Lý do người dân chuyển đến sinh sống tại Đồng Rui

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế gắn với bảo tồn rừng ngập mặn xã đồng rui, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh 01 (Trang 75 - 79)

Năm 1997, gần 40 hộ đồng bào dân tộc Dao ở hai huyện Ba Chẽ và Tiên Yên được di dân ra đảo Đồng Rui. Vì phải mưu sinh giữa nơi hồn toàn xa lạ, do phong tục, tập quán sản xuất theo kiểu “dựa vào rừng” để tồn tại đã ăn sâu trong tiềm thức nhiều thế hệ nên khi đặt chân lên đảo, việc đầu tiên của người Dao Đồng Rui là... phát nương làm rẫy. Năm này qua năm khác, ngày này qua ngày khác, cứ đến mỗi vụ lúa là khói tỏa cả núi rừng, cùng với đó là hàng loạt lồi động, thực vật biến mất, do môi trường, môi sinh bị tàn phá.

Thấy rõ tác động tiêu cực từ việc phá RNM, địa phương nhanh chóng “sửa sai” bằng việc từng bước thu hồi diện tích đất đã giao và có phương án khơi phục lại diện tích RNM đã bị phá bỏ, các chính sách đối với người dân trên xã đảo Đồng Rui nói chung và với đồng bào Dao di cư đến xã Đồng Rui nói riêng được triển khai, mọi việc bắt đầu thay đổi theo hướng tích cực.

Thời gian gần đây, cách nghĩ, cách làm của người dân đã thay đổi rõ nét. Ngoài sản xuất lúa giống mới cho năng suất cao, bà con còn tận dụng trồng hoa màu trên vườn nhà. Đặc biệt, nhờ nguồn vốn vay xóa đói giảm nghèo cùng với việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hướng dẫn chuyển đổi ngành nghề, cuộc sống của người dân ngày càng khấm khá. Đồng bào Dao đã hồn tồn thích ứng được với điều kiện sống trên vùng biển. Hiện có khoảng 2/3 số hộ chủ yếu sống dựa vào việc khai thác hải sản. Do đã nhận thức được tầm quan trọng của môi sinh, mơi trường nên đồng bào ln tích cực trong việc “tái sinh hóa” RNM. Việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ để khai thác một cách bền vững cũng được người dân hết sức chú trọng... Gần 40 năm sinh cơ, lập nghiệp trên vùng ĐNN Đồng Rui, cùng với tri thức có được ở vùng chôn rau, cắt rốn, hệ thống tri thức mới mà cộng dân cư nơi đây tích lũy và phát triển dựa trên kinh nghiệm, đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn và thường xuyên thay đổi để thích nghi với mơi trường, văn hóa xã hội mới của cộng đồng. Tri

thức này là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển vùng ĐNN Đồng Rui hiện nay và là Khu bảo tồn ĐNN Đồng Rui mai sau.

3.3.3. Phát triển và bảo tồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học

Theo định hướng, xã Đồng Rui sẽ trở thành phần trung tâm của khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui-Tiên Yên. Vì vậy, để hài hịa giữa phát triển và bảo tồn, cần phải có cách tiếp cận hợp lý: quản lý dựa trên HST và dựa vào cộng đồng. Tiếp cận HST trong quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý ĐNN Đồng Rui - Tiên Yên được hiểu là việc khai thác, sử dụng tài nguyên ĐNN theo hướng vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ các giá trị vốn có của nguồn tài nguyên này. Các hình thức khai thác, sử dụng ĐNN Đồng Rui - Tiên Yên phải phù hợp với bản chất tự nhiên của chúng để không gây suy thối tài ngun, mơi trường. Song song với q trình khai thác trong giới hạn cho phép là quá trình phục hồi, phát triển nhằm đảm bảo tính hài hịa giữa sử dụng, khai thác để phát triển kinh tế và bảo tồn đa dạng sinh học vùng ĐNN Đồng Rui - Tiên Yên, duy trì đa dạng sinh học và bảo vệ mơi trường. 12 nguyên tắc, theo tiếp cận hệ sinh thái, cần tuân thủ khi quản lý khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui được cụ thể trong bảng 3.3.

Bảng 3.3. 12 nguyên tắc quản lý đất ngập nước Đồng Rui theo tiếp cận cảnh quan/hệ sinh thái

Nguyên tắc tiếp cận hệ sinh thái trong bảo tồn của

UNESCO

Nguyên tắc cụ thể tiếp cận hệ sinh thái trong bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui

Nguyên tắc 1: Các mục tiêu quản lý tài nguyên đất đai, nước và sự sống là sự lựa chọn mang tính xã hội

Khơi phục rừng ngập mặn và đa dạng sinh học tại khu vực đất ngập nước Đồng Rui bị suy thối do ni trồng thủy sản và các hoạt động khai thác không bền vững khác, và bảo tồn để hệ sinh thái này phát triển bền vững là mục tiêu quản lý dựa trên sự lựa chọn của cộng đồng bản địa, chính quyền địa phương và phù hợp với chiến lược bảo tồn của quốc gia và quốc tế.

Nguyên tắc 2: Quản lý phải được phân quyền đến cấp thích hợp nhất

Việc quản lý Khu đất ngập nước Đồng Rui cần được phân quyền đến cấp thích hợp nhất, phù hợp với chức năng quản lý của các cơ quan tại địa phương, theo phân cấp từ các Sở (TNMT, NN-PTNT) đến cấp huyện, cấp xã và cộng đồng địa phương. Cộng đồng địa phương phải được tham gia vào công tác bảo tồn.

Nguyên tắc 3: Các nhà quản lý hệ sinh thái phải xem xét các hiệu quả (thực tế hoặc tiềm ẩn) của các hoạt động của họ đối với các hệ sinh thái khác.

Trong công tác quản lý, Khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui bao gồm 3 hệ sinh thái theo diễn thế: quần cư nông thôn - lúa nước - rừng ngập mặn - bãi bồi - HST dưới nước. Mọi hoạt động bảo tồn và phát triển trong khu vực bảo tồn đều được các nhà quản lý tính đến mối quan hệ với hệ sinh thái ven biển.

thuờng có một nhu cầu để hiểu biết và quản lý hệ sinh thái trong phạm vi kinh tế. Bất cứ chương trình quản lý hệ sinh thái nào như thế phải: (a) Giảm bớt các bóp méo do thị trường có ảnh hưởng bất lợi đến sự đa dạng sinh học. (b) Nhắm đến các động cơ để đẩy mạnh việc bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững. (c) Chủ quan hố các chi phí và các lợi ích trong hệ sinh thái đã quy định vào phạm vi khả thi.

định rõ nội dung kinh tế cùng giá trị của các loại sản phẩm và dịch vụ môi trường do các hệ sinh thái này cung cấp. Từ đó sẽ có các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý theo xu hướng bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đa dạng sinh học của Khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui theo định hướng phát triển bền vững.

Nguyên tắc 5: Việc bảo tồn cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái, nhằm mục đích duy trì các dịch vụ của hệ sinh thái, phải là mục tiêu ưu tiên của phương thức tiếp cận hệ sinh thái.

Khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui được phân thành 3 phân khu chức năng: vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp. Sự phân vùng này nhằm bảo tồn cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái và đa dạng sinh học của các hệ sinh thái và cảnh quan nơi đây.

Nguyên tắc 6: Các hệ sinh thái phải được quản lý trong các giới hạn về chức năng của chúng.

Hiện nay các hệ sinh thái tại khu đất ngập nước Đồng Rui được quản lý trong phạm vi giới hạn của các chức năng. Chính quyền xã Đồng Rui và cộng đồng địa phương kiểm soát được khá tốt cường độ khai thác tài nguyên thiên nhiên từ khu vực này như gỗ củi, thuỷ sản, v.v… Cần phát huy hơn nữa và nâng cao hiệu quả quản lý từ các hành động hiện tại.

Nguyên tắc 7: Việc tiếp cận hệ sinh thái phải được thực hiện ở các quy mơ thích hợp về mặt không gian và thời gian.

Theo thời gian, quy mô quản lý và phương thức quản lý hệ sinh thái của khu đất ngập nước Đồng Rui cũng đã chuyển đổi với phương thức quản lý ngày càng chặt chẽ hơn và quy mô ngày càng lớn hơn về mặt khơng gian: từ Rừng kinh tế - Rừng phịng hộ - Khu bảo tồn.

Nguyên tắc 8: Công nhận sự thay đổi các quy mô theo thời gian và các kết quả diễn ra từ từ được đặc trưng bởi các quá trình sinh thái, các mục tiêu đối với việc quản lý hệ sinh thái phải được thiết lập mang tính dài hạn.

Quản lý Khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui luôn luôn phải dựa trên các chiến lược, quy hoạch dài hạn. Giai đoạn trước 1992: bảo vệ và khai thác các hệ sinh thái tự nhiên; từ 1992 đến 2000 là giai đoạn phát triển kinh tế thủy sản không bền vững; giai đoạn sau 2000 đến nay là giai đoạn trồng phục hồi rừng ngập mặn và đa dạng sinh học, ổn định sản xuất thủy sản; giai đoạn từ 2017: tiếp tục trồng và bảo vệ rừng ngập mặn, nâng cao đa dạng sinh học.

Nguyên tắc 9: Việc quản lý công nhận sự thay đổi là điều không thể tránh khỏi

Quản lý theo quy chế thích ứng. Khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui phải lấy con người làm trung tâm, do đó sự thay đổi là điều khơng tránh khỏi khi cần phát triển. Ngoài ra, về mặt tự nhiên cũng có những thay đổi về thời tiết, khí hậu, chế độ thủy động lực và tương tác loài trong chuỗi thức ăn của HST.

Nguyên tắc 10: Tìm kiếm sự cân bằng thích hợp và sự hợp thành một hệ thống thống nhất của việc bảo tồn và sử dụng đa dạng sinh học.

Trong công tác quản lý, mọi kế hoạch dài hạn của công tác bảo tồn cần luôn theo dõi sự cân bằng giữa việc bảo tồn và sử dụng đa dạng sinh học.

Nguyên tắc 11: Tiếp cận hệ sinh thái phải xem xét tất cả các dạng thông tin tương ứng, bao gồm kiến thức, các đổi mới và các thực tiễn của khoa học của cư dân bản địa và cư dân địa phương.

Trong các dự án trung và dài hạn, các nhà quản lý liên quan đến hệ sinh thái khu đất ngập nước Đồng Rui cần phải luôn cập nhật thông tin từ mọi nguồn: thống kê, hội thảo trao đổi lấy ý kiến dân cư địa phương và các nhà khoa học để xây dựng và điều chỉnh các chính sách quản lý ngày càng hiệu quả hơn.

Nguyên tắc 12: Tiếp cận hệ sinh thái liên quan đến tất cả các lãnh vực xã hội và các ngành khoa học có liên quan tương ứng.

Để quản lý tốt hệ sinh thái khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui, cán bộ thuộc Ban quản lý Khu bảo tồn cần phải được đào tạo từ nhiều ngành nghề khác nhau: lâm nghiệp, thuỷ sản, nơng nghiệp, kinh tế, tài chính, mơi trường… và trong mối quan hệ với các đơn vị bên ngoài, Ban quản lý Khu bảo tồn có các dự án liên quan đến các tổ chức: sư phạm, giáo dục, đoàn thể phụ nữ – thanh niên – cơng đồn, các tổ chức xã hội phi chính phủ, các cơ quan nghiên cứu cả khoa học tự nhiên và xã hội…

3.3.4. Xây dựng các mơ hình kinh tế sinh thái

3.3.4.1. Các mơ hình kinh tế hiện trạng tại khu vực xã Đồng Rui

Các mơ hình kinh tế tại khu vực gồm nhiều hợp phần phù hợp với điều kiện tự nhiên và đặc điểm KT - XH của địa phương. Cơ cấu sản xuất của các mơ hình kinh tế bao gồm các hợp phần Vườn, Ruộng, Chuồng, Rừng, Nuôi trồng, Khai thác thủy sản (KTTS), Buôn bán và một số ngành nghề khác.

Qua điều tra và khảo sát thực địa tại địa bàn xã Đồng Rui vào tháng 2/2017, có thể phân các mơ hình kinh tế của xã Đồng Rui ra thành14 kiểu (Bảng 3.4).

Trên cơ sở phân tích kết quả điều tra bằng bảng hỏi, chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:

- Tại xã Đồng Rui, mơ hình kinh tế phổ biến nhất là Kiểu 2: Vườn - Chuồng - Ruộng - KTTS, sau đó là mơ hình kinh tế Kiểu 1: Vườn - Chuồng - Ruộng.

- Tại thơn Thượng và thơn Hạ, có nhiều hộ gia đình chỉ tập trung hoặc chăn ni hoặc là trồng trọt để cung cấp cho gia đình, và hoạt động KTTS mới được coi là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu. Đây là mơ hình kinh tế Kiểu 7: Vườn - Chuồng - KTTS/Vườn - Ruộng - KTTS/ Chuồng - Ruộng – KTTS.

STT Kiểu Mơ hình sản xuất lượng Số

Tỷ lệ xuất hiện (%)

1 Kiểu 1 Vườn - Chuồng - Ruộng 18 24,0

2 Kiểu 2 Vườn - Chuồng - Ruộng – KTTS 26 34,67

3 Kiểu 3 Vườn - Chuồng - Ruộng – KTTS – Buôn bán 3 4,0

4 Kiểu 4 Vườn - Chuồng - Ruộng - NTTS 5 6,67

5 Kiểu 5 Vườn - Chuồng - Ruộng – NTTS – KTTS 2 2,67

6 Kiểu 6 Vườn - Chuồng - Ruộng – Buôn bán 3 4,0

7 Kiểu 7 -Vườn - Chuồng – KTTS -Vườn - Ruộng – KTTS -Chuồng - Ruộng - KTTS 7 9,33 8 Kiểu 8 -Chuồng – KTTS -Ruộng – KTTS 3 4,0

9 Kiểu 9 -Vườn - Chuồng -Chuồng - Ruộng

2 2,67

10 Kiểu 10 Vườn - Chuồng – NTTS - Rừng 1 1,33

11 Kiểu 11 Vườn - Chuồng – Buôn bán 2 2,67

12 Kiểu 12 Vườn - Ruộng – KTTS – Buôn bán 1 1,33

13 Kiểu 13 Chuồng – NTTS – Buôn bán 1 1,33

14 Kiểu 14 Chuồng - Ruộng - NTTS 1 1,33

Tổng số hộ 75 100

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế gắn với bảo tồn rừng ngập mặn xã đồng rui, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh 01 (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)