- Nhóm đất feralit: phân bố trên địa hình đồi sót cao từ 10 – 21m. Đất màu nâu
tím trên đá sét màu tím (Fe): có vỏ phong hóa trên đá sét bột kết, màu nâu tím, tuổi Jura- hệ tầng Hà Cối. Trầm tích hạt thơ và hạt mịn xen kẽ nhau: cát kết và cát kết dạng quarzit màu nâu tím nhạt xen bột kết màu nâu tím.
- Nhóm đất phù sa: Gồm có hai loại đất là đất phù sa (phân bố trên các dạng địa hình gị cao, hiện được chuyển thành đất ở nông thôn và xây dựng hạ tầng) và đất phù sa khơng được bồi, glây trung bình hoặc mạnh (Pg) (chủ yếu trồng 2 vụ lúa, hoặc một vụ lúa một vụ màu).
- Nhóm đất mặn: được hình thành từ những sản phẩm phù sa của sông và biển lắng đọng trong mơi trường mặn. Diện tích bị nhiễm mặn cũng như nồng độ nhiễm mặn nhiều hay ít phụ thuộc vào khoảng cách so với biển, càng xa biển độ mặn càng giảm và phụ thuộc vào thành phần cơ giới của đất. Nhóm đất mặn được chia thành 3 loại:
+ Đất mặn sú, vẹt, đước (Mm): Đất mặn sú vẹt hay đất mặn dưới RNM chủ
yếu phân bố ngồi đê. Nhóm đất tồn tại ở dạng chưa thuần thục, chỉ có các cây ngập mặn mắm, sú, trang, đâng phát triển.
+ Đất mặn nhiều (Mn): đất mặn nhiều do nước mặn tràn theo thủy triều vào
các con lạch. Đây cũng là nơi trồng các cây ưa mặn cao như trang, đâng.
2.1.5. Thực vật và đa dạng sinh học
2.1.5.1. Thực vật
Dựa trên nguồn tư liệu bản đồ, ảnh vệ tinh và khảo sát thực địa đã xác định hiện trạng thảm thực vật khu vực RNM Đồng Rui - Tiên n có các kiểu thảm thực vật chính bao gồm thảm RNM tự nhiên, thảm thực vật tự nhiên trên đồi gò và thảm thực vật canh tác.
a) Các quần xã trong thảm rừng ngập mặn tự nhiên
Nhóm cây ngập mặn chủ yếu và đặc trưng của khu vực RNM Đồng Rui gồm có 6 lồi: Vẹt dù Bruguiera gymnorrhiza, Trang Kandelia candel, Đâng Rhizophora
mucronata, Bần chua Sonneratia caseolaris, Mắm Avicennia marina, Sú Aegiceras corniculatum. Tùy theo mức độ ưu thế của các cá thể lồi mà hình thành nên các kiểu
quần xã khác nhau:
+ Quần xã thực vật ưu thế Mắm biển (Avicennia marina): Thường phân bố ở khu vực phía giáp với biển; cây phân cành nhiều, mật độ cây không cao, biến động theo năm, có xu hướng di cư của các loài cây ngập mặn khác vào như Vẹt dù, Đâng.