tại xã Tân Thành Thành TT Bệnh Số trƣờng hợp (tính trên 1.000 dân) Tỷ lệ % 1 Bệnh hô hấp 31 3,1 2 Bệnh tiêu hóa 35 3,5 3 Bệnh ngoài da 23 2,3 4 Bệnh về mắt 3 0,3 5 Bệnh về tai 4 0,4 Nguồn. Phòng y tế xã Tân Thành, 2014.

Theo số liệu thống kê của sở Y tế tỉnh Lạng Sơn, phòng y tế huyện Cao Lộc, năm 2014, số người bị mắc bệnh đường hô hấp (do ô nhiễm khơng khí gây ra) chiếm từ 3 - 4% tổng dân số toàn xã, 74,5% số người bị bệnh bụi phổi của xã là công nhân của các công trường xây dựng, mỏ khai thác đá vôi, là những người thường xuyên tiếp xúc với ô nhiễm bụi. Ngoài ra, các bệnh về tiêu hóa, hơ hấp,

bệnh ngoài da,các vấn đề về mắt - tai - mũi cũng thường xuyên xảy ra đối với người dân trong vùng, tuy nhiên, số lượng người mắc phải không đáng kể. Một số so sánh các bệnh có tỷ lệ người dân mắc phải cao nhất do ô nhiễm môi trường tại xã Tân Thành, được thể hiện qua bảng 2.10.

2.4.7. Trình độ nhận thức

Hầu hết các HGĐ đều nhận được thông tin về VSMT nhưng đây là nguồn thông tin không được cung cấp thường xuyên. Theo điều tra cho thấy, các HGĐ chỉ quan tâm đến vấn đề VSMT từ khi các dịch bệnh xảy ra như dịch cúm gà, bệnh dịch tả…Và đa số nguồn thông tin này người dân tiếp nhận qua đài, tivi, đài phát thanh của địa phương; ở xã chưa có các phong trào tuyên truyền cổ động về VSMT. Điều này cho thấy, xã vẫn chưa quan tâm nhiều đến các vấn đề mơi trường, dẫn đến tình trạng người dân có rất ít kiến thức về mơi trường nói chung và VSMT nói riêng.

Bảng 2.11. Ý kiến về việc cải thiện điều kiện môi trường

Ý kiến Số HGĐ Tỷ lệ (%)

Nhận thức 258 58,68

Thu gom chất thải 156 35,5

Quản lý của nhà nước 26 5,82

Ý kiến khác 0 0

Tổng 440 100

Nguồn. Số liệu tổng hợp tại xã Tân Thành, 2014.

Đối với các chính sách xã chỉ mới áp dụng phương pháp sản xuất VAC, chưa áp dụng phương pháp cho bà con giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhưng vẫn khống chế được sâu bệnh như phương pháp IPM (quản lý dịch hại tổng hợp). Có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc cần làm gì để cải thiện điều kiện VSMT thể hiện qua bảng 2.11 ở trên. Qua biểu đồ 2.8 ta thấy, nhận thức về VSMT của mỗi người là khác nhau, có người cho rằng nhà nước, các cấp, các ngành mới có thể cải thiện được mơi trường nhưng cũng có người nhận thức rằng ý thức giữ gìn VSMT mới là quan trọng và thiết thực, cũng có một số ý kiến cho rằng nên có các dịch vụ thu

gom chất thải để môi trường được sạch sẽ hơn. Đó là quan điểm của người dân nhưng để cải thiện được điều kiện mơi trường thì cần có sự phối kết hợp của nhân dân, các cấp chính quyền địa phương cũng như sự quan tâm quản lý của nhà nước.

Biểu đồ 2.8. Ý kiến về việc cải thiện điều kiện môi trường

Nguồn. Số liệu tổng hợp tại xã Tân Thành, 2014.

Bảng 2.12. Nhận thức của người dân về vấn đề môi trường

Nội dung phỏng vấn

Khơng Khơng biết

Số ngƣời % Số ngƣời % Số ngƣời %

Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

có gây ơ nhiễm mơi trường không? 1269 62,58 200 9,86 559 27,56

Nước thải từ sinh hoạt có phải là nguồn gây ô nhiễm môi trường hay không?

1505 74,21 209 10,31 314 15,48

Phế phụ phẩm nơng nghiệp có phải là nguồn gây ô nhiễm môi trường hay không?

1349 66,52 223 11,0 456 22,48

Dân cư sinh sống xung quanh khu vực bãi rác tập trung có thường hay mắc bệnh khơng?

1322 65,19 262 12,91 444 21,9

ở địa phương ơng (bà) có các dự án

đầu tư về môi trường không? 614 30,27 864 42,6 550 27,13

Qua phỏng vấn sự hiểu biết của người dân về các nguồn có thể gây ơ nhiễm mơi trường, đa số người dân trả lời đúng. Cụ thể, 62,58% trong số hộ được phỏng vấn trả lời có khi hỏi, với câu hỏi “Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có gây ơ nhiễm mơi trường hay khơng?”; cịn lại hầu như khơng biết hoặc trả lời sai, hay khi hỏi với câu hỏi “Phế phụ phẩm nơng nghiệp có phải là nguồn gây ô nhiễm môi trường nông thôn khơng?”, có tới 66,52% số hộ trả lời có. Qua đó ta thấy, đa số người dân đã nhận biết được nguồn nào là nguồn gây ô nhiễm tại địa phương, tuy dấu hiệu ô nhiễm môi trường ở địa phương chưa rõ rệt, hầu như chỉ mang tính chất khu vực nhỏ lẻ. Nhưng khi được phỏng vấn về các khái niệm môi trường, các luật, nghị định thì người dân chưa nắm được hoặc không quan tâm, nguyên nhân một phần là công tác truyền thơng mơi trường tại địa phương cịn nhiều yếu kém, người dân chưa được phổ biến kiến thức cần thiết. Gần như chưa có các hoạt động phổ biến kiến thức về mơi trường, bên cạnh đó một phần do cuộc sống của họ cịn nhiều khó khăn và trình độ dân trí cịn thấp. Chính vì vậy, cơng tác bảo vệ mơi trường tại địa phương gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được những điều kiện mà nhà nước đặt ra.

Qua điều tra thực tế ta thấy, nhận thức của người dân đối với các vấn đề về môi trường cịn nhiều hạn chế. Vì vậy, cần phải có những biện pháp thiết thực để có thể đưa các kiến thức cần thiết đến với người dân, để có thể giúp người dân quan tâm hơn nữa đến công tác bảo vệ mơi trường.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Nhìn chung, xã Tân Thành có vị trí địa lý khá thuận lợi, do có hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua nên đã tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và giao lưu bn bán trao đổi hàng hóa. Đất sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn xã trong thời gian qua đã được sử dụng hiệu quả, đem lại nhiều thành quả trong sản xuất; xã có nguồn lao động dồi dào là nguồn nhân lực lớn cho q trình thực hiện xây dựng nơng thơn mới.

Xã Tân Thành là xã có tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm chưa bền vững; kinh tế nông lâm nghiệp chưa hình thành vùng sản xuất hàng hóa, cơ cấu ngành dịch vụ thương mại, cơng nghiệp và xây dựng chiếm tỷ lệ quá thấp không cân đối trong cơ cấu kinh tế. Lực lượng lao động dồi dào nhưng chưa được đào tạo. Cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, khả năng huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thơn mới cịn gặp nhiều khó khăn. Người dân làm nơng nghiệp là chính, ít người có nghề phụ, cơng nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cũng chưa phát triển. Chính vì vậy, mơi trường nơng thơn nơi đây chưa chịu nhiều tác động xấu do quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, mơi trường đang đứng trước nguy cơ đang bị ô nhiễm do điều kiện vật chất và cơ sở hạ tầng yếu kém cộng thêm bà con nông dân sử dụng chưa hợp lý các loại hóa chất và phân bón trong nơng nghiệp.

CHƢƠNG 3. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP MÔI TRƢỜNG TẠI XÃ TÂN THÀNH, HUYỆN CAO

LỘC, TỈNH LẠNG SƠN

3.1. Kết quả xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2014

Sau gần 04 năm triển khai xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn trên địa bàn xã Tân Thành đã có nhiều chuyển biến tích cực; các cơng trình dân sinh được đầu tư xây dựng đồng bộ, đời sống nhân dân đang đổi thay từng ngày, tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội được đảm bảo.

Đối chiếu với BTCQG về xây dựng NTM, xã Tân Thành đã đạt được 07/19 tiêu chí. Cụ thể như sau:

3.1.1. Quy hoạch và thực trạng quy hoạch tại xã

Tiêu chí 1: Quy hoạch và việc thực hiện quy hoạch

Xã đã lên dự án quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển nơng nghiệp hàng hóa, cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp, dịch vụ, đã được huyện phê duyệt, và bước đầu đạt được chỉ tiêu so với BTCQG về xây dựng NTM.

Việc quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội, môi trường được triển khai thực hiện. Tuy nhiên, để so với tiêu chí xây dựng NTM, cần phải rà sốt bổ sung phát triển kinh tế đến năm 2020. Tuy nhiên, xã chưa quy hoạch phát triển các khu dân cư mới. Nhưng xã đã đưa vào thực hiện quy hoạch các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn bản sắc dân tộc.

Hiện nay, xã đã có quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công , quy hoạch mạng lưới điểm dân cư nông thôn đã được huyện phê duyệt. Các quy hoạch mạng lưới đã có và đang được triển khai thực hiện. Tuy nhiên, so với các tiêu chí cần xây dựng NTM, cần phải quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2020, việc thực hiện quy hoạch sẽ còn kéo dài tới năm 2020. Quy hoạch mới hệ thống thủy lợi, đường giao thông nông thôn nội đồng, quy hoạch các khu dân dân cư.

Như vậy, dựa vào thực trạng để so sánh với các tiêu chí về quy hoạch trong BTCQG về xây dựng nơng thơn tại phụ biểu 03 thì tiêu chí 1 về quy hoạch tại xã chưa đạt.

3.1.2. Hạ tầng kinh tế - xã hội

a. Tiêu chí 2: Giao thơng

Bảng 3.1. Hệ thống giao thông của xã Tân Thành

STT Loại đƣờng Chiều dài đƣờng (km) Bề rộng (m) Mức độ đạt của tiêu chí

1 Đường quốc lộ 1A cũ 2,5 7,5 Bề rộng mặt đường còn nhỏ, một số đoạn đã xuống cấp.

2 Đường tỉnh lộ 239 1 5 Bề mặt đường đã xuống cấp, cần nâng cấp cải tạo.

3 Đường liên xã 7,2 2,5 – 3 Hiện đã xuống cấp, cần phải nâng cấp

4 Đường liên thôn 10,51 2 - 2,5

Có 0,37 km đạt chuẩn, 10,14 km được bê tơng hóa, nhưng đã xuống cấp cần phải cải tạo

5 Đường liên xóm 13,39 1,5 – 2 Có 1,21 km đạt chuẩn, còn lại 12.18km đã xuống cấp cần phải cải tạo 6 Trục chính nội đồng 16,52 1,5 Có 0,485 km đạt chuẩn, còn 16,035 km được rải đá cấp phối và đường đất.

Nguồn. Số liệu điều tra tại ban xây dựng NTM xã Tân Thành, 2014.

Trong những năm qua, xã Tân Thành đã tập trung khai thác các nguồn lực với phương châm nhà nước và người dân cùng làm, nên hệ thống giao thông nông

thôn hầu như đã được hoàn thiện. Tuy nhiên, so với các chỉ tiêu về tiêu chí xây dựng NTM, cần phải tiếp tục nâng cấp và tu sửa.

Qua bảng 3.1 ta thấy, hệ thống giao thơng tại xã khá hồn thiện với đầy đủ các tuyến đường, thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu của người dân trong vùng. Tuy nhiên, một số trục đường như đường liên xã, liên thôn, do thời gian xây dựng đã khá lâu nên một số đoạn đường đã xuống cấp cần phải nâng cấp, tu sửa sớm. Ví dụ như các trục đường nội đồng trên địa bàn xã cũng vậy, nhiều đoạn bị lún sụt, hay những đoạn đường đất trơn lầy gây rất nhiều khó khăn trong việc đi lại của người dân, đặc biệt là trong những ngày mùa. Vì vậy, cần phải lên kế hoạch và sớm xây dựng, nâng cấp những đoạn đường trong xã.

So sánh tình hình thực tế thực hiện tại địa phương với yêu cầu BTCQG về xây dựng NTM, tiêu chí về giao thơng chưa đạt. Cụ thể về yêu cầu tiêu chí giao thông như sau:

- Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tơng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT: 100%. Xã Tân Thành đạt 80%, nên chưa đạt;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp phục vụ xây dựng nông thôn mới tại xã tân thành, huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 66)