Vấn đề rácthải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp phục vụ xây dựng nông thôn mới tại xã tân thành, huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 60 - 64)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4. Hiện trạng môi trường

2.4.3. Vấn đề rácthải

a. Nguồn phát sinh

Cùng với sự phát triển kinh tế chung của đất nước trong những năm gần đây, và là xã nằm trong vùng quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu, xã Tân Thành đã có những bước phát triển nhanh chóng trong nền kinh tế - văn hóa - xã hội về nhiều mặt khác nhau. Tốc độ đơ thị hóa tăng nhanh, cuộc sống của người dân ngày một nâng cao dẫn đến lượng CTR nói chung và lượng rác thải sinh hoạt nói riêng phát sinh ngày càng nhiều. Lượng phát sinh rác thải sinh hoạt từ các nguồn khác nhau ngày càng đa dạng và gia tăng về mặt khối lượng. Số liệu được thể hiện tại bảng 2.5 như sau:

Bảng 2.5. Tỷ lệ phần trăm các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt

STT Nguồn phát sinh Khối lƣợng (tạ/ngày) Tỷ lệ (%)

1 Hộ dân 178,56 49,69

2 Đường xá 46,78 13,02

3 Cơ quan, trường học, công sở 9,91 2,76

4 Chợ 65,79 18,31

5 Cơ sở sản xuất kinh doanh 58,28 16,22

6 Tổng phát sinh 359,35 100

Biểu đồ 2.3. Các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt

Nguồn. Số liệu tổng hợp tại xã Tân Thành, 2014.

Qua bảng số liệu ta thấy, lượng rác sinh hoạt phát sinh trên địa bàn xã chủ yếu là từ các hộ dân (chiếm 49,69% trong tổng số nguồn phát sinh), điều này chứng tỏ do ảnh hưởng của đơ thị hóa, mật độ dân số trên địa bàn đông nên dẫn đến tỷ lệ rác sinh hoạt phát sinh hàng ngày rất lớn, và nguồn phát sinh chủ yếu là từ các hộ dân.

Xã Tân Thành là xã có địa điểm khá thuận lợi cho phát triển thương mại, dịch vụ, là trung tâm giao lưu, trao đổi hàng hóa nông sản và hàng tiêu dùng cho các xã lân cận. Tân Thành có chợ Bản Pè, diện tích rộng, thống mát, chợ họp hàng ngày, nơng sản hàng hóa được nhân dân trong và ngoài xã đến trao đổi mua bán tấp nập. Cụ thể, qua kết quả điều tra lượng rác thải có nguồn gốc từ chợ chiếm tới 18,31% trong tổng số nguồn phát sinh, lượng rác thải phát sinh có nguồn gốc từ các cơ sở sản xuất kinh doanh chiếm 16,22%. Tóm lại, qua phân tích số liệu ta thấy, nguồn rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã chủ yếu từ các hộ dân, chính vì thế để hạn chế lượng rác thải sinh hoạt phát sinh thì các tổ chức chính quyền, đồn thể phải có biện pháp tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ môi trường để hạn chế tối đa lượng rác thải vào môi trường.

b. Thành phần rác thải sinh hoạt và công tác thu gom, vận chuyển, xử lý - Thành phần rác thải sinh hoạt: Rác thải sinh hoạt tại các nguồn phát sinh

khác nhau có thành phần rác thải cũng khác nhau. Cụ thể như sau:

+ Rác hộ dân: phát sinh từ các HGĐ, thành phần rác thải này thường bao gồm chủ yếu là thực phẩm (rau, quả, thức ăn thừa...), túi nilon, giấy, gỗ, thủy tinh, chai lọ, nhựa, tro than tổ ong... Ngoài ra, rác hộ dân còn chứa một phần nhỏ các chất nguy hại như pin...

+ Rác đường xá: phát sinh từ các hoạt động đường xá, vui chơi giải trí và làm đẹp cảnh quan. Nguồn rác này do hoạt động giao thông đi lại trên đường và các hộ dân sống 2 bên đường xả bừa bãi. Thành phần chủ yếu là cành, lá cây, giấy vụn, nilon, xác chết động vật, cát, gạch, vôi vữa...

+ Rác khu cơ sở sản xuất kinh doanh: nguồn này phát sinh từ các hoạt động bn bán của các cửa hàng bách hóa, cửa hàng sữa chữa, các cơ sở sản xuất mộc dân dụng, sản xuất vật liệu xây dựng... Các chất thải tại các khu này là gỗ vụn, vải vụn từ các cửa hàng may mặc, thực phẩm rau củ quả, cơm canh thừa, giấy lau từ các nhà hàng ăn uống...

+ Rác phát sinh từ các cơ quan công sở: thành phần chủ yếu là giấy vụn, túi nilon, chai lon nước, lá cây và một phần chất thải là thực phẩm...

+ Rác chợ: nguồn này phát sinh từ các hoạt động mua bán ở chợ. Thành phần chủ yếu là rác hữu cơ bao gồm: rau, củ, quả hư hỏng, rơm rạ, giấy, túi nilon...

Tóm lại, các nguồn phát sinh tỷ lệ thành phần rác là khác nhau nó mang đặc trưng của mỗi khu vực, tính chất cơng việc, ngành nghề sinh hoạt.

- Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý:

Xã có 01 điểm thu gom rác tập trung chung và 10 điểm thu gom rác của 10 thôn. Mỗi thôn được trang bị 01 xe công nông để vận chuyển, và phân công 02 người làm nhiệm vụ thu gom, cứ 10 ngày thu gom 01 lần. Đến ngày 10, 20, 30 hàng tháng, người dân đem rác ra tại điểm tập kết để thu gom.

Bảng 2.6. Các hình thức đổ rác của các HGĐ trong xã

Hình thức đổ rác Số HGĐ Tỷ lệ (%)

Hố rác riêng 5 1,23

Đổ rác ở bãi chung 113 25,64

Đổ rác tùy nơi 140 31,81

Được thu gom theo hợp đồng dịch vụ 182 41,32

Nguồn. Số liệu tổng hợp tại xã Tân Thành, 2014.

Biểu đồ 2.4. Các hình thức đổ rác của HGĐ

Nguồn. Số liệu tổng hợp tại xã Tân Thành, 2014.

Qua biểu đồ trên ta thấy, phần lớn rác của các được HGĐ thu gom theo hợp đồng dịch vụ (chiếm 41,32%). Bên cạnh đó, việc đổ rác tùy nơi của các HGĐ trong toàn xã cũng ko ít (chiếm 31,81%). Họ tự đem đi đốt, chôn lấp, vứt rác bừa bãi: vứt ra đường, khu đất trống, hoặc vứt xuống cống rãnh, đổ ra sông... Việc một số HGĐ tiến hành xử lý bằng cách thu hỗn hợp và đốt rất nguy hiểm vì hoạt động này có thể làm sinh ra các chất gây ô nhiễm mơi trường ở dạng khí có khả năng lan truyền nhanh vào mơi trường và đặc biệt có thể tái sinh ra chất ơ nhiễm có tính độc hại rất cao gây nguy hại cho chính người dân sống trong khu vực đó. Cịn số HGĐ có hố rác riêng rất ít, chỉ có khoảng 1,23%.

Qua những phân tích số liệu trên ta thấy, phản ánh rõ ý thức của người dân đối với vấn đề thu gom rác thải, nhiều người có ý thức trách nhiệm trong việc thu

gom rác thải, bảo vệ môi trường cảnh quan, nhưng cũng có nhiều người cho rằng việc đổ rác đúng nơi quy định sẽ mất thời gian vì hố rác chung ở xa nhà nên họ cứ việc xả rác bừa bãi.

Trên thực tế, người dân nước ta, đặc biệt người dân sống ở nơng thơn khơng có thói quen phân loại rác tại nguồn trước khi đổ vào hố rác dẫn đến tình trạng các loại rác thải sinh hoạt khó phân hủy như túi nilong, kim loại, nhựa, gỗ... cũng bị bỏ chung vào hố rác.

Bên cạnh đó, việc thu gom vận chuyển rác của cơng nhân vẫn cịn nhiều hạn chế. Khối lượng rác thu gom mới chỉ khoảng 80%, và ý thức của một số người dân khi tập kết rác không đúng ngày, giờ quy định đã gây nên tình trạng tồn đọng rác ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của cộng đồng.

Sau khi vận chuyển đến bãi chứa, rác được xử lý theo phương pháp thiêu hủy và chôn lấp. Bãi chứa rác cách xa khu dân cư là 5 km, có tường bao xung quanh. Hiện nay, bãi rác chưa quy hoạch đúng theo tiêu chuẩn môi trường. Rác thải đem đến đây chôn lấp mà không phủ đất lên trên, không sử dụng các chế phẩm vi sinh nào. Vẫn chỉ là đổ rác lộ thiên, khơng có sự kiểm sốt mùi hơi thối và nước bẩn là nguồn gây ô nhiễm cho môi trường đất, nước và khơng khí và nó cịn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của những người dân nơi đây.

Như chúng ta đã biết ở bất cứ đâu, dù thành phố, khu công nghiệp hay nông thơn, dù ở văn phịng hay gia đình nếu rác thải khơng được thu gom, dọn sạch để tồn đọng lâu ngày sẽ gây ô nhiễm môi trường sống, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và mĩ quan chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp phục vụ xây dựng nông thôn mới tại xã tân thành, huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 60 - 64)