Các hình thức NTTS tại xã Đồng Rui

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế gắn với bảo tồn rừng ngập mặn xã đồng rui, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh 01 (Trang 58)

Tuy nhiên, tỉ lệ chủ đầm ni có kế hoạch sẽ chuyển sang NTTS công nghiệp là lớn nhất chiếm 46% trong tổng số hộ nuôi trồng được phỏng vấn nhằm đa dạng đối tượng NTTS, nâng cao thu nhập. Tuy vậy, NTTS cơng nghiệp địi hỏi nhiều yếu tố kỹ thuật từ nguồn giống, thức ăn, nhiệt độ môi trường, ánh sáng và cả nguồn nước; 15% chủ đầm ni có kế hoạch chuyển sang ni quảng canh cải tiến hay bán cơng nghiệp vì được xem là một mơ hình ni có hiệu quả cao, ổn định, ít tác động tới mơi trường và ít dịch bệnh hơn so với ni cơng nghiệp; 16% chủ đầm có kế hoạch mở rộng đầm ni để có thể thả thêm các loại giống khác nhau (hình 2.12).

2.6.2. Khai thác gỗ, củi từ rừng ngập mặn

Trong khoảng thời gian những năm 1997 trở về trước, RNM là nơi cung cấp gỗ, củi cho tồn xã. Thời điểm đó, hầu như toàn bộ cư dân đều vào rừng chặt cây lấy gỗ làm nhà, kèo cột, lấy củi đun và đắp đầm ni trồng thủy sản. Diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh. Các vùng bãi triều trở nên nghèo kiệt, khơng cịn nhiều loại thuỷ hải sản cư trú, nhiều diện tích đất bãi triều bị hoang hố. Nguồn lợi thủy hải sản tại địa phương giai đoạn này đều giảm so với trước kia. Sản lượng khai thác, số ngày, tháng khai thác được trong năm với các lồi chính đều giảm so với trước.

Chỉ từ những năm 2000 trở về đây, chính sách cấm khai thác cây rừng được thực hiện nghiêm ngặt cùng các dự án trồng cây phục hồi rừng đã giúp khơi phục phần nào diện tích rừng, nâng cao ý thức của người dân. Người dân chuyển sang sử dụng than tổ ong, dần dần thay thế bằng điện, gas, biogas (84% người dân trong điều tra sử dụng gas làm vật liệu đun nấu). Hiện tại, tuy một số hộ dân vẫn còn vào rừng thu gom gỗ, củi khô, cành cây gãy, chết... nhưng không gây ra ảnh hưởng tới RNM.

2.6.3. Du lịch khám phá rừng ngập mặn

Đồng Rui có tiềm năng rất lớn cho phát triển du lịch sinh thái rừng ngập mặn, du lịch trải nghiệm và du lịch sinh thái tại bãi Lịng Vàng. Ngồi ra, Đồng Rui cịn có nhiều sản phẩm nơng nghiệp địa phương có thể đóng góp vào đa dạng sản phẩm du lịch như: vịt chạy đồng, trứng vịt, khoai lang, rọc mùng, các loại hải sản...

Trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2020-2050 cũng nói rõ về việc phát triển du lịch Đồng Rui. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tiên Yên cũng đề cập xây dựng kinh doanh du lịch sinh thái Đồng Rui giai đoạn 2015- 2020. Trên cơ sở đó xã cũng đã đưa ra nghị quyết phát triển du lịch sinh thái và phát triển các khu đất phục vụ quy hoạch hạ tầng du lịch. Xã đã thuê Công ty TNHH Đầu tư Hoàng Anh tư vấn thiết kế website, bộ nhận diện du lịch Đồng Rui. Huyện Tiên Yên đang khảo sát, đánh giá tiềm năng du lịch và xây dựng Quy hoạch phát triển du lịch Đồng Rui. Hiện xã đã bố trí quỹ đất dành cho hạ tầng du lịch gồm 1.800ha; mở rộng trục đường chính vào trung tâm xã với chiều ngang 7m và tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư khi có quy hoạch. Xã đã chú ý đào tạo nguồn nhân lực, như mở các lớp sơ cấp nấu ăn, chú ý các đối tượng kinh doanh nhà hàng; khuyến khích học sinh nâng cao trình độ ngoại ngữ. Đồng thời, các sản phẩm nông sản của địa phương cũng được phát triển để phục vụ cho du lịch…

Tuy vậy, du lịch Đồng Rui vẫn ở giai đoạn khởi đầu, giá trị du lịch còn rất thấp. Đồng Rui cịn phải khắc phục nhiều khó khăn: cơ sở hạ tầng cịn bất cập, nhất

là đường giao thơng; chưa có hệ thống cung cấp nước ngọt phục vụ sinh hoạt, dịch vụ, sản xuất; chưa có quy hoạch du lịch.

2.7. Cơng tác bảo tồn rừng ngập mặn tại Đồng Rui

2.7.1. Đánh giá vai trị của rừng ngập mặn

Thơng qua phân tích bảng hỏi và thu thập thơng tin thôn, xã, đề tài đã thu nhận được một số thông tin cơ bản về giá trị sử dụng của RNM Đồng Rui. Trong đó, thu nhập trực tiếp và gián tiếp từ các giá trị của RNM bản địa chiếm tỷ lệ lên tới 66%. Như vậy RNM đóng vai trị vơ cùng quan trọng đối với người dân nơi đây.

Hình 2.13. Các giá trị dịch vụ hệ sinh thái của rừng ngập mặn Đồng Rui

RNM là mơi trường sống của các lồi tự nhiên chiếm tỷ lệ cao nhất 87% phiếu đánh giá quan trọng và rất quan trọng. Đạt tỷ lệ phiếu được đánh giá quan trọng cao thứ hai là về khả năng cung cấp nơi sống cho cá với 80%. Các giá trị quan trọng khơng kém là cải thiện khí hậu, nguồn thức ăn, bảo vệ Đồng Rui khỏi gió bão, bảo vệ bờ biển, duy trì chất lượng mơi trường nước với tỷ lệ lần lượt là 69%, 67%, 66% và 63%. Các giá trị được đánh giá thấp hơn là giá trị thẩm mỹ, văn hóa, lưu trữ cacbon, du lịch, cung cấp gỗ củi, hỗ trợ ngư trường với tỷ lệ dao động từ 16 - 42%. Giá trị dược liệu được đánh giá kém quan trọng nhất với gần 75% phiếu đánh giá khơng quan trọng.

Vai trị lớn của RNM Đồng Rui có thể được gộp lại thành 5 nhóm lớn. Theo thứ tự quan trọng đó là giá trị mơi trường sống của các lồi tự nhiên; giá trị về nguồn thức ăn, hỗ trợ ngư trường; giá trị lưu trữ CO2, bảo vệ bờ biển, cải thiện khí hậu, bảo

0 20 40 60 80 100 Giá trị thẩm mĩ Lưu trữ CO2

Giá trị văn hóa Năng suất cá Giá trị dược liệu Du lịch Bảo vệ bờ biển Nguồn thức ăn Cung cấp gỗ củi Hỗ trợ ngư trường Chất lượng MT nước

Mơi trường sống của lồi tự nhiên

Cải thiện khí hậu Hạn chế tác động của

gió lốc

vệ Đồng Rui khỏi gió bão, duy trì chất lượng mơi trường nước; giá trị thẩm mỹ, văn hóa và du lịch; giá trị cung cấp gỗ, củi.

2.7.2. Các hoạt động phục hồi và bảo vệ rừng ngập mặn

Từ năm 2000 đến nay, do chính sách NTTS và quản lý rừng thay đổi, cùng với sự giúp đỡ của nhiều cơ quan nghiên cứu và các tổ chức phi chính phủ, diện tích RNM tại Đồng Rui có xu hướng khơi phục, thủy sản dưới tán rừng cũng tăng lên. Đặc biệt từ năm 2005 đến nay, Đồng Rui đẩy mạnh mơ hình quản lý rừng cộng đồng, giao diện tích rừng cụ thể về cho từng thơn trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác. Việc phân chia RNM và bãi triều cho từng thôn quản lý ở Đồng Rui được thực hiện từ cuối năm 2006. Phân chia ranh giới dựa trên ranh giới thơn kéo dài ra phía bãi triều. Xã quy định người dân chỉ được phép khai thác trong khu vực thơn mình, nhưng việc thực thi đúng và đủ theo quy chế lại là một thách thức lớn cho cả chính quyền xã và cho chính người dân địa phương. Tuy rằng việc phân chia đã được hoạch định trên giấy tờ nhưng vấn đề thực thi vẫn chưa thực sự có hiệu quả, các vi phạm như chặt cây lấy củi… hầu như không cịn tiếp diễn nhưng việc khai thác hải sản khơng đúng khu vực quy định lại diễn ra thường xuyên dẫn đến những mâu thuẫn tiềm ẩn trong cộng đồng. Tuy vậy, nhìn chung nhận thức của người dân về giá trị RNM đã được nâng lên, khơng ai cịn chặt phá RNM mà ngược lại rất tích cực chung tay giữ rừng. Cộng đồng dân cư ở Đồng Rui khi được phỏng vấn đều mong muốn RNM được khôi phục, cải thiện và họ sẵn sàng tham gia trồng RNM (có 36/40 hộ tham gia trồng RNM). Trung bình mỗi hộ gia đình có 1 người tham gia trồng RNM.

Bảng 2.6. Diện tích trồng RNM của xã Đồng Rui trong giai đoạn 2010 – 2015

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Trồng rừng 220 220 13,2 2 84 2

(Nguồn: UBND xã Đồng Rui)

Tại xã đã có các quy định về bảo vệ RNM như: i) Bản Quy ước về quản lý, bảo vệ RNM của mỗi thôn; ii) QĐ số 368 QĐ/UB ngày 10/5/2006 “Về việc giao đất và RNM cho cộng đồng thôn bản”; iii) Quy chế hoạt động của Ban quản lý rừng cộng đồng được thông qua ngày 18/5/2006. Trong bản quy chế này có quy định về khai thác RNM và xử lý các hành vi vi phạm (Điều 5).

Ban quản lý (BQL), bảo vệ RNM xã Đồng Rui do chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, các ngành, đoàn thể của xã làm thành viên. Các tổ chức cộng đồng chịu trách nhiệm trực tiếp trong công tác quản lý, bảo vệ RNM bao gồm: Hội phụ nữ, Hội nông dân tập thể, BQL rừng của xã, BQL rừng thôn Thượng, BQL rừng thôn Hạ,

BQL rừng thơn Trung, BQL rừng thơn Bốn (hình 2.14). BQL rừng của thơn có chức năng tham mưu cho chính quyền trong việc nắm bắt tình hình cụ thể và tuyên truyền, vận động quản lý, tổ chức điều hành công tác bảo vệ rừng, xử lý các đối tượng vi phạm xâm hại tới rừng. Nhiều mức phạt được đặt ra đối với việc chặt phá rừng, trung bình từ 50.000 - 100.000đ. Nhờ những cơng tác tun truyền tích cực và hình phạt xử lý thỏa đáng, hầu hết người dân đều hiểu về tầm quan trọng của bảo vệ RNM, nghiêm túc tham gia chấp hành mọi quy định và hưởng ứng các chiến dịch trồng rừng. Tỉ lệ phiếu điều tra hiệu quả quản lý rừng hiện nay được đánh giá tốt và rất tốt lên tới 79% cùng với 9 đánh giá có thể tốt hơn nữa.

Hình 2.14. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý RNM tại xã Đồng Rui

Năm 2006 tổng diện tích RNM tồn xã Đồng Rui là 2.505,45 ha, trong đó có 1.756,81 ha rừng được giao cho cộng đồng quản lý chiếm 70,12% diện tích rừng tồn xã (phụ lục 8). Thơn Bốn có diện tích rừng lớn nhất với 747,70 ha rừng tự nhiên và 90,4 ha rừng trồng được tài trợ bởi tổ chức Ủy Ban Khoa Học Kỹ thuật (KWWT) Hà Lan. Theo quyết định giao đất, giao rừng cho cộng đồng thôn, bản năm 2006 hầu hết RNM được giao cho cộng đồng quản lý. Thơn Bốn có diện tích giao cho cộng đồng lớn nhất với diện tích là 585,2 ha chiếm 69,82% diện tích RNM tồn thơn. Việc giao đất, giao rừng cho người dân phần nào đã thu được các kết quả nhất định. Tuy nhiên do người dân chưa nắm được kỹ thuật trồng rừng và chăm sóc cây non nên số cây con bị chết cịn khá lớn. Trong 2.505,45 ha đất rừng thì chỉ có 1.227,6 ha là rừng tự nhiên cịn lại là đất chưa có rừng nên cần kêu gọi thêm các dự án trồng rừng khác để phục hồi HST RNM đã bị suy thoái từ trước.

Được sự tài trợ của Chương trình tài trợ các dự án nhỏ quản lý bền vững rừng nhiệt đới tại Việt Nam (EC-UNDP-SGPPFTF), xã đã tiến hành triển khai xây dựng các bảng tin tuyên truyền lớn về bảo vệ rừng ở ngay đầu đường vào xã và tại các thôn. Tuy nhiên các bảng tin không được quan tâm bảo vệ nên để cây mọc lên cao che khuất, hoặc bị mất lớp sơn trên mặt chữ, do đó mà hiệu quả tuyên truyền cũng bị hạn chế.

Trong xã cũng có một số các bảng nhỏ được treo rải rác trên các cột điện, thân cây để tuyên truyền với nội dung “Cấm chặt phá RNM, săn bắt các loài động vật hoang dã”. Thực tế việc thực thi của người dân lại không đúng quy định, hiện tượng người dân bẫy chim bằng cách giăng lưới chắn ngang hoặc chắn xung quanh đầm NTTS lại diễn ra thường xuyên.

Tỉnh Quảng Ninh cũng đang trong giai đoạn phê duyệt dự án «Quy hoạch khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui, huyện Tiên Yên». Việc thành lập khu bảo tồn sẽ tạo nhiều thuận lợi cho việc giữ gìn và khơi phục các HST rừng ngập mặn, thúc đẩy phát triển du lịch, đồng thời cũng tạo ra nhiều cơ hội và khó khăn cho phát triển kinh tế của địa phương. Để giảm thiểu các tác động hạn chế và tận dụng các tác động tích cực, cần phải có các cơ chế, chính sách, tài chính và các giải pháp hợp lý, định hướng cho công tác bảo tồn ĐDSH trong thời gian tới.

Kết luận chương 2

RNM xã Đồng Rui điển hình cho khu vực miền Bắc Việt Nam, ĐDSH cao. Đây là nơi sinh sống của 1.227 loài thuộc 798 chi, 430 họ thuộc các nhóm sinh vật khác nhau. RNM ở đây khơng chỉ có tác dụng lớn trong việc phịng hộ, chống xói lở bờ biển, tạo sinh cảnh cho các lồi sinh vật sinh sống… mà cịn đem lại nguồn lợi thuỷ sản rất lớn, góp phần nâng cao đời sống cho người dân.

Tại xã Đồng Rui, nhóm ngành nơng - lâm - ngư nghiệp giữ vai trò chủ đạo chiếm 86% cơ cấu với 647 hộ; nhóm ngành thương mại - dịch vụ chiếm 14% với 105 hộ (2015). Du lịch vẫn còn ở dạng tiềm năng, hiệu quả khai thác còn rất thấp.

Việc khai thác tài nguyên dưới tán RNM Đồng Rui đã được thực hiện từ lâu. Có tới trên 60% số hộ tham gia khai thác hải sản tự nhiên dưới tán rừng, chủ yếu khai thác cua, vạng, ốc, cá, sò..., đem lại thu nhập ít nhất từ 100 000-150 000 VND/người/ngày. NTTS được thực hiện từ những năm 1990 tổng diện tích NTTS có năm lên tới 1 500 ha. Đến nay, diện tích đầm NTTS thu hẹp xuống còn khoảng 163 ha với 31 hộ NTTS tại 42 đầm ni. Hình thức ni thủy sản chủ yếu vẫn là nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến. Chính sách giao đất RNM cho người dân để khoanh vùng tạo thành các đầm ni đã làm cho diện tích RNM suy giảm nhanh chóng. Nhiều

diện tích đầm ni thiếu hiệu quả đã được thu hồi nhưng hiệu quả phục hồi RNM còn hạn chế. Hiện nay, RNM Đồng Rui được quản lý bởi cộng đồng địa phương theo 4 thôn, người dân đa phần đã có ý thức bảo vệ RNM và khai thác hải sản hợp lý. Điều này giúp cho RNM được bảo vệ tốt hơn. Tuy nhiên, nhiều diện tích RNM vẫn được tiếp tục cấp phép cho chuyển đổi sang NTTS, nhiều nơi rừng trồng phát triển không tốt làm cho diện tích RNM Đồng Rui khơng ổn định.

3.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) cho phát triển kinh tế kinh tế gắn với bảo tồn rừng ngập mặn tại khu vực Đồng Rui kinh tế kinh tế gắn với bảo tồn rừng ngập mặn tại khu vực Đồng Rui

Đối với khu vực RNM Đồng Rui, trên cơ sở của phương pháp SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức), luận văn đã xác định những đặc trưng về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức phải đối mặt trong mục tiêu phát triển kinh tế gắn với bảo tồn tài nguyên RNM.

Bảng 3.1. Khung phân tích điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – thách thức cho phát triển kinh tế gắn với bảo tồn tại Đồng Rui bằng phương pháp SWOT

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) Cơ hội (O) Thách thức (T)

S1: Địa hình bằng

phẳng

S2: Khí hậu nhiệt đới

gió mùa với nền nhiệt cao, lượng mưa và độ ẩm lớn

S3: Nguồn nhân lực

đa dân tộc, có kinh nghiệm sinh kế đa dạng

S4: Có hệ thống đê

bao bảo vệ

S5: Một số sản phẩm

nơng nghiệp có giá trị S6: Có tiềm năng phát triển du lịch S7: Diện tích đất rừng lớn, diện tích RNM lớn với nguồn lợi thủy hải sản phong phú

S8: Có chính sách

bảo vệ và phát triển rừng

S9: Nhận được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và các tổ chức, đồn thể W1: Mùa đơng lạnh và có sương mù; chịu tác động trực tiếp bởi mưa bão

W2: Xuất hiện nhiều

tai biến thiên nhiên

W3: Giao thơng cịn

kém phát triển

W4: Hệ thống thủy

lợi còn tự phát, chưa được quy hoạch

W5: Chưa được đáp

ứng nhu cầu về nguồn nước ngọt

W6: Lao động hầu

hết chưa được qua đào tạo, có nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế gắn với bảo tồn rừng ngập mặn xã đồng rui, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh 01 (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)