Bảng 1 Hệ thống bản đồ được sửdụng trong luận văn
Bảng 1.1 Mơ hình bảng ma trận phân tích SWOT
Điểm mạnh 1. 2. 3. 4. Điểm yếu 1. 2. 3. 4. Cơ hội 1. 2. 3. 4.
Chiến lược Cơ hội-Điểm mạnh (OS)
Sử dụng các thế mạnh để tận dụng các cơ hội
1. 2.
Chiến lược Cơ hội-Điểm yếu (OW)
Vượt qua các điểm yếu bằng cách tận dụng các cơ hội 1. 2. Thách thức 1. 2. 3. 4.
Chiến lược Thách thức-Điểm mạnh (TS)
Sử dụng điểm mạnh để tránh các thách thức
1. 2.
Chiến lược Thách thức-Điểm yếu (TW)
Giảm thiểu điểm yếu và tránh các thách thức
1. 2.
1.2.2.2. Ứng dụng của phân tích SWOT
Phân tích SWOT có thể được sử dụng để:
- Tìm kiếm các giải pháp mới cho một vấn đề; - Xác định các rào cản sẽ làm hạn chế các mục tiêu; - Quyết định phương hướng hiệu quả nhất;
- Xác định khả năng và hạn chế của những thay đổi;
- Rà soát các kế hoạch để điều hướng tốt nhất các hệ thống, cộng đồng, và các tổ chức.
Phân tích SWOT đã được sử dụng trong công tác cộng đồng như một cơng cụ để xác định các yếu tố tích cực và tiêu cực trong các tổ chức, cộng đồng và xã hội thúc đẩy hoặc hạn chế việc thực hiện thành công các dịch vụ xã hội và các nỗ lực thay đổi xã hội [78]. Nó được sử dụng như là nguồn thông tin ban đầu, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những thách thức trong một cộng đồng [85]. Phân tích SWOT là một phần của kế hoạch cho quá trình thay đổi xã hội. Sau khi phân tích SWOT hồn thành, một tổ chức có thể biến danh sách SWOT thành một loạt các khuyến nghị để xem xét trước khi xây dựng một chiến lược hoặc kế hoạch.
Trong luận văn này, phân tích SWOT hướng tới đánh giá và xác định điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – thách thức của việc khai thác, sử dụng tài nguyên cho phát triển kinh tế và sử dụng rừng ngập mặn. Thông qua SWOT, đề tài sẽ đề xuất các định hướng và giải pháp để tận dụng điểm mạnh và cơ hội, giảm thiếu rủi ro và vượt qua thách thức hướng tới mục tiêu dung hòa phát triển kinh tế và bảo tồn rừng ngập mặn tại xã Đồng Rui.
1.3. Quan điểm, quy trình và phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Quan điểm nghiên cứu
Cơ sở khoa học để thiết lập và quản lý các khu bảo tồn phải được hiểu rộng như một tập hợp các luận cứ khoa học cơ bản về ĐDSH, môi trường, về xu hướng diễn thế của chúng trong mối tương quan mật thiết với điều kiện thực tiễn về kinh tế, xã hội của khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui - Tiên Yên. Do đó, việc nghiên cứu bảo tồn rừng ngập mặn và phát triển kinh tế-xã hội tại Đồng Rui phải dựa trên quan điểm hệ thống, tổng hợp và liên ngành theo định hướng phát triển bền vững. Tính hệ thống và tổng hợp thể hiện mối quan hệ chặt chẽ của các yếu tố tự nhiên (bao gồm rừng ngập mặn), kinh tế-xã hội và môi trường cấu thành một hệ thống tự nhiên và nhân văn hồn chỉnh. Trong đó, việc thay đổi một yếu tố nào cũng sẽ dẫn đến thay đổi tồn hệ thống. Vì vậy, khi nghiên cứu hệ thống đó phải xem xét một cách tồn diện dưới quan điểm liên ngành của tất cả các yếu tố thành tạo, cũng như xem xét mối liên hệ cấu trúc và chức năng giữa chúng.
1.3.2. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu thực hiện luận văn bao gồm 3 giai đoạn :
- Giai đoạn 1 : Xác định mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu; thu thập dữ liệu và tài liệu về vấn đề nghiên cứu và khu vực nghiên cứu; xác định các phương pháp nghiên cứu sẽ được thực hiện; điều tra khảo sát thực địa và điều tra kinh tế - xã hội
- Giai đoạn 2 : Phân tích các yếu tố tự nhiên và kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế và bảo tồn rừng ngập mặn ; phân tích hiện trạng các hoạt động khai thác tài nguyên dưới tán rừng ngập mặn và hiện trạng bảo tồn rừng ngập mặn;
- Giai đoạn 3 : Phân tích SWOT của việc phát triển kinh tế và bảo tồn rừng ngập mặn Đồng Rui ; đề xuất định hướng và giải pháp phát triển kinh tế và bảo tồn rừng ngập mặn Đồng Rui.
Hình 1.1. Quy trình các bước nghiên cứu thực hiện luận văn
1.3.3. Các phương pháp nghiên cứu
1.3.3.1. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Trong quá trình thực hiện luận văn, vào tháng 5/2016, tác giả đã cùng với nhóm nghiên cứu thực hiện dự án nghiên cứu thành lập khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui đã tiến hành khảo sát khu vực nghiên cứu theo các tuyến, điểm và lát cắt kinh tế-sinh thái như sau (Hình 1.2):
Tuyến 1: Khảo sát dọc từ Cầu Ba Chẽ theo sơng Ba Chẽ đến bãi Lịng Vàng, đo đạc và khảo sát RNM hai bên sông Ba Chẽ
Tuyến 2: Từ bãi Lịng Vàng xuống phía nam xã Đồng Rui và dọc theo sông Voi Bé về phía cầu Ba Chẽ
Tuyến 3: Khảo sát trên đảo Đồng Rui, dọc thôn Thượng - thôn Trung - thôn Hạ - Thôn 4 và đường đê bao quanh xã
Tuyến 4: Dọc từ cầu Ba Chẽ ven theo RNM xã Hải Lạng, qua đê ngăn đến gần càng Mũi Chùa.
Tại các tuyến khảo sát, nhóm nghiên cứu đã quan sát sự phân hóa về các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế - xã hội theo các tuyến đó. Đồng thời, trên các tuyến đó, chúng tơi đã lựa chọn các khu vực đặc trưng để khảo sát đặc điểm địa lý tự nhiên, KT-XH và mơi trường tại các điểm chìa khóa đó.
Hình 1.2. Sơ đồ các tuyến khảo sát tại khu vực Đồng Rui và phụ cận 1.3.3.2. Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi 1.3.3.2. Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi
Điều tra sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc để phỏng vấn, điều tra xã hội học về đời sống phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và vấn đề bảo vệ khu bảo tồn rừng ngập mặn xã Đồng Rui huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh vào tháng 7/2016. Kết quả đã thu được 48 phiếu điều tra kinh tế xã hội, phân bố ở 4 thôn trong xã (bảng 1.2). 02 đối tượng chính được phỏng vấn là: i) các cán bộ quản lý ở các cấp khác nhau trong
cộng đồng địa phương: thu thập các thơng tin về các chính sách quản lý, các chương trình, kế hoạch bảo vệ RNM, về xung đột sinh kế, xung đột trong bảo tồn rừng, chồng lấn quy hoạch…; ii) người dân địa phương :
Bảng 1.2. Phân bố phiếu điều tra KT-XH theo khu vực và theo đối tượng được hỏi
Thôn Số phiếu
Hộ gia đình Cán bộ quản lý Tổng
Thượng 13 1 14
Trung 8 4 12
Hạ 11 2 13
Bốn 8 1 9
Tổng 40 8 48
Ngồi ra, nghiên cứu này cịn sử dụng kết quả điều tra KT-XH và môi trường bằng bảng hỏi của: nhóm sinh viên K58 Sinh thái Cảnh quan và Môi trường thực hiện vào tháng 02/2017 tại 4 thôn của xã Đồng Rui (75 phiếu hỏi người dân); và của Bùi Thị Dung vào tháng 4/2017 (13 phiếu hỏi chủ đầm NTTS và 12 phiếu hỏi người dân địa phương sống lân cận đầm NTTS).
1.3.3.3. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích
Sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích để đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mơ hình kinh tế sinh thái điển hình thu được từ kết quả điều tra bằng bảng hỏi vào tháng 02/2017. 03 chỉ số phân tích chi phí lợi ích được tính tốn bao gồm: NPV (lợi nhuận thuần), BCR (tỷ số lợi ích/chi phí) và IRR (hệ số hồn vốn nội tại).
* Lợi nhuận thuần của mơ hình kinh tế (NPV)
- Lợi nhuận thuần: Hiệu giá trị giữa tổng lợi nhuận và tổng chi phí sau t năm Lợi nhuận thuần (NPV) = Tổng lợi ích của t năm – Tổng chi phí của t năm - Tổng lợi ích của năm t tại thời điểm hiện tại: Tính giá trị lợi ích cho các năm tương lai theo tỉ giá hiện tại.
Tổng lợi ích sau t năm theo giá hiện tại = Tổng lợi ích của năm t (1+r)t
với r là hệ số chiết khấu
- Tổng chi phí của năm t tại thời điểm hiện tại: Tính chi phí đầu tư của các năm tương lai theo tỉ giá hiện tại
Tổng chi phí sau t năm theo giá hiện tại = Tổng lợi ích của năm t (1+r)t , với r là hệ số chiết khấu
Theo cơ sở dự báo của Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), tỉ lệ lạm phát hàng năm đối với VNĐ là 7%/năm từ năm 2012.
Thời điểm điều tra kinh tế là tháng 2/2017, các thông tin điều trả từ các hộ người dân cung cấp là năm 2016. Các phân tính mơ hình kinh tế tính từ năm 2016 đến năm 2020, tỷ lệ lạm phát Việt Nam đồng cho các năm thể hiện ở bảng 1.3: