Nguồn: Dự án « Thành lập khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui, huyện Tiên
+ Quần xã thực vật ưu thế Sú (Aegiceras corniculatum): Phân bố ở khu vực đất lầy thụt và thấp; cây cao trung bình trên dưới 3m, ở phía cửa sơng Ba Chẽ cây có thể cao đến 4m. Xen lẫn với Sú là các cây ngập mặn khác như Ơ rơ, Đâng, Trang nhưng có tỉ lệ thấp, mọc rải rác.
+ Quần xã thực vật ưu thế Sú, Trang, Mắm: Phân bố nơi có thể nền lầy thụt dọc theo các của rạch, lạch nơi ít nhiều được bồi lắng với thành phần ưu thế chính là Sú với chiều cao trung bình 1,5 - 2,5 m; ngồi ra cịn xuất hiện các lồi Trang và Mắm sót lại phía trong.
+ Quần xã thực vật ưu thế Sú, Trang: Sú chiếm ưu thế trội hơn so với Trang và phân bố ở phía các cồn ở trong sơng Voi bé, khu vực xã Hải lạng gần của sông Ba Chẽ, khu vực bãi Lịng Vàng,... Cây có chiều cao trung bình khoảng 2,5m.
+ Quần xã thực vật ưu thế Trang, Sú: Số lượng Trang chiếm ưu thế vượt trội hơn so với loài Sú và phân bố mép ngoài của các bờ đầm khu vực xã Hải Lạng gần phía cửa sơng Ba Chẽ, phía ngồi giáp sơng Voi Lớn ở khu vực phía bắc thơn Trung,... Chiều cao của quần xã này dao động trung bình trong khoảng 2,5 – 4 m.
+ Quần xã thực vật ưu thế Sú, Trang, Vẹt dù, Đâng: Phân bố nơi cao hơn các quần xã trên nhưng do có nhiều lạch nhỏ đem phù sa bồi lắng vào nên có sự lầy thụt đáng kể góp phần tạo nên sự ưu thế của lồi Sú. Chiều cao trung bình của tầng rừng thuộc quần xã này dao động trung bình 2,5 - 4 m.
+ Quần xã thực vật ưu thế Trang, Vẹt dù, Đâng: Xuất hiện và phân bố nơi ít bị lầy thụt và thể nền cao hơn. Khu vực phân bố của quần xã này có diện tích lớn ở phía giữa Thơn 4 và bãi Lòng Vàng, xuất hiện rải rác ở một số điểm như phía đầu sơng Voi Bé gần cầu Ba Chẽ, gần đê Hà Dong,... Chiều cao của tầng rừng thuộc kiểu quần xã này trung bình khoảng 3 - 4,5 m.
+ Quần xã thực vật ưu thế Vẹt dù, Đâng, Trang, Sú: Nằm ở vị trí cao, có thể nền chắc hơn và có lớp phù sa bồi lắng mỏng. Kiểu quần xã này có ưu thế nhất là các cá thể của loài Vẹt dù, tiếp đến là các cá thể của lồi Đâng. Hai lồi cịn lại là Trang và Sú mọc rải rác xen lẫn vào diện tích trống của hai lồi này. Chiều cao của quần xã này trung bình 3,5 - 5 m do hai lồi Vẹt dù và Đâng quyết định, các cá thể của hai lồi cịn lại có chiều cao thấp hơn trung bình khoảng 1,5 - 2,5 m.
+ Quần xã thực vật ưu thế Vẹt dù: Vẹt dù là loài đặc trưng cho RNM của khu vực và phân bổ ở các điểm cao với hệ rễ hình đầu gối phát triển rộng và tán rộng, kín đã tạo nên các quần xã có số lượng cá thể chiếm ưu thế gần như tuyệt đối. Chiều cao
của quần xã này tương đối ổn định và trung bình khoảng 3,5 - 5,5 m thậm chí cao hơn.
+ Quần xã thực vật ưu thế Vẹt dù, Đâng: Phân bố chủ yếu ở phía Bắc xã Đồng Rui, của sông Tiên Yên (xã Hải Lạng) và hai bên bờ sông Voi Bé khu vực giữa xã Đồng Rui và xã Cộng Hòa nơi đất cao. Chiều cao của tầng rừng đặc trưng cho quần xã này cao khoảng 3,0 - 5 m, một số điểm phân bố của quần xã có chiều cao lên đến 8 m với các cá thể của loài Vẹt Dù như ở khu vực ngòi Miếu Cò,...
+ Quần xã thực vật ưu thế Đâng, Vẹt dù, Trang, Mắm: Có diện tích nhỏ phân bố ở vùng cửa sơng Tiên n, xã Đài Xun và khu vực ngịi Cái Hiêu (thôn Thượng). Trong quần xã số lượng cá thể loài Đâng chiếm ưu thế với chiều cao trung bình 2,5 - 4 m. Xen lẫn là Vẹt dù có chiều cao tương đương nhưng số lượng cá thể ít hơn. Hai lồi Trang và Mắm có số lượng cá thể rải rác nằm ở mép ngoài của quần xã.
+ Quần xã thực vật ưu thế Đâng, Vẹt dù: Phân bố dọc bờ đông của xã đảo
Đồng Rui và phần đơng bắc xã Cộng Hịa sát mép sông Voi Lớn. Trong cấu trúc quần xã này, ưu thế thuộc về các cá lồi Đâng sau đó là Vẹt dù mọc xen lẫn, chiều cao trung bình của tầng rừng 3,4 – 5 m. Có một số cá thể có chiều cao vượt trội lên đến 7 - 7,5 m. Dưới tán rừng có các cá thể Trang, Sú mọc xen lẫn với các cây con của hai loài ưu thế tái sinh nhưng rải rác và số lượng không đáng kể.
b) Các quần xã trong thảm thực vật tự nhiên trên đồi
Quần xã thực vật cây bụi xen lẫn cây gỗ mọc rải rác: Chủ yến trên các hịn,
các đảo có phấn đất nhơ cao khơng bị ngập mặn, chiều cao trung bình của các loài cây bụi khoảng 2 - 4 m, các cá thể cây gỗ rải rác có cây cao đến 10m. Thành phần loài chủ yếu là các loài Bởi lời nhớt Litsea glutinosa, Hoa dẻ thơm Desmos chinensis, Thành ngạnh đẹp - Cratoxylum formosum subsp. pruniflorum, Quýt gai Atalantia buxifolia, Thâu kén Helicteres angustifolia, Bung lai Microcos paniculata, Tra Hibiscus tiliaceus, Tra lâm vồ Thespesisa populnea,....
c) Các quần xã trong thảm thực vật nhân tác
Do một số đầm nuôi không hiệu quả nên bị bỏ hoang và vùng bãi triều đã được quy hoạch trồng và phục hồi lại thảm thực vật ngập mặn cho khu vực. Bên cạnh đó, một số diện tích đồi đã được người dân nhận trồng keo hình thành nên các thảm thực vật nhân tác, bao gồm : Quần xã thực vật ưu thế Trang ; Quần xã thực vật ưu thế Đâng, Trang ; Quần xã thực vật ưu thế Keo.
2.1.5.2. Đa dạng sinh học rừng ngập mặn Đồng Rui
Kết quả khảo sát thực địa, thu thập mẫu, phân tích mẫu, từ dự án « Thiết lập khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui », trên 8 lát cắt và 10 ô tiêu chuẩn đặc trưng cho khu vực đã thu thập được 1.227 lồi thuộc 798 chi, 430 họ thuộc các nhóm sinh vật khác nhau (phụ lục 1).
Số lượng loài đa dạng nhất thuộc về nhóm tảo Algae với 216 lồi, hai nhóm sinh vật tiếp theo là động vật đáy Zoobenthos có 187 lồi, thực vật có mạch Embryophyta có 185 lồi, các nhóm sinh vật cịn lại chiếm tỉ lệ ít hơn.
Đã ghi nhận được trong khu vực ĐNN Đồng Rui 68 lồi q hiếm có giá trị bảo tồn theo các cấp độ khác nhau. Trên cơ sở của các thang phân loài theo IUCN (2016) xác định được 34 loài, theo sách đỏ Việt Nam (2007) đánh giá trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam xác định được 22 loài và theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP có 12 lồi có tên. Một số loài đủ dẫn liệu xác định vùng phân bố hẹp cũng như đạc hữu có mặt tại khu vực ĐNN Đồng Rui với 1 lồi cơn trùng và 3 lồi thực vật có mạch.
Kết luận : Đồng Rui là một xã có diện tích nhỏ nhưng lại nằm ở vị trí đặc biệt
so với các vùng cửa sơng ven biển phía Bắc Việt Nam. Đây nơi giao nhau của sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ, tạo những điều kiện thuận lợi cho việc tích tụ trầm tích, hình thành nên các bãi triều lớn, thích hợp cho phát triển rừng ngập mặn và khai thác, nuôi trồng thủy sản. Với hệ thống đê bao ngăn mặn và hệ thống giao thông được xây dựng, xã Đồng Rui cũng có thể phát triển nơng nghiệp (trồng lúa, hoa màu và chăn nuôi gia súc, gia cầm) và phát triển du lịch tại một số khu vực. Tuy vậy, Đồng Rui cịn là nơi có hệ sinh thái đa dạng, nhiều nguồn gen quý hiếm có giá trị bảo tồn cao. Vì vậy, cần ưu tiên lập kế hoạch bảo tồn thông qua quy hoạch bảo vệ mơi trường sống của lồi nhằm giảm các mối đe dọa ngoài tự nhiên dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng của loài.
2.2. Nguồn lực xã hội và cơ sở hạ tầng xã Đồng Rui
2.2.1. Dân số, dân tộc và lao động
Xã Đồng Rui bao gồm 4 thôn là thôn Thượng, thôn Trung, thôn Hạ và thơn Bốn. Xã có rất ít người dân bản địa, chủ yếu là dân di cư từ huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), từ Nam Định, Thái Bình tới vào những năm 1978, 1990, 1996 trong các chương trình Di dân phát triển kinh tế mới của Nhà nước. Ngồi ra, xã Đồng Rui cịn có người dân tộc thiểu số di cư tự do đến và theo Chương trình kinh tế mới của tỉnh Quảng Ninh vào năm 1998.
- Dân số: Năm 2015, dân số trung bình của xã Đồng Rui là 2.784 người. Số
dân của xã Đồng Rui tương đối ổn định qua các năm. Từ năm 2009 đến 2015, dân số tăng 1,2 lần. Trong đó, tỉ lệ nam ln cao hơn nữ (bảng 2.1).
Bảng 2.1. Tình hình dân số xã Đồng Rui giai đoạn 2009 – 2015 (người)
Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Dân số trung bình 2.244 2.286 2.329 2.374 2.414 2.465 2.784
Nam 1.150 1.172 1.194 1.217 1.236 1.252 1.508
Nữ 1.094 1.114 1.135 1.157 1.178 1.213 1.276
(Nguồn: Phòng Thống kê - UBND xã Đồng Rui, 2016)
Bảng 2.2. Dân số và dân tộc xã Đồng Rui năm 2015
STT Dân tộc Tổng số hộ Tổng khẩu (người) Dân số (%)
1 Kinh 547 2.320 83,33 2 Dao 200 422 15,17 3 Sán Chỉ 4 17 0,62 4 Tày 1 20 0,72 5 Sán Dìu 0 2 0.07 6 Mường 0 1 0,03 7 Cao Lan 0 1 0,03 8 Thái 0 1 0,03 Tổng 752 2.784 100
(Nguồn: Phòng Thống kê - UBND xã Đồng Rui, 2016)
- Dân tộc: Xã Đồng Rui có 8 dân tộc cùng sinh sống. Dân tộc Kinh chiếm đa số (88,33%), tiếp đó là dân tộc Dao (15,17%), cịn lại là dân tộc Sán Chỉ, Tày, Sán Dìu, Mường, Cao Lan, Thái (bảng 2.2). Dân tộc Dao sống tập trung ở thôn Bốn với 156/175 hộ (chiếm 89,14% số hộ của thơn Bốn), dân tộc Sán Chỉ tồn xã có 4 hộ với 17 nhân khẩu cũng sinh sống tại thơn Bốn. Các dân tộc cịn lại sống rải rác tại các thôn.
- Nguồn lao động: Năm 2006, xã Đồng Rui có 1.188 người trong độ tuổi lao
động. Năm 2011, tổng số lao động chiếm 58,61% tổng dân số của xã. Đến năm 2015, số người trong độ tuổi lao động là 1.429 người (chiếm 51,33% tổng dân số). Trong đó chủ yếu là lao động trong ngành trồng trọt - đánh bắt thủy hải sản (chiếm 82%). Hầu hết, người lao động ở xã Đồng Rui chưa qua đào tạo, số lao động đã qua đào tạo chiếm tỉ lệ nhỏ.
2.2.2. Giáo dục - y tế
Công tác giáo dục của xã Đồng Rui trong những năm gần đây phát triển khá, tỷ lệ học sinh đến trường ngày càng tăng. Xã có 02 điểm trường mầm non tại thơn Trung (trường chính) và thơn Bốn, có 03 điểm trường tiểu học tại thơn Trung (trường chính), thơn Thượng và thơn Bốn và 01 trường trung học cơ sở tại thôn Trung. Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao. Xã khơng có trường trung học phổ thông nên học sinh phải trọ học tại thị trấn Tiên Yên. Cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên đảm bảo cho công tác dạy và học tại các cấp học. Duy trì chế độ dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục tại các cấp học.
Hoạt động y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ và đội ngũ cán bộ không ngừng phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Trạm y tế xã phối hợp với bệnh viện tỉnh khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí thường niên cho nhân dân trên địa bàn xã. Hằng năm xã có tổ chức uống vitamin A cho trẻ em từ 0 - 36 tháng tuổi. Năm 2016, đội ngũ cán bộ y tế: 1 bác sĩ, 3 y sĩ, 2 nữ hộ sinh. Cơng tác chăm sóc và bảo vệ bà mẹ, trẻ em, dân số kế hoạch hóa gia đình đạt được kết quả tích cực. Các trường hợp sinh con thứ ba chủ yếu ở dân tộc Dao, từ 6 - 18 % trong giai đoạn 2010 - 2016.
2.2.3. Cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi
2.2.3.1. Giao thông
Là một xã đảo nên Đồng Rui chỉ có một đường giao thơng duy nhất vào xã có chiều dài 6,8km được làm bằng bê tông năm 2001 nối từ Quốc lộ 18A vào đến trụ sở UBND xã. Hiện tồn xã có các trục đường chính trong xã, đường liên thơn chính cơ bản đã bê tơng hóa. Tại xã Đồng Rui đã hình thành một hệ thống đường giao thơng cấp thơn. Tiến hành giải phóng mặt bằng, đắp lề đường các tuyến đường trục thôn Thượng, thôn Trung, thôn Hạ và thôn Bốn. Năm 2016, xã đã triển khai xây dựng thêm 5 cơng trình đường giao thơng mới với sự hỗ trợ của nhà nước và đóng góp của nhân dân. Bên cạnh đó, giao thơng đường thủy bằng tàu, thuyền nhỏ cũng tương đối phát triển tại khu vực sông Ba Chẽ, quanh RNM và trên vịnh Tiên Yên.
2.2.3.2. Thủy lợi
Hệ thống kênh mương: Do quá trình phát triển tự phát, thiếu quy hoạch trong xây dựng các ao đầm nuôi tôm nên hầu hết các đầm NTTS trong xã đều khơng hình
thành các hệ thống kênh mương cấp và tiêu nước một cách khoa học, dễ gây những hậu quả về môi trường.
Đê và cống: Đồng Rui đã hoàn thành hệ thống đê bao ngăn mặn kiên cố vào năm 2014 nhằm giúp ngăn chặn sự xâm nhập của nước mặn bởi chế độ triều, đồng thời ngăn ảnh hưởng của bão, lũ trong mùa mưa. Tại Đồng Rui chỉ có các cống điều tiết nước cho từng đầm, khơng có cống điều tiết nước cho khu vực đầm nuôi trên hệ thống đê ngăn nước biển. Cống xây dựng sơ sài hoặc theo kiểu đúc sẵn nên không đảm bảo độ kiên cố trước áp lực của nước, dễ bị trôi vào mùa mưa lũ.
2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Tính đến hết năm 2015, nhóm ngành nơng - lâm - ngư nghiệp giữ vai trò chủ đạo chiếm 86% cơ cấu với 647 hộ; nhóm ngành thương mại - dịch vụ chiếm 14% với 105 hộ.
2.3.1. Sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp
a) Nơng nghiệp: Cơ cấu sản xuất nơng nghiệp có sự chuyển dịch từ trồng trọt
sang chăn nuôi. Trong giai đoạn 2010 - 2015, số lượng gia cầm lớn từ 15.000 – 23.100
con, số lợn tăng đều theo từng năm từ 2.200 – 3.637 con, số lượng trâu, bò giảm. Hiện nay xã đã thành cơng trong mơ hình ni vịt biển với số lượng 1.200 con và đang tạo thương hiệu cho trứng vịt biển Đồng Rui tới các vùng khác. Trên địa bàn xã hiện nay có nhiều trang trại lớn nhỏ với mơ hình chăn ni tổng hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao.
* Trồng trọt: Qua các năm, chính quyền địa phương ln chỉ đạo người dân
gieo cấy hết diện tích lúa và các loại cây trồng theo chỉ tiêu đã đề ra. Xã Đồng Rui là địa phương có nền kinh tế nơng nghiệp. Sản lượng nơng nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của xã. Tuy nhiên cơ cấu trồng trọt - chăn ni vẫn cịn nhỏ lẻ, chưa có hệ thống tập trung, trình độ quản lý nơng nghiệp vẫn cịn nhiều hạn chế. Diễn biến thời tiết cùng sự biến động của thị trường đã có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển nông nghiệp của xã. Dù vẫn cịn tồn tại những khó khăn nhưng xã Đồng Rui vẫn duy trì được sản lượng nơng nghiệp và đạt được những kết quả nhất định.
Diện tích và sản lượng nơng nghiệp năm 2016 tại xã Đồng Rui có xu hướng giảm so với năm 2015. Chỉ có sản lượng rau xanh các loại tăng (tăng 108,5 tấn). Nguyên nhân của sự suy giảm này có thể do thời tiết giá lạnh diễn biến bất thường,
cộng thêm tình hình hạn hán phức tạp, khó kiểm sốt, dẫn đến diện tích và sản lượng nông nghiệp bị suy giảm.
* Chăn nuôi: Hiện nay, xã Đồng Rui đang đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi vịt biển để lấy trứng thương phẩm. Các vật nuôi khác như