Hình 3.10. Mơ hình ni thủy sản có chứng nhận sinh thái 3.3.5.2. Phát triển du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng
Xây dựng các mơ hình du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng :
Mơ hình 1: Mơ hình Làng - xã du lịch sinh thái Đồng Rui
1. Tuyến đường làng sạch đẹp, với những dãy phố ẩm thực, những hoạt động dân gian truyền thống cùng các vật phẩm lưu niệm đặc hữu của vùng ĐNN Đồng Rui.
2. Những thảm lúa vàng, xen lẫn những thảm rừng, hồ nước. những bãi cỏ năn nơi gia súc, chim trời tập trung tới kiếm mồi.
3. Các miệt vườn với các đặc sản gà Tiên Yên, vịt biển, khoai lang tím Đồng Rui (Đuổi bắt, tìm kiếm và thưởng thức)
4. Khu vườn cò với những cánh rừng nguyên sinh, rừng trồng, rừng tái sinh đi liền với các đầm nuôi trồng thủy sản (đã có mơ hình Vườn chim thơn Đồi chè, xã Hải Lạng)
5. Các công viên trên hồ nước ngọt hay trên các đầm nuôi trồng thủy sản với các dịch vụ câu cá, ẩm thực, tham quan
6. Tuyến đường đê được cải tạo, nâng cấp để phát triển du lịch (xích lơ, xe máy, xe đạp): tham quan RNM, vẻ đẹp đồng quê và các đầm nuôi, đồng thời là tuyến đường tuần tra bảo vệ rừng và đê biển.
7. Du lịch bằng tàu thủy trên sông Voi lớn và sông Voi bé: Khám phá vẻ đẹp hoang sơ của sơng nước, bãi cát Lịng Vàng và RNM Đồng Rui, tham gia đánh bắt, khai thác thủy sản và thưởng thức đặc sản trên các nhà bè.
8. Cảnh sắc, người dân Đồng Rui với nét mộc mạc chân quê, thân thiện, hiếu khách và hài hịa với tự nhiên.
Mơ hình 2: Tổ chức, xây dựng du lịch RNM Đồng Rui và bãi tắm Lòng Vàng
thành sản phẩm du lịch chủ đạo thu hút du khách trong và ngoài nước đến Đồng Rui Hai mơ hình trên được áp dụng ở Đồng Rui nhằm khai thác tiềm năng tự nhiên của vùng đất ngập nước ở đây, đồng thời phát huy được tính tích cực của cộng đồng cư dân Đồng Rui. Vai trị của chính quyền và các tổ chức đồn thể cấp xã được đặc biệt chú trọng ngay từ khâu lập kế hoạch đến việc thực hiện các hoạt động và giám sát mơ hình. Chính quyền xã có cơ hội thể hiện vai trị và thực lực của mình trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên tại địa phương thông qua sự hỗ trợ của các cơ quan có liên quan.
3.3.6. Các giải pháp về quản lý, chính sách và đầu tư
3.3.6.1. Giải pháp về cơ chế chính sách
- Đối với NTTS phải có chính sách đền bù và tạo sinh kế mới cho các hộ bị thu hồ và sẽ bị thu hồi đất NTTS. Đối với các hộ tiếp tục được đầu tư phát triển NTTS phải có cam kết về bảo vệ mơi trường và vệ sinh an tồn trong nuôi trồng, được vay vốn ưu đãi để đầu tư kỹ thuật và mở rộng sản xuất.
- Khảo sát và điều chỉnh, bố trí lại các cụm dân cư xã Đồng Rui nhằm ổn định cuộc sống của cư dân, tạo không gian phát triển du lịch sinh thái cộng đồng.
- Tổng kết, đánh giá những mơ hình phát triển kinh tế hiện đang được người dân triển khai thực hiện giúp người dân ổn định đời sống.
- Đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới.
- Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ - sản xuất như xây dựng chợ, cửa hàng buôn bán, giới thiệu sản phẩm nông sản và du lịch.
- Khi thành lập khu bảo tồn ĐNN Đồng Rui, những tác động tiêu cực đến cư dân vùng đệm ngồi của khu bảo tồn khơng lớn, nhưng đối với cư dân xã Đồng Rui thuộc vùng đệm trong của khu bảo tồn là rất lớn. BQL khu bảo tồn phải có sự kết hợp chặt chẽ với UBND xã Đồng Rui về công tác tuyên truyền vận động người dân chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của khu bảo tồn, đồng thời tạo điều kiện để người dân tham gia vảo cơng tác quy hoạch, quản lý và tìm các giải pháp để người dân tiếp cận, khai thác tốt nhất vùng ĐNN Đồng Rui.
3.2.6.2. Giải pháp tổ chức quản lý
Trong 75 phiếu điều tra về ý kiến của người dân góp phần phục hồi, bảo vệ RNM thì có 25 phiếu khơng có đề xuất gì, 50 phiếu là đưa ra các giải pháp, đề xuất cụ thể. Tổng kết 50 phiếu và theo ý kiến của nhóm thì có 8 giải pháp chính theo thứ tự quan trọng như sau:
- Cán bộ, chính quyền phải sâu sát hơn trong việc giám sát, quản lý, bảo vệ rừng, cần có chính sách cụ thể, linh động, thực tế và có sự liên kết giữa các bộ phận. Cán bộ phải gần dân, quan tâm đến đời sống người dân, có thể đưa ra những kinh phí hỗ trợ khi cần thiết (Ví dụ: hỗ trợ vốn cho người dân phát triển đầm thay vì cho người ở nơi khác hay doanh nghiệp thuê); hỗ trợ về giống cây trồng, vật nuôi, trang thiết bị (tàu, thuyền,...); hỗ trợ đảm bảo nguồn nước sạch cho người dân.
- Quản lý hài hòa giữa bảo vệ rừng và phát triển cuộc sống người dân. Đảm bảo đầu ra các sản phẩm nông nghiệp giúp phát triển, ổn định kinh tế; người dân bớt phụ thuộc vào rừng và nâng cao, tăng cường ý thức bảo vệ rừng (Ví dụ: khu vực người Dao cần tăng cường nhận thức của họ trong việc KTTS, bảo vệ rừng,...). Nêu gương những hộ tiêu biểu về mơ hình kinh tế xen kẽ bảo vệ RNM.
- Quan tâm đến hệ thống cơ sở vật chất như nâng cao đường sá (sửa đường chính, đầu tư đường chạy ra Lịng Vàng,...), nâng cấp đê điều (gia cố đê kè, đắp đê bằng bê tơng hoặc kè hóa,...) để chống xói mịn, lưu giữ phù sa.
- Thành lập BQL riêng (gồm có chính quyền xã, cán bộ thơn, người dân,...) để kiểm soát sát sao hơn về các hoạt động ảnh hưởng tới RNM, từ đó có thể đưa ra hình thức phạt đúng đắn và nghiêm khắc đối với những hành vi cố tình làm gây hại (Ví dụ: các nhà máy xả thải những chất gây hại xuống sông làm ô nhiễm nguồn nước, những hành vi khai thác, hút cát trái phép, chăn thả gia súc, gia cầm ở khu vực hồ nước ngọt hay khai thác nguồn hải sản tự nhiên dưới tán rừng bằng những biện pháp tiêu cực,…) đều phải bị xử lí theo quy định đã đề ra; BQL phải được hưởng lương, chế độ và quyền lợi riêng biệt.
- Dân phải được giám sát cán bộ hay tham gia quản lí các dự án trồng rừng, qua đó thể hiện tính làm chủ của người dân. Số tiền nhân dân đóng góp hay bất kỳ khoản nào cũng cần rõ ràng sử dụng tiền hợp lý.
- Thành lập dự án bảo tồn và trồng thêm RNM, tổ chức và phát triển khu du lịch sinh thái sao cho vững chắc và lâu dài (nhằm đem lại thu nhập cho người dân và khơng khí trong lành cho RNM Đồng Rui), cung cấp cơ hội và lợi ích cho các thế hệ tương lai.
- Tổ chức các cuộc tập huấn, tuyên truyền cho dân trong vùng và các vùng lân cận không chặt, phá cây RNM (Ví dụ: nhiều người vẫn dùng vỏ cây Vẹt làm thuốc nhuộm lưới), phổ biến cụ thể cho người dân trước khi thành lập khu bảo tồn RNM Đồng Rui, đẩy mạnh nâng cao ý thức người dân hơn nữa.
- Nghiêm cấm đánh bắt hải sản bằng thuốc nổ, mìn, điện,... để đảm bảo cho môi trường được hồi phục, phát triển như xưa.
3.3.6.3. Giải pháp đầu tư
Nhằm mục đích bảo tồn, bảo vệ RNM gắn với việc phát triển nền kinh tế khu vực, cần phải:
- Có một chiến lược đồng bộ trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, các khu vui chơi giải trí và bảo vệ mơi trường cảnh quan thiên nhiên của các danh lam thắng cảnh.
- Tiếp tục đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông. huy động tối đa nguồn lực để phát triển. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi gia cầm, thuỷ cầm, thuỷ sản.
- Đề nghị Nhà nước tiếp tục quan tâm đầu tư các dự án hỗ trợ kỹ thuật, đầu tư kinh phí để tiếp tục phục hồi, quản lý và bảo vệ RNM
- Kêu gọi đầu tư, giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các nước trong khu vực nhằm phục hồi rừng, đặc biệt là các chương trình nghiên cứu vừa có nguồn thu từ nguồn lợi thủy sản vừa quản lý RNM bền vững.
- Do tác động của mực nước biển dâng và nhiễu động thời tiết bất lợi (bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa, gió xốy…) ngày càng tăng, cho nên việc bảo vệ các HST RNM cũng như cá biển, và thực vật hoang dại khác ở các cửa sông, ven biển là rất cần thiết để hạn chế xói lở, tàn phá đê điều.
3.3.6.4. Giải pháp nâng cao nhận thức và tăng cường sự tham gia của cộng đồng
- Xây dựng mơ hình quản lý có sự tham gia của cộng đồng theo mơ hình SATOYAMA. Điều cốt lõi của mơ hình là huy động được người dân tự giác tham gia vào hoạt động xây dựng mơ hình, người dân được học tập, hiểu biết về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và tầm quan trọng của chúng đối với đời sống người dân trong vùng và cách bảo tồn giữ gìn chúng.
- Cần có chính sách đầu tư nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và vận động để cộng đồng tự nguyện tham gia vào các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương và của khu bảo tồn.
- Cần tìm ra các sinh kế thay thế cho người dân ngay từ khi mơ hình bắt đầu thực hiện, cải thiện được sinh kế cho người dân.
- Cần đưa pháp luật vào cuộc sống cộng đồng.
- Nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng trong bảo tồn ĐDSH và quản lý KBT, chú trọng tới cơ chế đồng quản lý và chia sẻ lợi ích cho người dân địa phương và nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư sống xung quanh vùng đệm của KBT.
- Nghiên cứu, học hỏi, phát động phong trào xây dựng mơ hình sản xuất, đồng quản lý trong công đồng cư dân vùng ĐNN Đồng Rui - Tiên n.
- Xây dựng các nhóm tình nguyện phục hồi bảo tồn chim, động thực vật quý hiếm của vùng ĐNN Đồng Rui - Tiên Yên.
- Thành lập và xây dựng mơ hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng.
- Tăng cường phổ biến thể chế pháp luật cho cộng đồng, đồng thời tăng cường công tác đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật và thực hiện các biện pháp khuyến khích cho cán bộ cơng tác tại các KBT.
- Hỗ trợ kỹ thuật và tạo điều kiện để có khả năng, nguồn tài chính phục vụ công tác bảo tồn và hỗ trợ phát triển kinh tế của địa phương trên cơ sở khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương và sự trợ giúp từ bên ngoài.
- Dựa vào nhu cầu thị trường, hỗ trợ người dân địa phương đa dạng hoá sinh kế thay thế, giảm khai thác nguồn lợi từ khu bảo tồn, nhưng vẫn đảm bảo được sự phát triển của kinh tế địa phương.
Kết luận chương 3
Khung phân tích SWOT cho thấy xã Đồng Rui có 9 điểm mạnh, 8 điểm yếu, 5 cơ hội và 5 thách thức cho phát triển kinh tế gắn với bảo tồn rừng ngập mặn. Các chiến lược được đề xuất từ khung phân tích SWOT cho phát triển kinh tế gắn với bảo tồn RNM rất đa dạng nhằm tận dụng điểm mạnh và cơ hội, khắc phục hạn chế và vượt qua thách thức. Các đề xuất từ khung phân tích SWOT cho phép xây dựng các định hướng phát triển kinh tế và bảo vệ rừng ngập mặn, bảo vệ đa dạng sinh học của Đồng Rui bao gồm: Thực hiện quy hoạch khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui; Phát huy điểm mạnh của kiến thức bản địa; Phát triển và bảo tồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học dựa trên tiếp cận quản lý hệ sinh thái và dựa vào cộng đồng; Xây dựng các mơ hình kinh tế sinh thái hiệu quả, thân thiện với môi trường, tốt cho sức khỏe trên cơ sở tích hợp các hợp phần nơng, lâm, thủy sản và dịch vụ làm nền tảng cho phát triển kinh tế và bảo tồn đa dạng sinh học; Khai thác, nuôi trồng thủy sản hợp lý
thức, phát huy lợi thế so sánh, tăng cường liên kết vùng và gia nhập hiệu quả vào chuỗi giá trị kinh tế của huyện, tỉnh, vùng và quốc gia; Có các giải pháp tăng cường cơng tác giáo dục-tăng cường tham gia của cộng đồng, nâng cao năng lực quản lý, giải pháp cơ chế chính sách, giải pháp đầu tư xây dựng mơi trường sống hịa đồng với tự nhiên và thích ứng với biến đổi khí hậu; Tạo mơi trường hấp dẫn thu hút các dự án đầu tư phát triển kinh tế xanh, bảo vệ môi trường và ĐDSH.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
1. Bảo vệ rừng ngập mặn cần phải được thực hiện đồng thời với việc phát triển kinh tế-xã hội cho các cộng đồng ven biển. Quản lý và bảo tồn các HST RNM kết hợp với sự tham gia của cộng đồng có ý nghĩa cho cải thiện sinh kế và nâng cao giá trị tài nguyên ven biển. Việc đề xuất các chiến lược, giải pháp phát triển kinh tế và bảo tồn RNM có thể được thực hiện thơng qua cơng cụ phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức).
2. Xã đảo Đồng Rui có những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển và bảo tồn rừng ngập mặn, cũng như các hệ sinh thái vùng cửa sơng ven biển. RNM của xã là điển hình cho khu vực miền Bắc Việt Nam, có ĐDSH cao, khơng những có tác dụng phịng hộ, tạo sinh cảnh cho các lồi sinh vật sinh sống… mà còn đem lại nguồn lợi thuỷ sản rất lớn, góp phần nâng cao đời sống cho người dân.
3. Phần lớn người dân xã Đồng Rui di cư từ nơi khác đến với nhiều dân tộc, nhiều kinh nghiệm sản xuất khác nhau. Hiện nay, 82% lao động trong xã làm việc trong ngành trồng trọt – đánh bắt thủy hải sản. Nhóm ngành nơng - lâm - ngư nghiệp giữ vai trò chủ đạo. Du lịch vẫn còn ở dạng tiềm năng, hiệu quả khai thác thấp.
4. Sinh kế của người dân xã Đồng Rui phụ thuộc rất lớn vào tài nguyên rừng và dưới tán RNM. Có tới trên 60% số hộ tham gia khai thác hải sản tự nhiên dưới tán rừng, đem lại thu nhập ít nhất từ 100 000-150 000 VND/người/ngày. NTTS được bắt đầu từ những năm 1990 với tổng diện tích NTTS có năm lên tới 1 500 ha cũng là ngành kinh tế rất quan trọng. Đến nay, diện tích đầm NTTS đã được thu hẹp xuống còn 163 ha với 31 hộ NTTS tại 42 đầm nuôi, phân bố tập trung ở thơn Thượng. Diện tích đầm NTTS biến đổi từ 0,6 ha đến 6 ha. Hình thức ni thủy sản chủ yếu vẫn là nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, một số ít hộ ni bán công nghiệp và công nghiệp. Việc khai thác gỗ rừng gần như khơng cịn ảnh hưởng đến RNM Đồng Rui. 5. Chính sách giao đất RNM cho người dân để khoanh vùng tạo thành các đầm nuôi trong khu vực từ năm 1992 đã làm cho diện tích RNM suy giảm rất nhanh và mạnh. Các chính sách thu hồi những khu vực NTTS bị bỏ trống của các chủ đầm nuôi để trồng rừng từ năm 1998 do làm ăn thất bại, khơng có thu nhập để đầu tư cho vụ sau được thực hiện đã giúp cho diện tích RNM tăng dần lên. Hiện nay, RNM Đồng Rui được quản lý bởi cộng đồng địa phương theo 4 thơn, người dân đa phần đã có ý
thức bảo vệ RNM và khai thác hải sản hợp lý. Tuy nhiên, nhiều diện tích RNM vẫn