Tình hình triển khai và xây dựng nông thôn mới xã Tân Thành, huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp phục vụ xây dựng nông thôn mới tại xã tân thành, huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 42 - 45)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.4. Tình hình triển khai và xây dựng nông thôn mới xã Tân Thành, huyện

huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn

Chương trình MTQG xây dựng NTM tại xã Tân Thành, luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, UBND huyện, xã, sự phối hợp của các ban ngành, đồn thể chính trị - xã hội huyện và UBND xã Tân Thành. Bộ máy chỉ đạo, điều hành chương trình thường xuyên được kiện tồn. Cơng tác chỉ đạo phát triển sản xuất nâng cao đời sống thu nhập của người dân đã được quan tâm chỉ đạo. Đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng NTM được đào tạo, tập huấn thường xuyên. Nhận thức của toàn hệ thống chính trị và tồn xã hội về xây dựng NTM bước đầu có sự chuyển biến tích cực và vào cuộc, người dân đã nhận thức được vai trị trách nhiệm của mình trong xây dựng NTM. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất đầu tư, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn được cải thiện, an sinh xã hội được đảm bảo, quy chế dân chủ ở cơ sở được coi trọng.

Đến nay, tồn xã đạt 7/19 tiêu chí, bao gồm các tiêu chí về: điện, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nơng thơn, bưu điện, hình thức sản xuất, văn hóa, an ninh trật tự xã hội. Xây dựng NTM tại xã còn diễn ra chậm so với các xã trên địa bàn huyện (theo báo cáo tổng kết tình hình xây dựng NTM của huyện Cao Lộc). Năm 2012, xã Tân Thành đã đạt được 04 tiêu chí, đến thời điểm hiện tại chỉ đạt thêm được 03 tiêu chí. Trong khi đó, các xã n Trạch đã đạt được 14/19 tiêu chí (2012 xã chỉ đạt 9/19 tiêu chí), xã Hợp Thành đạt 09/19 tiêu chí (2012 xã đạt được 05/19 tiêu chí). Để đẩy nhanh công tác xây dựng NTM, cần phải đưa ra được những tiêu chí nào cần được ưu tiên thực hiện trước, tiêu chí nào thực hiện sau sao cho phù hợp với xã, để pháp huy được thế mạnh của xã hiệu quả nhất, cần sự nỗ lực và đồng lòng của các khối ban ngành trong xã cũng như người dân địa phương.

Bên cạnh những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém trong xây dựng NTM tại xã Tân Thành vẫn cịn tồn tại. Cơng tác chỉ đạo, điều hành tuy đã có bước chuyển biến, nhưng sự lãnh đạo, chỉ đạo chưa quyết liệt, sâu sát, cịn thiếu tính chủ động. Công tác kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc của một số thành viên BCĐ NTM xã Tân Thành cịn hạn chế về năng lực. Cơng tác tun truyền đã có cố gắng nhưng chất lượng tuyên truyền nhiều khu chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa làm chuyển biến được nhận thức, sự chủ động vào cuộc của người dân trong việc huy động nguồn lực xây dựng NTM. Công tác khảo sát đánh giá các tiêu chí chưa sát do năng lực, trình độ cán bộ cịn hạn chế.

Kết cấu hạ tầng nông thôn tuy đã được đầu tư xây dựng đáng kể nhưng nguồn lực đầu tư từ ngân sách còn thấp so với yêu cầu, sự hỗ trợ, ủng hộ của các tổ chức, doanh nghiệp cịn hạn chế. Nhiều mơ hình phát triển sản xuất chưa thật sự bền vững, thu nhập của người dân còn thấp nên khả năng huy động sức dân đóng góp xây dựng NTM cịn rất khó khăn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG I

Nông thôn là nơi sinh sống của một bộ phận dân cư chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nơng nghiệp. Trong khi đó, nước ta hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân cư đang sống ở nông thôn. Phát triển nơng nghiệp nơng thơn đã, đang và sẽ cịn là mối quan tâm hàng đầu, có vai trị quyết định đối với việc ổn định kinh tế xã hội đất nước. Phát triển nông thôn đã được cụ thể hóa bằng chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới.

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới là chương trình mang tính tổng hợp, sâu, rộng, có nội dung tồn diện; bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh - quốc phịng. Trong thời gian qua, phong trào xây dựng nông thôn mới đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương trên cả nước, thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, phát huy được sức mạnh của cả xã hội. Quá trình xây dựng nơng thơn mới đã đạt được thành tựu khá toàn diện về kết cấu hạ

tầng kinh tế - xã hội, hệ thống chính trị nơng thơn, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nơng thơn...

Những thành tựu đó đã góp phần thay đổi tồn diện bộ mặt nơng thơn, tạo cơ sở vững chắc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân vùng nông thôn.

CHƢƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG XÃ TÂN THÀNH, HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp phục vụ xây dựng nông thôn mới tại xã tân thành, huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 42 - 45)