Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu – xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế gắn với bảo tồn rừng ngập mặn xã đồng rui, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh 01 (Trang 34)

2.1.2. Địa chất, địa hình - địa mạo

2.1.2.1. Địa chất

Đá cổ nhất tại khu vực nghiên cứu là cát kết, bột kết, đá phiến sét có tuổi Jura thuộc phân hệ tầng trên của hệ tầng Hà Cối (J1-2hc2). Các thành tạo đá chỉ lộ ra ở một số chỏm đồi nhỏ, phần lớn không lộ ra trên mặt đảo mà nằm dưới lớp phủ Đệ Tứ có nguồn gốc biển từ 5 đến 8 m.

Hình 2.2. Bản đồ địa chất khu vực đất ngập nước Đồng Rui, huyện Tiên Yên Nguồn: Dự án « Thành lập khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui, huyện Tiên

Yên, Quảng Ninh » Thành phần trầm tích tầng mặt tại khu vực nghiên cứu gồm cát hạt mịn (> 63 μm), bột (4-63 μm), sét (< 4 μm) và có xu hướng giảm dần từ bãi triều vào trong

RNM. Hàm lượng trầm tích bột và sét trong RNM chiếm tỉ lệ cao, lần lượt là 43,3% và 13,6% và có xu hướng giảm dần từ trong RNM, rìa RNM, bãi triều. Điều này được giải thích bởi q trình lắng đọng trầm tích hạt mịn tại vùng RNM ven biển.

2.1.2.2. Địa hình - địa mạo

Các dạng địa hình xã Đồng Rui được phân chia theo nguồn gốc - hình thái và được thể hiện trên bản đồ địa mạo 1:10.000 (Hình 2.3).

Hình 2.3. Bản đồ địa mạo khu vực rừng ngập mặn Đồng Rui - Tiên Yên

Nguồn: Dự án « Thành lập khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui, huyện Tiên

- Dạng địa hình bóc mịn: Địa hình sườn đồi thấp bóc mịn tích tụ trên các đồi

núi sót chịu q trình bóc mịn yếu, độ cao 10 - 20,8m. Các đồi nằm sát nhau và phân bố gần sát bờ biển. Phân bố chủ yếu ở phía đơng, đơng bắc và tây nam. Phủ trên các gò đồi là cây bụi và rừng trồng keo.

- Dạng địa hình hỗn hợp sơng - biển: Hệ thống lạch triều nhỏ phát triển dày

đặc, chia cắt các bãi triều cao và thấp. Hệ lạch triều nhỏ có dịng chảy triều mạnh và có chức năng quan trọng đối với hồn lưu nước, bồi tích ven bờ.

- Dạng địa hình do biển: Địa hình thềm biển tích tụ tuổi Holocen giữa (3 - 6m): phân bố gần như tồn bộ diện tích ba thơn chính Thượng, Trung, Hạ với 2/3 diện tích đảo gồm cát sạn, bột, sét xám vàng chứa thân rễ cây hóa than yếu và vụn sị ốc, dày 1- 5m. Trầm tích biển tạo thành các cồn cát cao 0,5 - 1m là nơi cư trú của cư dân địa phương. Dạng địa hìn này được chia làm : Địa hình thềm biển tích tụ Holocen muộn

(1 - 3m); Địa hình bãi triều cao (0,2 – 1m); Địa hình bãi triều thấp (< 0,2m).

- Dạng địa hình nhân sinh: Hoạt động san lấp mặt bằng và đắp đầm nuôi trồng

thủy sản tạo thành. Xã có 3 hồ nước ngọt tự nhiên được con người tu bổ và cải tạo, là nơi cung cấp nước sản xuất nơng nghiệp chính cho các thơn.

2.1.3. Khí hậu, thủy văn và hải văn

2.1.3.1. Khí hậu

Khí hậu khu vực Đồng Rui thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa hè nóng và ẩm, mùa đơng khơ và lạnh. Do đặc điểm về vị trí địa lý và địa hình của khu vực Tiên Yên phức tạp, đồi núi chạy sát biển tạo cho khu vực có những đặc trưng khí hậu riêng, những tiểu vùng khí hậu hỗn hợp miền núi, ven biển.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 20 - 29ºC. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 7, tháng 8 và thấp nhất vào tháng 12, tháng 1. Mùa đơng lạnh và có sương mù, nhiệt độ trung bình tháng 1 dao động từ 12 - 15ºC; từ tháng 1 đến tháng 3 hay có hiện tượng sương mù làm ảnh hưởng đến tàu thuyền đi lại và hoạt động sản xuất của nhân dân. Mùa hè nhiệt độ khá cao, trung bình tháng 7 từ 28 - 29ºC, nhiệt độ cao tuyệt đối đạt tới 37,3ºC.

- Mưa và ẩm: Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 7, tháng 8 và thấp nhất vào tháng 12, tháng 1. Từ tháng 1 đến tháng 3 hay có hiện tượng sương mù làm ảnh hưởng đến tàu thuyền đi lại và hoạt động sản xuất của người dân. Lượng mưa trung bình năm từ 2.200 – 2.500 mm, trung bình có khoảng 130- 160 ngày mưa/năm. Mưa tập trung chủ yếu vào các tháng mùa hè với lượng mưa tháng trên 200 mm, tháng có mưa nhiều

nhất là tháng 7 và 8. Mùa đơng, tháng mưa ít nhất vào tháng 12, tháng 1 và tháng 2 năm sau. Lượng mưa lớn nhất của một ngày có thể đạt 350 - 450 mm, chỉ xảy ra trong những ngày chịu ảnh hưởng của áp thấp, bão, dải hội tụ nhiệt đới... Độ ẩm trung bình năm là 84%, trong đó tháng cao nhất (tháng 3 và tháng 4) là 88%, tháng thấp nhất (tháng 11 và tháng 12) là 76%.

- Chế độ gió: Chế độ gió ở khu vực nghiên cứu chịu sự chi phối của hệ thống

gió mùa. Vào mùa đơng, hướng gió thịnh hành bắc, đơng bắc. Mùa hè gió thịnh hành là hướng nam, đơng nam. Đầu mùa hè, gió nam chiếm ưu thế, rõ rệt nhất vào giữa mùa, sau đó giảm đi. Biến đổi của tần suất gió bắc trong mùa đơng cũng diễn ra tương tự. Tháng 9-10 mang tính chất trung gian, gió bắc ít hơn mùa đơng nhưng nhiều hơn mùa hè, ngược lại, gió nam ít hơn mùa hè nhưng nhiều hơn mùa đơng. Mỗi hướng gió thường có tốc độ gió khác nhau, gió có thành phần hướng tây có tốc độ nhỏ nhất, gió có thành phần hướng bắc và nam có tốc độ lớn nhất. Tốc độ gió tại khu vực hàng năm khơng lớn, trung bình khoảng 2,5-3,5 m/s.

2.1.3.2. Thủy, hải văn

- Hệ thống sông suối : Khu vực RNM Đồng Rui - Tiên Yên chịu sự tác động

của hai lưu vực sông là sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ. Sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ đổ vào Vịnh Tiên Yên và ảnh hưởng trực tiếp đến vùng RNM Đồng Rui - Tiên Yên. - Chế độ thuỷ văn của sông Tiên n và sơng Ba chẽ khơng điều hồ trong

năm, có sự chênh lệch lớn về lưu lượng nước giữa 2 mùa. Về mùa khô (mùa kiệt) mực nước thấp, lưu lượng nhỏ, xâm nhập mặn do dòng triều là lớn nhất tạo điều kiện thuận lợi cho NTTS nước lợ. Trái lại, vào mùa mưa thường có lũ đơn gây ngập lụt ở một số nơi, ảnh hưởng xấu đến môi trường NTTS như gây ra hiện tượng ngọt hố nhanh, gây đục nguồn nước do xói mịn, rửa trơi mạnh, phá huỷ hệ thống đê điều, đầm nuôi, cuốn trôi vật nuôi.

- Chế độ thuỷ triều: Thuỷ triều ở khu vực Đồng Rui - Tiên Yên chịu ảnh hưởng chung của chế độ nhật triều thuần nhất, trong một ngày có một lần nước lớn và một lần nước rịng. Trong một năm có 101 ngày có biên độ triều lớn trên 3,5m. Biên độ triều lớn nhất lên đến 4,0m trong các tháng 1, 6, 7 và 12, giảm đi còn khoảng 3,0m vào các tháng 3, 4, 8 và 11 đồng thời với sự suy giảm tính chất thuần nhất của nhật triều.

- Chế độ sóng và hướng sóng: Vào mùa đơng, độ cao của sóng cao nhất chỉ ở mức 0,5 - 0,7m với tần suất rất bé (khoảng 0,48%) xuất hiện chủ yếu vào tháng 12. Hầu hết các tháng trong năm ở cấp 0,25 - 0,5m.

- Nhiệt độ nước biển và độ mặn: Nước ven bờ khu vực Đồng Rui - Tiên Yên là sự pha trộn giữa nước biển và nước ngọt từ vùng núi cao phía tây, tây bắc theo các dịng sơng Ba Chẽ, Tiên Yên đổ ra theo quy luật mùa và làm ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt độ và độ mặn của vùng ĐNN Đồng Rui - Tiên Yên. Độ mặn có giá trị cao nhất vào tháng 1 và tháng 2, nằm trong khoảng 31 - 32‰. Độ mặn thấp nhất vào tháng 7, 8 giá trị trung bình từ 21 - 22‰, thậm chí xuống đến 5 - 17‰. Ở khu vực các cửa sông đổ độ mặn thấp nhất có thể xuống tới 2 - 4‰.

2.1.4. Thổ nhưỡng

Khu vực xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên có 3 nhóm đất với 4 loại đất chính, trong đó đất mặn sú, vẹt, đước chiếm ưu thế.

- Nhóm đất feralit: phân bố trên địa hình đồi sót cao từ 10 – 21m. Đất màu nâu

tím trên đá sét màu tím (Fe): có vỏ phong hóa trên đá sét bột kết, màu nâu tím, tuổi Jura- hệ tầng Hà Cối. Trầm tích hạt thơ và hạt mịn xen kẽ nhau: cát kết và cát kết dạng quarzit màu nâu tím nhạt xen bột kết màu nâu tím.

- Nhóm đất phù sa: Gồm có hai loại đất là đất phù sa (phân bố trên các dạng địa hình gị cao, hiện được chuyển thành đất ở nơng thôn và xây dựng hạ tầng) và đất phù sa khơng được bồi, glây trung bình hoặc mạnh (Pg) (chủ yếu trồng 2 vụ lúa, hoặc một vụ lúa một vụ màu).

- Nhóm đất mặn: được hình thành từ những sản phẩm phù sa của sông và biển lắng đọng trong mơi trường mặn. Diện tích bị nhiễm mặn cũng như nồng độ nhiễm mặn nhiều hay ít phụ thuộc vào khoảng cách so với biển, càng xa biển độ mặn càng giảm và phụ thuộc vào thành phần cơ giới của đất. Nhóm đất mặn được chia thành 3 loại:

+ Đất mặn sú, vẹt, đước (Mm): Đất mặn sú vẹt hay đất mặn dưới RNM chủ

yếu phân bố ngồi đê. Nhóm đất tồn tại ở dạng chưa thuần thục, chỉ có các cây ngập mặn mắm, sú, trang, đâng phát triển.

+ Đất mặn nhiều (Mn): đất mặn nhiều do nước mặn tràn theo thủy triều vào

các con lạch. Đây cũng là nơi trồng các cây ưa mặn cao như trang, đâng.

2.1.5. Thực vật và đa dạng sinh học

2.1.5.1. Thực vật

Dựa trên nguồn tư liệu bản đồ, ảnh vệ tinh và khảo sát thực địa đã xác định hiện trạng thảm thực vật khu vực RNM Đồng Rui - Tiên Yên có các kiểu thảm thực vật chính bao gồm thảm RNM tự nhiên, thảm thực vật tự nhiên trên đồi gò và thảm thực vật canh tác.

a) Các quần xã trong thảm rừng ngập mặn tự nhiên

Nhóm cây ngập mặn chủ yếu và đặc trưng của khu vực RNM Đồng Rui gồm có 6 lồi: Vẹt dù Bruguiera gymnorrhiza, Trang Kandelia candel, Đâng Rhizophora

mucronata, Bần chua Sonneratia caseolaris, Mắm Avicennia marina, Sú Aegiceras corniculatum. Tùy theo mức độ ưu thế của các cá thể lồi mà hình thành nên các kiểu

quần xã khác nhau:

+ Quần xã thực vật ưu thế Mắm biển (Avicennia marina): Thường phân bố ở khu vực phía giáp với biển; cây phân cành nhiều, mật độ cây không cao, biến động theo năm, có xu hướng di cư của các lồi cây ngập mặn khác vào như Vẹt dù, Đâng.

Hình 2.5. Bản đồ địa thực vật khu vực Đồng Rui, huyện Tiên Yên

Nguồn: Dự án « Thành lập khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui, huyện Tiên

+ Quần xã thực vật ưu thế Sú (Aegiceras corniculatum): Phân bố ở khu vực đất lầy thụt và thấp; cây cao trung bình trên dưới 3m, ở phía cửa sơng Ba Chẽ cây có thể cao đến 4m. Xen lẫn với Sú là các cây ngập mặn khác như Ơ rơ, Đâng, Trang nhưng có tỉ lệ thấp, mọc rải rác.

+ Quần xã thực vật ưu thế Sú, Trang, Mắm: Phân bố nơi có thể nền lầy thụt dọc theo các của rạch, lạch nơi ít nhiều được bồi lắng với thành phần ưu thế chính là Sú với chiều cao trung bình 1,5 - 2,5 m; ngồi ra cịn xuất hiện các lồi Trang và Mắm sót lại phía trong.

+ Quần xã thực vật ưu thế Sú, Trang: Sú chiếm ưu thế trội hơn so với Trang và phân bố ở phía các cồn ở trong sơng Voi bé, khu vực xã Hải lạng gần của sơng Ba Chẽ, khu vực bãi Lịng Vàng,... Cây có chiều cao trung bình khoảng 2,5m.

+ Quần xã thực vật ưu thế Trang, Sú: Số lượng Trang chiếm ưu thế vượt trội hơn so với loài Sú và phân bố mép ngoài của các bờ đầm khu vực xã Hải Lạng gần phía cửa sơng Ba Chẽ, phía ngồi giáp sơng Voi Lớn ở khu vực phía bắc thơn Trung,... Chiều cao của quần xã này dao động trung bình trong khoảng 2,5 – 4 m.

+ Quần xã thực vật ưu thế Sú, Trang, Vẹt dù, Đâng: Phân bố nơi cao hơn các quần xã trên nhưng do có nhiều lạch nhỏ đem phù sa bồi lắng vào nên có sự lầy thụt đáng kể góp phần tạo nên sự ưu thế của lồi Sú. Chiều cao trung bình của tầng rừng thuộc quần xã này dao động trung bình 2,5 - 4 m.

+ Quần xã thực vật ưu thế Trang, Vẹt dù, Đâng: Xuất hiện và phân bố nơi ít bị lầy thụt và thể nền cao hơn. Khu vực phân bố của quần xã này có diện tích lớn ở phía giữa Thơn 4 và bãi Lòng Vàng, xuất hiện rải rác ở một số điểm như phía đầu sơng Voi Bé gần cầu Ba Chẽ, gần đê Hà Dong,... Chiều cao của tầng rừng thuộc kiểu quần xã này trung bình khoảng 3 - 4,5 m.

+ Quần xã thực vật ưu thế Vẹt dù, Đâng, Trang, Sú: Nằm ở vị trí cao, có thể nền chắc hơn và có lớp phù sa bồi lắng mỏng. Kiểu quần xã này có ưu thế nhất là các cá thể của lồi Vẹt dù, tiếp đến là các cá thể của lồi Đâng. Hai lồi cịn lại là Trang và Sú mọc rải rác xen lẫn vào diện tích trống của hai lồi này. Chiều cao của quần xã này trung bình 3,5 - 5 m do hai lồi Vẹt dù và Đâng quyết định, các cá thể của hai lồi cịn lại có chiều cao thấp hơn trung bình khoảng 1,5 - 2,5 m.

+ Quần xã thực vật ưu thế Vẹt dù: Vẹt dù là loài đặc trưng cho RNM của khu vực và phân bổ ở các điểm cao với hệ rễ hình đầu gối phát triển rộng và tán rộng, kín đã tạo nên các quần xã có số lượng cá thể chiếm ưu thế gần như tuyệt đối. Chiều cao

của quần xã này tương đối ổn định và trung bình khoảng 3,5 - 5,5 m thậm chí cao hơn.

+ Quần xã thực vật ưu thế Vẹt dù, Đâng: Phân bố chủ yếu ở phía Bắc xã Đồng Rui, của sông Tiên Yên (xã Hải Lạng) và hai bên bờ sông Voi Bé khu vực giữa xã Đồng Rui và xã Cộng Hòa nơi đất cao. Chiều cao của tầng rừng đặc trưng cho quần xã này cao khoảng 3,0 - 5 m, một số điểm phân bố của quần xã có chiều cao lên đến 8 m với các cá thể của loài Vẹt Dù như ở khu vực ngòi Miếu Cò,...

+ Quần xã thực vật ưu thế Đâng, Vẹt dù, Trang, Mắm: Có diện tích nhỏ phân bố ở vùng cửa sơng Tiên n, xã Đài Xun và khu vực ngịi Cái Hiêu (thơn Thượng). Trong quần xã số lượng cá thể lồi Đâng chiếm ưu thế với chiều cao trung bình 2,5 - 4 m. Xen lẫn là Vẹt dù có chiều cao tương đương nhưng số lượng cá thể ít hơn. Hai lồi Trang và Mắm có số lượng cá thể rải rác nằm ở mép ngoài của quần xã.

+ Quần xã thực vật ưu thế Đâng, Vẹt dù: Phân bố dọc bờ đông của xã đảo

Đồng Rui và phần đơng bắc xã Cộng Hịa sát mép sông Voi Lớn. Trong cấu trúc quần xã này, ưu thế thuộc về các cá lồi Đâng sau đó là Vẹt dù mọc xen lẫn, chiều cao trung bình của tầng rừng 3,4 – 5 m. Có một số cá thể có chiều cao vượt trội lên đến 7 - 7,5 m. Dưới tán rừng có các cá thể Trang, Sú mọc xen lẫn với các cây con của hai loài ưu thế tái sinh nhưng rải rác và số lượng không đáng kể.

b) Các quần xã trong thảm thực vật tự nhiên trên đồi

Quần xã thực vật cây bụi xen lẫn cây gỗ mọc rải rác: Chủ yến trên các hòn,

các đảo có phấn đất nhơ cao khơng bị ngập mặn, chiều cao trung bình của các lồi cây bụi khoảng 2 - 4 m, các cá thể cây gỗ rải rác có cây cao đến 10m. Thành phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế gắn với bảo tồn rừng ngập mặn xã đồng rui, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh 01 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)