Sơ đồ các tuyến khảo sát tại khu vực Đồng Rui và phụ cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế gắn với bảo tồn rừng ngập mặn xã đồng rui, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh 01 (Trang 30 - 34)

1.3.3.2. Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi

Điều tra sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc để phỏng vấn, điều tra xã hội học về đời sống phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và vấn đề bảo vệ khu bảo tồn rừng ngập mặn xã Đồng Rui huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh vào tháng 7/2016. Kết quả đã thu được 48 phiếu điều tra kinh tế xã hội, phân bố ở 4 thôn trong xã (bảng 1.2). 02 đối tượng chính được phỏng vấn là: i) các cán bộ quản lý ở các cấp khác nhau trong

cộng đồng địa phương: thu thập các thơng tin về các chính sách quản lý, các chương trình, kế hoạch bảo vệ RNM, về xung đột sinh kế, xung đột trong bảo tồn rừng, chồng lấn quy hoạch…; ii) người dân địa phương :

Bảng 1.2. Phân bố phiếu điều tra KT-XH theo khu vực và theo đối tượng được hỏi

Thôn Số phiếu

Hộ gia đình Cán bộ quản lý Tổng

Thượng 13 1 14

Trung 8 4 12

Hạ 11 2 13

Bốn 8 1 9

Tổng 40 8 48

Ngoài ra, nghiên cứu này cịn sử dụng kết quả điều tra KT-XH và mơi trường bằng bảng hỏi của: nhóm sinh viên K58 Sinh thái Cảnh quan và Môi trường thực hiện vào tháng 02/2017 tại 4 thôn của xã Đồng Rui (75 phiếu hỏi người dân); và của Bùi Thị Dung vào tháng 4/2017 (13 phiếu hỏi chủ đầm NTTS và 12 phiếu hỏi người dân địa phương sống lân cận đầm NTTS).

1.3.3.3. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích

Sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích để đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mơ hình kinh tế sinh thái điển hình thu được từ kết quả điều tra bằng bảng hỏi vào tháng 02/2017. 03 chỉ số phân tích chi phí lợi ích được tính tốn bao gồm: NPV (lợi nhuận thuần), BCR (tỷ số lợi ích/chi phí) và IRR (hệ số hồn vốn nội tại).

* Lợi nhuận thuần của mơ hình kinh tế (NPV)

- Lợi nhuận thuần: Hiệu giá trị giữa tổng lợi nhuận và tổng chi phí sau t năm Lợi nhuận thuần (NPV) = Tổng lợi ích của t năm – Tổng chi phí của t năm - Tổng lợi ích của năm t tại thời điểm hiện tại: Tính giá trị lợi ích cho các năm tương lai theo tỉ giá hiện tại.

Tổng lợi ích sau t năm theo giá hiện tại = Tổng lợi ích của năm t (1+r)t

với r là hệ số chiết khấu

- Tổng chi phí của năm t tại thời điểm hiện tại: Tính chi phí đầu tư của các năm tương lai theo tỉ giá hiện tại

Tổng chi phí sau t năm theo giá hiện tại = Tổng lợi ích của năm t (1+r)t , với r là hệ số chiết khấu

Theo cơ sở dự báo của Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), tỉ lệ lạm phát hàng năm đối với VNĐ là 7%/năm từ năm 2012.

Thời điểm điều tra kinh tế là tháng 2/2017, các thông tin điều trả từ các hộ người dân cung cấp là năm 2016. Các phân tính mơ hình kinh tế tính từ năm 2016 đến năm 2020, tỷ lệ lạm phát Việt Nam đồng cho các năm thể hiện ở bảng 1.3:

Bảng 1.3. Tỷ lệ lạm phát Việt Nam đồng

Năm 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Tỷ lệ lạm phát VNĐ

7% 7% 7% 7% 7% 7%

Luận văn sử dụng r = 7% để phân tích Chi phí – Lợi ích cho các mơ hình kinh tế. Đồng thời khi phân tích các mơ hình kinh tế, coi Tổng chi phí và Tổng lợi ích của các năm trong tương lai là như nhau, không chịu ảnh hưởng của các ngoại tác kinh tế.

* Tỷ số lợi ích – chi phí (BCR)

BCR = Tổng lợi ích của các năm theo tỉ giá hiện tại Tổng chi phí của các năm theo tỉ giá hiện tại

+ Nếu BCR > 1, ta nhận xét mơ hình kinh tế đó có hiệu quả, có khả năng đưa vào phát triển kinh tế của xã Đồng Rui.

+ Nếu BCR < 1, mơ hình kinh tế hoạt động khơng hiệu quả, cần thay thế bằng mơ hình kinh tế khác.

* Suất sinh lợi nội tại (IRR)

- Phương pháp suất sinh lợi nội tại IRR: IRR phản ánh khả năng sinh lời của một mơ hình và được tính tốn khi cho NPV về bằng không.

r: Hệ số chiết khấu

NPV = 0 = ∑ (Lợi ích năm t−Chi phí năm t) (1+IRR)t

n t=0

Đối với các mơ hình kinh tế tiêu biểu tại xã Đồng Rui, IRR áp dụng để tính khả năng thu hồi lại các chi phí đầu tư ban đầu của một mơ hình kinh tế hay một hình thức hoạt động kinh tế (Trồng trọt/Chăn nuôi/Khai thác thủy sản/Nuôi trồng thủy sản). Các chi phí đầu tư ban đầu này gồm có Chi phí mua trâu (do trâu ở đây được các hộ gia đình ni để lấy sức kéo) đối với Trổng trọt, Chi phí xây dựng chuồng trại đối với Chăn ni, Chi phí đắp đầm đối với Ni trồng thủy sản, Chi phí đầu tư thuyền đối với Khai thác thủy sản.

1.3.3.4. Phương pháp thống kê

Sử dụng các phép phân tích thống kê để phân tích các số liệu định lượng về kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu; sử dụng các phép phân tích thống kê đơn biến, song biến và đa biến để phân tích các dữ liệu điều tra kinh tế - xã hội từ bảng hỏi hộ gia đình.

1.3.3.5. Phương pháp bản đồ, viễn thám và hệ thông tin địa lý

Phương pháp Bản đồ, Viễn thám và GIS được sử dụng, cho phép nghiên cứu sự phân bố không gian các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới khu vực nghiên cứu. Bẳng việc sử dụng các ảnh vệ tinh chụp khu vực nghiên ở những thời gian khác nhau cùng với các bản đồ địa hình cho phép xác định được hiện trạng thảm thực vật rừng vào các thời kỳ khác nhau. Từ các loại ảnh viễn thám sau khi được nắn chỉnh hình học, cùng bản đồ địa hình với các phần mềm GIS giúp tính tốn các dữ liệu không gian và liên kết chúng, đồng thời đưa về cùng một hệ toạ độ, từ đó có thể xác định được biến đổi rừng ngập mặn theo khơng gian, thời gian, đồng thời có được bức tranh toàn cảnh về diễn biến của khu vực trên toàn bộ vùng nghiên cứu.

Kết luận chương 1 : Phát triển kinh tế ven biển và bảo tồn rừng ngập mặn

ngày nay luôn nhận được sự quan tâm ưu tiên của các quốc gia ven biển và các tổ chức quốc tế. Bảo vệ rừng ngập mặn cần phải được thực hiện đồng thời với việc phát triển kinh tế-xã hội cho các cộng đồng ven biển. Đầu tư cho các hệ sinh thái vùng bờ và hướng tới các cộng đồng địa phương ven biển được xem là giải pháp hữu hiệu và lâu dài để cải thiện sinh kế của người dân, cũng như phát triển bền vững vùng bờ. Các chiến lược, giải pháp phát triển kinh tế và bảo tồn RNM có thể được thực hiện thơng qua cơng cụ phân tích SWOT. SWOT cho phép nhận diện các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của vấn đề cần nghiên cứu. Từ đó, nó giúp đề xuất các chiến lược để sử dụng các thế mạnh, tận dụng các cơ hội để vượt qua điểm yếu và tránh các thách thức.

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ GẮN VỚI BẢO TỒN RỪNG NGẬP MẶN XÃ ĐỒNG RUI

2.1. Nguồn lực tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và bảo tồn rừng ngập mặn xã Đồng Rui mặn xã Đồng Rui

2.1.1. Vị trí địa lý

Xã đảo Đồng Rui nằm trong tọa độ địa lý từ 21°11’ đến 21°33’ vĩ độ Bắc và từ 107°13’ đến 107°32’ kinh độ Đông, thuộc huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 4.955ha, nằm kẹp giữa sông Voi Lớn và sơng Ba Chẽ, địa hình tương đối bằng phẳng. Đây là khu vực bồi tụ ven biển, có địa hình thấp, thoải dần ra biển, độ cao trung bình từ 1,5m đến 3m, nhiều nơi được cải tạo thành đất canh tác, đắp đầm NTTS, còn lại là bãi sú vẹt, cồn cát ven biển bị ngập nước thủy triều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế gắn với bảo tồn rừng ngập mặn xã đồng rui, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh 01 (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)