Hiện trạng sử dụng đất tại xã Tân Thành, huyện Cao Lộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp phục vụ xây dựng nông thôn mới tại xã tân thành, huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 49 - 56)

STT Chỉ tiêu ĐVT Tỷ lệ

Diện tích tự nhiên, trong đó: Ha %

I Diện tích đất nơng nghiệp 3.538,46 82,02

1 Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp 540,23 78,19

1.1 Đất trồng cây hàng năm 42,76

1.1.1 Lúa (nước) 210,32 35,42

1.2 Đất trồng cây lâu năm 35,33

1.2.1 Đất trồng màu 329,91

2 Đất nuôi trồng thủy sản 4,01 3,83

3 Đất lâm nghiệp 2.994,22

II Đất phi nông nghiệp 221,22 15,34

1 Đất ở 35,93 11,23

2 Đất chuyên dùng 130,92 2,01

3 Đất tôn giáo 0,03 0,03

4 Đất nghĩa trang 0,28 0,89

5 Đất sông suối và đất mặt nước 54,06 1,38

6 Đất phi nông nghiệp khác 0,2

III Đất chƣa sử dụng 185,67 2,64

Nguồn. Phòng TNMT huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, 2014.

2.2.5. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên rừng

Trên địa bàn xã có 2.994,22 ha đất lâm nghiệp, trong đó đất có rừng là 2.326,51 ha, chủ yếu là rừng trồng sản xuất và một số ít diện tích rừng đầu nguồn, tập trung ở phía Bắc và phía Nam hầu hết các thôn của xã. Độ che phủ rừng của xã đạt 77,7%. Đây là nguồn tài nguyên chủ yếu nhất góp phần phát triển kinh tế, bảo vệ mơi trường sinh thái, giữ nước đầu nguồn, hạn chế xói mịn đất, lũ lụt.

Xã Tân Thành có trữ lượng rừng tương đối lớn, thực vật, động vật đa dạng, nhiều cây dược liệu quý và cây ăn quả đặc sản nổi tiếng, tuy nhiên nguồn tài nguyên nhiều cây dược liệu quý và cây ăn quả đặc sản nổi tiếng, tuy nhiên nguồn tài nguyên

rừng đã bị suy giảm nhiều. Năm 2005, tỷ lệ che phủ rừng của xã Tân Thành chỉ đạt 50%. Trong 10 năm qua, nhân dân huyện Cao Lộc nói riêng và xã Tân Thành nói riêng đã nỗ lực trồng thêm rừng, vườn ươm làm tăng giá trị kinh tế của rừng và góp phần bảo vệ mơi sinh và cải thiện mơi trường. Năm 2014, tỷ lệ che phủ là 77,7%, trong đó rừng trồng và vườn ươm là 163,20 ha, chiếm trên 70% tổng diện tích rừng của xã.

b. Tài nguyên khoáng sản.

Theo số liệu điều tra địa chất cho thấy, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lạng sơn nói chung khơng nhiều, trữ lượng các mỏ nhỏ, khá phong phú, đa dạng chủng loại. Tuy nhiên, trữ lượng tài nguyên khoáng sản tập trung tại xã Tân Thành, huyện Cao Lộc không đáng kể và hầu như khơng có hoạt động khai thác khoáng sản tại đây.

c. Tài nguyên nước

- Nước mặt:

Xã Tân Thành là khu vực có mật độ sơng suối tương đối dày, là 01 trong 04 xã thuộc huyện Cao Lộc có sơng Kỳ Cùng chảy qua. Lượng nước sơng suối khá lớn vào mùa mưa, nhưng vào mùa khô lượng nước giảm mạnh không đủ cho nhu cầu dân sinh, mặt khác, chênh lệch dòng chảy trong năm nhiều, hệ số biến đổi dòng chảy năm trên khu vực là 0,35 - 0,36, đây là điểm bất lợi trong việc lập các phương án sử dụng nguồn nước. Theo đánh giá, nguồn nước ở xã Tân Thành thuộc vùng nghèo trong cả tỉnh.

Trên địa bàn xã, có hệ thống sơng suối chảy qua địa bàn xã bắt nguồn từ đỉnh dốc Sài Hồ chạy theo hướng từ Tây Nam xuống Đông Bắc, dọc theo quốc lộ 1A cũ đổ về sông Kỳ Cùng qua thơn Nà Múc. Đây là hệ thống tiêu thốt nước chủ yếu của xã trong mùa mưa, lưu lượng nước và tốc độ dòng chảy của suối khá lớn do hệ thống các suối từ núi cao xung quanh đổ về và đây cũng là con suối có lưu lượng nước chủ yếu phục vụ sản xuất và có thể gây lũ lụt vào mùa mưa. Ngồi ra, cịn có các con suối khác là: Suối Pác Vé, suối Bản Cắm, suối Cáp và hệ thống các khe

suối nhỏ khác chảy từ các núi xung quanh xuống. Đây là hệ thống cung cấp nguồn nước sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân trong xã.

- Nước ngầm:

Theo đánh giá của Cục quản lý địa chất và Cục quản lý nước và cơng trình thủy lợi - BNN&PTNT, trữ lượng và tiềm năng nước ngầm của tỉnh Lạng Sơn nói chung và của xã Tân Thành, huyện Cao Lộc nói riêng là không lớn và khả năng khai thác rất hạn chế vì địa hình hiểm trở, phân bố dân cư khơng tập trung, cơ sở hạ tầng nơng thơn cịn hạn chế và điều kiện kinh tế của người dân trong vùng cịn khó khăn nên việc đầu tư xây dựng các cơng trình khai thác nước ngầm cịn gặp nhiều trở ngại.

d. Tài nguyên nhân văn

Xã Tân Thành, huyện Cao Lộc thuộc tỉnh Lạng Sơn, có đa số diện tích đất là vùng đất cổ, thuộc vùng núi biên giới phía Bắc của Tổ quốc, có lịch sử phát triển gắn với nền văn hóa dân tộc của đất nước. Dân số bao gồm nhiều dân tộc: Nùng, Tày, Kinh, Dao…, trong đó dân tộc Tày, Nùng chiếm tỷ lệ lớn hơn cả. Lạng Sơn nổi tiếng với các điệu sli, lượn…, là nguồn tài nguyên nhân văn làm đa dạng phong phú thêm cho văn hóa của xã Tân Thành.

2.3. Điều kiện kinh tế xã hội

2.3.1. Dân cư

Tổng số hộ: 2.028 hộ với 7.834 khẩu, bình quân 3,9 khẩu/hộ. + Hộ nông nghiệp: 1.968 hộ với 7.292 khẩu;

+ Hộ phi nông nghiệp: 60 hộ với 542 khẩu.

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 0,49%/năm; tăng cơ học 0,04%.

- Tổ chức dân cư: dân cư được phân bổ thành 10 thôn, hiện trạng dân cư đã được quy hoạch và bố trí tập trung thành cụm. Phân chia thành 10 thơn, bình qn 203 hộ/thơn, thơn nhiều nhất là 250 hộ (thơn Tình Hồ), thơn nhỏ nhất 161 hộ (thơn Tằm Danh), bình qn diện tích đất ở dân cư 228 m²/hộ.

2.3.2. Nguồn nhân lực

- Lao động nông nghiệp: 3.141 người, chiếm 58,05%; - Lao động phi nông nghiệp: 2.270 người, chiếm 41,95%.

Về chất lượng và phân bổ lao động: lao động được đào tạo nghề và tập huấn kỹ thuật 1.950 người, chiếm 65% lao động trực tiếp.

2.3.3. Thực trạng KT-XH

- Các chỉ tiêu kinh tế chung:

+ Tốc độ phát triển kinh tế thời kỳ 2005 - 2010 là 13,5%. Cơ cấu các thành phần kinh tế như sau: nông nghiệp: 61,17%; công nghiệp - xây dựng: 15,81%; dịch vụ - thương mại: 23,02%.

+ Thu nhập và đời sống: thu nhập bình quân đầu người/năm là 13,5 triệu đồng/năm. Từ số liệu tổng hợp hàng năm của xã, phân tầng xã hội theo tiêu chí mới (400.000 đồng/người), năm 2014 là: 601 hộ, chiếm 29,6% số hộ.

Nông nghiệp vẫn chiếm phần quan trọng trong đời sống kinh tế của xã nhà, mức thu nhập bình qn khơng quá thấp, nhưng tỷ lệ hộ nghèo cịn cao. Sản xuất nơng nghiệp xã Tân Thành chủ yếu là lúa, chiếm 96,4% trong tổng thu nhập từ trồng trọt của xã. Diện tích lúa 482,24 ha, chiếm 86,7%, năng suất bình qn 44,7 tạ/ha. Ngơ có diện tích 87 ha, chủ yếu trồng vụ 3 trên đất 2 lúa, năng suất đạt 28 tạ/ha.

- Chăn nuôi: là xã vùng đồng bằng miền núi, sản xuất lúa là chính, khơng có đồng cỏ, chăn ni đại gia súc phát triển không thuận lợi như các xã khác. Khơng có điều kiện về thức ăn tự nhiên, bị chỉ ni để phục vụ sức kéo trong khâu làm đất, nên đàn bò phát triển khơng mạnh, bình qn 0,8 con/hộ. Đàn lợn phát triển tương đối khá, số lượng có giảm so với năm 2005 gần 1800 con - nguyên nhân do dịch bệnh làm giảm số lượng - bình quân hơn 4 con/hộ. Đàn gia cầm chủ yếu phát triển vịt nuôi thời vụ, năm 2010, tồn xã ni được 96.000 con, bình quân 47 con/hộ, riêng đàn vịt có 66.000 con, bình qn 32,5 con/hộ.

- Nuôi trồng thủy sản: nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ, chưa trở thành hàng

thâm canh. Tồn xã diện tích ni cá hàng năm 25 ha (cả chuyên canh và xen lúa), năng suất 1 tạ/ha, sản lượng 2,5 tấn/năm.

- Tình hình phát triển thủ cơng nghiệp - xây dựng:

+ Thủ công nghiệp: tiểu thủ công nghiệp đang từng bước phát triển, năm 2010, tồn xã có 12 cơ sở sản xuất mộc dân dụng, 12 cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, 5 cơ sở chế biến gỗ, 7 cơ sở cơ khí nhỏ và 5 cơ sở thủ cơng nghiệp khác. Tuy quy mô chưa lớn, nhưng đem lại nguồn thu nhập quan trọng cho nhân dân.

+ Xây dựng: xây dựng là nghề phụ nhưng thu hút được nhiều lao động nông

nhàn và tăng thêm nguồn thu nhập của nhân dân trong xã, thu nhập bình quân 2,5 - 3 triệu đồng/người/ tháng.

+ Dịch vụ thương mại: xã Tân Thành có địa điểm khá thuận lợi cho phát triển thương mại, dịch vụ, là trung tâm giao lưu, trao đổi hàng hóa nơng sản và hàng tiêu dùng cho các xã lân cận. Tân Thành có chợ lớn của xã, diện tích rộng thống mát, chợ họp hàng ngày, nơng sản hàng hóa được nhân dân trong và ngoài xã đến trao đổi mua bán tấp nập, là nguồn thu quan trọng cho ngân sách xã và tăng thu nhập cho người dân địa phương.

2.3.4. Thực trạng cơ sở hạ tầng

- Trụ sở xã: trụ sở xã hiện đang làm việc trên khuôn viên 3.659 m².

- Trụ sở hợp tác xã: có 2 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, hiện nay đang tu

sửa.

- Cơ sở vật chất phục vụ giáo dục, đào tạo:

+ Trường trung học phổ thơng: trên địa bàn xã có trường trung học phổ thơng Tân Thành với diện tích khn viên là 17.621 m²;

+ Trường trung học cơ sở: diện tích khn viên 3.780 m²;

+ Trường tiểu học: diện tích khn viên 5.400 m², có 17 phịng học tổng diện tích 1.224 m². Trường được xây dựng có đầy đủ các phịng: hiệu bộ, đồn đội, âm nhạc, thư viện. Trường được công nhận chuẩn quốc gia năm 2005;

+ Trường mầm non: tồn xã có 6 trường mầm non tập trung, tổng diện tích khn viên 5.357 m². Có 1 nhà 2 tầng mới được xây xong và đưa vào sử dụng năm 2010. Có đầy đủ trang thiết bị dạy học cũng như khn viên giải trí cho các cháu. Tỷ lệ giỏi các cấp 15,3%, tỷ lệ học sinh khá các cấp 43,7%, tỷ lệ giáo viên dạy giỏi các cấp 4,7%. Về chất lượng dạy và học của xã Tân Thành là rất tốt.

- Cơ sở văn hóa, thể dục thể thao:

+ Nhà văn hóa trung tâm: mới được xây dựng, vị trí tại trụ sở hợp tác xã Nông nghiệp hiện tại. Diện tích xây dựng 320 m².

+ Nhà văn hóa thơn: có 10 thơn, mỗi thơn đều có nhà văn hóa phục vụ sinh hoạt, hội họp. Về kết quả hoạt động văn hóa: có 69% số xóm đạt danh hiệu làng văn hóa, có 76% số gia đình đạt gia đình văn hóa.

- Cơng trình văn hóa, tâm linh, tơn giáo:

+ Xã Tân Thành có các miếu, đền nằm rải rác, một số được tỉnh đầu tư tơn tạo.

+ Có điểm bưu điện trung tâm được xây dựng tại khu vực trung tâm xã. + Hệ thống internet: có hơn 14 điểm internet, trong đó có 1 điểm tại trung tâm, hơn 13 điểm tại các xóm, đạt khoảng 90%.

- Giao thơng: giao thơng của xã Tân Thành có tỷ lệ cứng hóa cao, thuận tiện

đi lại sinh hoạt của nhân dân song đường còn hơi hẹp, nhất là đường giao thơng thơn xóm và ngõ xóm.

- Đường đối ngoại (huyện lộ): có 2 tuyến đường huyện lộ qua xã tổng chiều

dài 5,5 km, nền đường rộng 5 m, mặt đường nhựa rộng 3,5 m. Về chất lượng đường khá tốt.

+ Đường trục xã: có 11 tuyến, tổng chiều dài 8,7 km, nền đường rộng 4 - 6 m, chất lượng đường đi lại tốt.

+ Đường thơn xóm: có 22 đoạn đường thơn xóm, tổng chiều dài 29,5 km, nền đường rộng 3 - 4m, đã được bê tơng hóa 100%, được kiên cố từ năm 1995 - 1999, đến nay một số đoạn xuống cấp, cần đầu tư sửa chữa.

+ Đường ngõ xóm: tổng chiều dài đường ngõ xóm là 11,5 km, chiều rộng từ 3 - 4 m, 100% đường bê tông. Chất lượng tốt.

+ Đường giao thông nội đồng: các tuyến đường giao thông nội đồng được kết hợp bờ vùng và bờ mương thủy lợi, tổng chiều dài 18,1 km, chiều rộng mặt đường từ 3 - 4 m, đường đất, mùa mưa bị lầy lội. Hầu hết đường bị ngập vào mùa lũ khoảng 0,2 - 0,5 m.

- Thủy lợi: xã Tân Thành có 05 trạm bơm, tổng cơng suất bơm 4.500 m³/h đủ phục vụ tưới cho 482 ha diện tích lúa của xã, nguồn nước được lấy từ kênh lớn trong xã.

- Điện: có 04 trạm biến áp. Tổng công suất các trạm 1.160KVA. Nguồn điện cao thế 110KV lấy từ nguồn điện lưới quốc gia. Tỷ lệ hộ dùng điện đạt 100%.

- Nghĩa trang, nghĩa địa:

+ Nghĩa trang liệt sỹ: nghĩa trang liệt sỹ được xây dựng tại thơn Tình Hồ, nằm trong vùng quy hoạch khu công nghiệp kinh tế cửa khẩu.

+ Nghĩa trang nhân dân: có 04 điểm với tổng diện tích 11,37 ha. Các nghĩa trang đều xa khu dân cư, nơi gần nhất 500 m, nơi xa nhất 3 km. Các nghĩa trang chưa được quy hoạch.

2.4. Hiện trạng môi trường

Tân Thành có địa hình đất đai khí hậu đa dạng phong phú, có thể trồng được nhiều loại cây với năng suất cao và ổn định, đặc biệt là cây rừng và một số loại cây ăn quả khác.

Ở khu vực trung tâm xã, nơi tập trung khá nhiều các cơng trình cơng cộng và là đầu mối giao thông đi đến các xã khác trong huyện. Tại đó, đã xuất hiện các hiện tượng ơ nhiễm môi trường do lượng chất thải của chợ, rác thải sinh hoạt, khói bụi... Vì vậy, cần nghiên cứu bố trí các khu vực xử lí chất thải, xây dựng hệ thống cấp thốt nước, cải thiện cảnh quan mơi trường.

Ruộng đất của xã đang ở trong tình trạng manh mún, thiếu nước đã gây cản trở cho nền sản xuất. Mặc dù đất đai và thảm thực vật ở xã Tân Thành có bị xói mịn và mất đi khá nhiều trong những năm gần đây, nhưng đã và đang được cải thiện, phục hồi. Mặt khác, xét về tồn cục thì mơi trường sinh thái cịn khá “trong lành”, trong những năm tới, nếu khơng có biện pháp tuyên truyền và quản lý tốt thì sẽ bị ơ nhiễm môi trường nặng do tàn dư của thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng và trên các vườn đồi.

2.4.1. Vấn đề sử dụng nước sinh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp phục vụ xây dựng nông thôn mới tại xã tân thành, huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 49 - 56)