STT Nguồn phát sinh Khối lƣợng (tạ/ngày) Tỷ lệ (%)
1 Hộ dân 178,56 49,69
2 Đường xá 46,78 13,02
3 Cơ quan, trường học, công sở 9,91 2,76
4 Chợ 65,79 18,31
5 Cơ sở sản xuất kinh doanh 58,28 16,22
6 Tổng phát sinh 359,35 100
Biểu đồ 2.3. Các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt
Nguồn. Số liệu tổng hợp tại xã Tân Thành, 2014.
Qua bảng số liệu ta thấy, lượng rác sinh hoạt phát sinh trên địa bàn xã chủ yếu là từ các hộ dân (chiếm 49,69% trong tổng số nguồn phát sinh), điều này chứng tỏ do ảnh hưởng của đơ thị hóa, mật độ dân số trên địa bàn đông nên dẫn đến tỷ lệ rác sinh hoạt phát sinh hàng ngày rất lớn, và nguồn phát sinh chủ yếu là từ các hộ dân.
Xã Tân Thành là xã có địa điểm khá thuận lợi cho phát triển thương mại, dịch vụ, là trung tâm giao lưu, trao đổi hàng hóa nông sản và hàng tiêu dùng cho các xã lân cận. Tân Thành có chợ Bản Pè, diện tích rộng, thống mát, chợ họp hàng ngày, nơng sản hàng hóa được nhân dân trong và ngoài xã đến trao đổi mua bán tấp nập. Cụ thể, qua kết quả điều tra lượng rác thải có nguồn gốc từ chợ chiếm tới 18,31% trong tổng số nguồn phát sinh, lượng rác thải phát sinh có nguồn gốc từ các cơ sở sản xuất kinh doanh chiếm 16,22%. Tóm lại, qua phân tích số liệu ta thấy, nguồn rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã chủ yếu từ các hộ dân, chính vì thế để hạn chế lượng rác thải sinh hoạt phát sinh thì các tổ chức chính quyền, đồn thể phải có biện pháp tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ môi trường để hạn chế tối đa lượng rác thải vào môi trường.
b. Thành phần rác thải sinh hoạt và công tác thu gom, vận chuyển, xử lý - Thành phần rác thải sinh hoạt: Rác thải sinh hoạt tại các nguồn phát sinh
khác nhau có thành phần rác thải cũng khác nhau. Cụ thể như sau:
+ Rác hộ dân: phát sinh từ các HGĐ, thành phần rác thải này thường bao gồm chủ yếu là thực phẩm (rau, quả, thức ăn thừa...), túi nilon, giấy, gỗ, thủy tinh, chai lọ, nhựa, tro than tổ ong... Ngoài ra, rác hộ dân còn chứa một phần nhỏ các chất nguy hại như pin...
+ Rác đường xá: phát sinh từ các hoạt động đường xá, vui chơi giải trí và làm đẹp cảnh quan. Nguồn rác này do hoạt động giao thông đi lại trên đường và các hộ dân sống 2 bên đường xả bừa bãi. Thành phần chủ yếu là cành, lá cây, giấy vụn, nilon, xác chết động vật, cát, gạch, vôi vữa...
+ Rác khu cơ sở sản xuất kinh doanh: nguồn này phát sinh từ các hoạt động bn bán của các cửa hàng bách hóa, cửa hàng sữa chữa, các cơ sở sản xuất mộc dân dụng, sản xuất vật liệu xây dựng... Các chất thải tại các khu này là gỗ vụn, vải vụn từ các cửa hàng may mặc, thực phẩm rau củ quả, cơm canh thừa, giấy lau từ các nhà hàng ăn uống...
+ Rác phát sinh từ các cơ quan công sở: thành phần chủ yếu là giấy vụn, túi nilon, chai lon nước, lá cây và một phần chất thải là thực phẩm...
+ Rác chợ: nguồn này phát sinh từ các hoạt động mua bán ở chợ. Thành phần chủ yếu là rác hữu cơ bao gồm: rau, củ, quả hư hỏng, rơm rạ, giấy, túi nilon...
Tóm lại, các nguồn phát sinh tỷ lệ thành phần rác là khác nhau nó mang đặc trưng của mỗi khu vực, tính chất cơng việc, ngành nghề sinh hoạt.
- Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý:
Xã có 01 điểm thu gom rác tập trung chung và 10 điểm thu gom rác của 10 thôn. Mỗi thôn được trang bị 01 xe công nông để vận chuyển, và phân công 02 người làm nhiệm vụ thu gom, cứ 10 ngày thu gom 01 lần. Đến ngày 10, 20, 30 hàng tháng, người dân đem rác ra tại điểm tập kết để thu gom.
Bảng 2.6. Các hình thức đổ rác của các HGĐ trong xã
Hình thức đổ rác Số HGĐ Tỷ lệ (%)
Hố rác riêng 5 1,23
Đổ rác ở bãi chung 113 25,64
Đổ rác tùy nơi 140 31,81
Được thu gom theo hợp đồng dịch vụ 182 41,32
Nguồn. Số liệu tổng hợp tại xã Tân Thành, 2014.
Biểu đồ 2.4. Các hình thức đổ rác của HGĐ
Nguồn. Số liệu tổng hợp tại xã Tân Thành, 2014.
Qua biểu đồ trên ta thấy, phần lớn rác của các được HGĐ thu gom theo hợp đồng dịch vụ (chiếm 41,32%). Bên cạnh đó, việc đổ rác tùy nơi của các HGĐ trong toàn xã cũng ko ít (chiếm 31,81%). Họ tự đem đi đốt, chôn lấp, vứt rác bừa bãi: vứt ra đường, khu đất trống, hoặc vứt xuống cống rãnh, đổ ra sông... Việc một số HGĐ tiến hành xử lý bằng cách thu hỗn hợp và đốt rất nguy hiểm vì hoạt động này có thể làm sinh ra các chất gây ô nhiễm mơi trường ở dạng khí có khả năng lan truyền nhanh vào mơi trường và đặc biệt có thể tái sinh ra chất ơ nhiễm có tính độc hại rất cao gây nguy hại cho chính người dân sống trong khu vực đó. Cịn số HGĐ có hố rác riêng rất ít, chỉ có khoảng 1,23%.
Qua những phân tích số liệu trên ta thấy, phản ánh rõ ý thức của người dân đối với vấn đề thu gom rác thải, nhiều người có ý thức trách nhiệm trong việc thu
gom rác thải, bảo vệ môi trường cảnh quan, nhưng cũng có nhiều người cho rằng việc đổ rác đúng nơi quy định sẽ mất thời gian vì hố rác chung ở xa nhà nên họ cứ việc xả rác bừa bãi.
Trên thực tế, người dân nước ta, đặc biệt người dân sống ở nơng thơn khơng có thói quen phân loại rác tại nguồn trước khi đổ vào hố rác dẫn đến tình trạng các loại rác thải sinh hoạt khó phân hủy như túi nilong, kim loại, nhựa, gỗ... cũng bị bỏ chung vào hố rác.
Bên cạnh đó, việc thu gom vận chuyển rác của cơng nhân vẫn cịn nhiều hạn chế. Khối lượng rác thu gom mới chỉ khoảng 80%, và ý thức của một số người dân khi tập kết rác không đúng ngày, giờ quy định đã gây nên tình trạng tồn đọng rác ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của cộng đồng.
Sau khi vận chuyển đến bãi chứa, rác được xử lý theo phương pháp thiêu hủy và chôn lấp. Bãi chứa rác cách xa khu dân cư là 5 km, có tường bao xung quanh. Hiện nay, bãi rác chưa quy hoạch đúng theo tiêu chuẩn môi trường. Rác thải đem đến đây chôn lấp mà không phủ đất lên trên, không sử dụng các chế phẩm vi sinh nào. Vẫn chỉ là đổ rác lộ thiên, khơng có sự kiểm sốt mùi hơi thối và nước bẩn là nguồn gây ô nhiễm cho môi trường đất, nước và khơng khí và nó cịn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của những người dân nơi đây.
Như chúng ta đã biết ở bất cứ đâu, dù thành phố, khu công nghiệp hay nông thơn, dù ở văn phịng hay gia đình nếu rác thải khơng được thu gom, dọn sạch để tồn đọng lâu ngày sẽ gây ô nhiễm môi trường sống, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và mĩ quan chung.
2.4.4. Vệ sinh mơi trường
Vấn đề giữ gìn vệ sinh mơi trường có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi vì đó là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát sinh dịch bệnh cũng như tác động tới sức khỏe của con người. Giữ gìn vệ sinh có thể hiểu là khơi thơng cống rãnh, diệt trừ loăng quăng, diệt muỗi, diệt côn trùng gây bệnh hay xây
dựng các cơng trình vệ sinh… Hiện nay, trên địa bàn xã Tân Thành, tỷ lệ HGĐ sử dụng các cơng trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn còn thấp và được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.7. Thực trạng nhà vệ sinh cúa các HGĐ tại xã Tân Thành
Kiểu nhà vệ sinh Số HGĐ Tỷ lệ %
Khơng có 34 7,69
Nhà vệ sinh đất 156 35,5
Nhà vệ sinh hai ngăn 151 34,22
Nhà vệ sinh tự hoại 99 22,59
Tổng 440 100
Nguồn. Số liệu tổng hợp tại xã Tân Thành, 2014.
7.7 35.5 34.2 22.6 0 5 10 15 20 25 30 35 40
Khơng có Nhà vệ sinh đất Nhà vệ sinh hai ngăn Nhà vệ sinh tự hoại Tỷ lệ % Các kiểu nhà vệ sinh
Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ các kiểu nhà vệ sinh của các HGĐ tại xã Tân Thành
Nguồn. Số liệu tổng hợp tại xã Tân Thành, 2014.
Qua bảng tổng hợp thực trạng nhà vệ sinh và biểu đồ ta thấy, nếu xét theo tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu của Bộ trưởng bộ Y tế (quyết định số 08/2005/QĐ-BYT) thì chỉ có 22,59% HGĐ của xã có nhà tiêu hợp vệ sinh, số cịn lại chưa có nhà tiêu hoặc nhà tiêu chưa hợp vệ sinh. So với 18% số HGĐ theo kết quả điều tra tồn quốc về VSMT nơng thơn được công bố ngày 25/3/2012, đây cũng là con số khơng thấp.
Có 34,22% HGĐ dùng nhà vệ sinh hai ngăn nhưng qua khảo sát trực tiếp trên địa bàn xã thì số đó hầu như là khơng hợp vệ sinh vì người dân khơng tuân theo các tiêu chuẩn của Bộ Y tế như nhà vệ sinh vẫn có ruồi nhặng, côn trùng; khi mưa, nhà vệ sinh vẫn bị dột và nước hắt vào vì nhà vệ sinh khơng có cửa; nhiều HGĐ lại lấy phân trong ngăn ủ ra để làm phân bón khi chưa đủ thời gian ủ (6 tháng).
Và có 7,69% HGĐ khơng có nhà vệ sinh, đây là những hộ nghèo, hộ người già của xã. Hầu hết là các HGĐ đặt chuồng trại tách riêng nhưng nhà vệ sinh liền kề khu nhà ở, những HGĐ có quy mơ chăn ni đại gia súc. Theo kết quả phỏng vấn các HGĐ trong xã, có 14% HGĐ đặt chuồng trại tách riêng nhưng nhà vệ sinh liền kề khu nhà ở, đây là những HGĐ có quy mơ chăn ni lớn hoặc chăn ni đại gia súc; 38% hộ có chuồng ni và nhà vệ sinh liền kề khu nhà ở, điều này tạo điều kiện cho ruồi muỗi phát triển đặc biệt là vào mùa nóng; cịn lại 37,4% HGĐ có cả nhà vệ sinh và chuồng ni tách riêng khu nhà ở, đó là những HGĐ có hố xí đất và chăn ni trâu, bị. Qua đó ta thấy, việc xây dựng chuồng trại, nhà vệ sinh chưa có quy hoạch, chưa hợp vệ sinh.
Bảng 2.8. Các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh
Nguồn tiếp nhận Số HGĐ Tỷ lệ %
Ngấm xuống đất 261 59,37
Ao làng 51 11,59
Bể tự hoại 102 23,17
Nơi khác 26 5,87
Nguồn. Số liệu tổng hợp tại xã Tân Thành, 2014.
Dựa trên bảng các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh và biểu đồ ta thấy, xã hiện vẫn chưa có cống thải chung nên nước thải từ nhà vệ sinh được người dân thải tràn ra vườn rồi ngấm xuống đất với tỷ lệ 59,37% HGĐ; nhà nào có nhà vệ sinh tự hoại thì thải vào bể tự hoại, số đó chiếm 23,17%; một số HGĐ lại thải vào hầm biogas hoặc xây một hố chứa nước thải ngầm, dùng làm phân bón cho rau, cây trồng. Nước thải nhà vệ sinh ngấm xuống đất sẽ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm mà người dân ở đây chủ yếu là dùng nước giếng cho sinh hoạt ăn uống.
Biểu đồ 2.6. Các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh
Nguồn. Số liệu tổng hợp tại xã Tân Thành, 2014.
2.4.5. Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và mơi trường
Bảng 2.9. Tỷ lệ các loại phân bón được các HGĐ sử dụng
Loại phân bón Số HGĐ Tỷ lệ %
Không dùng 11 2.6
Phân hóa học 256 58.1
Phân vi sinh 0 0.0
Phân hữu cơ nguyên chất 54 12.3
Các loại phân ủ 119 27.1
Loại khác 0 0
Tổng 440 100
2.6 58.1 12.3 0 0 10 20 30 40 50 60 70
Khơng dùng Phân hố học Phân hữu cơ nguyên chất
Phân vi sinh Tỷ lệ %
Loại phân bón
Biểu đồ 2.7. Tỷ lệ các HGĐ điều tra sử dụng các loại phân bón trên địa bàn xã
Nguồn. Số liệu tổng hợp tại xã Tân Thành, 2014.
Qua bảng tỷ lệ các loại phân bón được các HGĐ thường dùng và biểu đồ ta thấy, phân hóa học sử dụng thường xuyên nhất và chiếm tới 58,1% số HGĐ. Ngồi ra, họ có dùng thêm phân tươi hoặc phân đã ủ. Trên địa bàn xã, có tới 12,3% số HGĐ vẫn có thói quen sử dụng phân tươi bón cho cây trồng. Người dân địa phương cho rằng sử dụng phân tươi cây trồng sẽ dễ hấp thụ, cho năng suất cao, hơn nữa phân này sẵn có nên đỡ tốn kém; có 27,1% HGĐ thường dùng phân đã ủ, đây là những gia đình chăn ni gia súc với lượng lớn, trong đó một số hộ sử dụng phân để thu hồi nhiệt bằng hầm biogas và dùng nước phân làm nước tưới cho cây trồng; một số HGĐ còn lại đem phân ra ủ, đến mùa đưa ra bón lúa và hoa màu. Những số liệu trên chỉ mang tính tương đối vì người dân khơng chỉ dùng một loại phân mà họ kết hợp nhiều loại để đạt hiệu quả kinh tế.
Để tăng năng suất cây trồng và hoa màu, người nông dân thường sử dụng một lượng khá lớn thuốc bảo vệ thực vật, song các loại hóa chất này ít nhiều đều độc hại với người, các vật nuôi và môi trường sống. Mỗi khi đến mùa vụ, người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với lượng khá lớn nhưng họ lại có thói quen sau khi pha chế thuốc, họ vứt vỏ, bao bì, túi nilon, chai lọ thủy tinh, chai nhựa chứa thuốc bảo vệ thực vật ngay ở ruộng vườn, kênh rạch, mà đây là nguồn dẫn nước tưới cho
cây trồng cũng là nơi mà bà con nông dân thường rửa chân tay trước khi làm đồng về và là nguồn nước cho gia súc uống.
2.4.6. Sức khỏe và mơi trường
Qua q trình tìm hiểu được biết, trên địa bàn xã chưa xảy ra sự cố môi trường nên người dân ở đây chưa phải gánh chịu hậu quả về sự cố môi trường.
Nhưng xã thuộc khu vực vùng sâu nên nhận thức còn yếu kém, cuộc sống chưa ổn định cho nên người dân người dân chưa nắm bắt được tầm quan trọng của VSMT đối với sức khỏe của bản thân. Đồng thời, người dân địa phương chưa có thói quen đi khám bệnh định kỳ, họ chỉ đến các cơ sở y tế khi có bệnh cần sự giúp đỡ của y tế.
Ơ nhiễm mơi trường tại xã Tân Thành không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, một trong những tác động nguy hại nhất của các vấn đề về môi trường ô nhiễm là làm suy giảm chất lượng cuộc sống và sức khỏe.
Bảng 2.10. Các bệnh người dân mắc phải do ô nhiễm môi trường tại xã Tân Thành Thành TT Bệnh Số trƣờng hợp (tính trên 1.000 dân) Tỷ lệ % 1 Bệnh hô hấp 31 3,1 2 Bệnh tiêu hóa 35 3,5 3 Bệnh ngoài da 23 2,3 4 Bệnh về mắt 3 0,3 5 Bệnh về tai 4 0,4 Nguồn. Phòng y tế xã Tân Thành, 2014.
Theo số liệu thống kê của sở Y tế tỉnh Lạng Sơn, phòng y tế huyện Cao Lộc, năm 2014, số người bị mắc bệnh đường hô hấp (do ô nhiễm khơng khí gây ra) chiếm từ 3 - 4% tổng dân số toàn xã, 74,5% số người bị bệnh bụi phổi của xã là công nhân của các công trường xây dựng, mỏ khai thác đá vôi, là những người thường xuyên tiếp xúc với ơ nhiễm bụi. Ngồi ra, các bệnh về tiêu hóa, hơ hấp,
bệnh ngoài da,các vấn đề về mắt - tai - mũi cũng thường xuyên xảy ra đối với người dân trong vùng, tuy nhiên, số lượng người mắc phải không đáng kể. Một số so sánh các bệnh có tỷ lệ người dân mắc phải cao nhất do ô nhiễm môi trường tại xã Tân Thành, được thể hiện qua bảng 2.10.
2.4.7. Trình độ nhận thức
Hầu hết các HGĐ đều nhận được thông tin về VSMT nhưng đây là nguồn thông tin không được cung cấp thường xuyên. Theo điều tra cho thấy, các HGĐ chỉ quan tâm đến vấn đề VSMT từ khi các dịch bệnh xảy ra như dịch cúm gà, bệnh dịch tả…Và đa số nguồn thông tin này người dân tiếp nhận qua đài, tivi, đài phát thanh