Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý RNM tại xã Đồng Rui

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế gắn với bảo tồn rừng ngập mặn xã đồng rui, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh 01 (Trang 62)

Năm 2006 tổng diện tích RNM tồn xã Đồng Rui là 2.505,45 ha, trong đó có 1.756,81 ha rừng được giao cho cộng đồng quản lý chiếm 70,12% diện tích rừng tồn xã (phụ lục 8). Thơn Bốn có diện tích rừng lớn nhất với 747,70 ha rừng tự nhiên và 90,4 ha rừng trồng được tài trợ bởi tổ chức Ủy Ban Khoa Học Kỹ thuật (KWWT) Hà Lan. Theo quyết định giao đất, giao rừng cho cộng đồng thôn, bản năm 2006 hầu hết RNM được giao cho cộng đồng quản lý. Thơn Bốn có diện tích giao cho cộng đồng lớn nhất với diện tích là 585,2 ha chiếm 69,82% diện tích RNM tồn thơn. Việc giao đất, giao rừng cho người dân phần nào đã thu được các kết quả nhất định. Tuy nhiên do người dân chưa nắm được kỹ thuật trồng rừng và chăm sóc cây non nên số cây con bị chết cịn khá lớn. Trong 2.505,45 ha đất rừng thì chỉ có 1.227,6 ha là rừng tự nhiên cịn lại là đất chưa có rừng nên cần kêu gọi thêm các dự án trồng rừng khác để phục hồi HST RNM đã bị suy thoái từ trước.

Được sự tài trợ của Chương trình tài trợ các dự án nhỏ quản lý bền vững rừng nhiệt đới tại Việt Nam (EC-UNDP-SGPPFTF), xã đã tiến hành triển khai xây dựng các bảng tin tuyên truyền lớn về bảo vệ rừng ở ngay đầu đường vào xã và tại các thôn. Tuy nhiên các bảng tin không được quan tâm bảo vệ nên để cây mọc lên cao che khuất, hoặc bị mất lớp sơn trên mặt chữ, do đó mà hiệu quả tuyên truyền cũng bị hạn chế.

Trong xã cũng có một số các bảng nhỏ được treo rải rác trên các cột điện, thân cây để tuyên truyền với nội dung “Cấm chặt phá RNM, săn bắt các loài động vật hoang dã”. Thực tế việc thực thi của người dân lại không đúng quy định, hiện tượng người dân bẫy chim bằng cách giăng lưới chắn ngang hoặc chắn xung quanh đầm NTTS lại diễn ra thường xuyên.

Tỉnh Quảng Ninh cũng đang trong giai đoạn phê duyệt dự án «Quy hoạch khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui, huyện Tiên Yên». Việc thành lập khu bảo tồn sẽ tạo nhiều thuận lợi cho việc giữ gìn và khơi phục các HST rừng ngập mặn, thúc đẩy phát triển du lịch, đồng thời cũng tạo ra nhiều cơ hội và khó khăn cho phát triển kinh tế của địa phương. Để giảm thiểu các tác động hạn chế và tận dụng các tác động tích cực, cần phải có các cơ chế, chính sách, tài chính và các giải pháp hợp lý, định hướng cho công tác bảo tồn ĐDSH trong thời gian tới.

Kết luận chương 2

RNM xã Đồng Rui điển hình cho khu vực miền Bắc Việt Nam, ĐDSH cao. Đây là nơi sinh sống của 1.227 loài thuộc 798 chi, 430 họ thuộc các nhóm sinh vật khác nhau. RNM ở đây khơng chỉ có tác dụng lớn trong việc phịng hộ, chống xói lở bờ biển, tạo sinh cảnh cho các lồi sinh vật sinh sống… mà cịn đem lại nguồn lợi thuỷ sản rất lớn, góp phần nâng cao đời sống cho người dân.

Tại xã Đồng Rui, nhóm ngành nơng - lâm - ngư nghiệp giữ vai trò chủ đạo chiếm 86% cơ cấu với 647 hộ; nhóm ngành thương mại - dịch vụ chiếm 14% với 105 hộ (2015). Du lịch vẫn còn ở dạng tiềm năng, hiệu quả khai thác còn rất thấp.

Việc khai thác tài nguyên dưới tán RNM Đồng Rui đã được thực hiện từ lâu. Có tới trên 60% số hộ tham gia khai thác hải sản tự nhiên dưới tán rừng, chủ yếu khai thác cua, vạng, ốc, cá, sò..., đem lại thu nhập ít nhất từ 100 000-150 000 VND/người/ngày. NTTS được thực hiện từ những năm 1990 tổng diện tích NTTS có năm lên tới 1 500 ha. Đến nay, diện tích đầm NTTS thu hẹp xuống còn khoảng 163 ha với 31 hộ NTTS tại 42 đầm ni. Hình thức ni thủy sản chủ yếu vẫn là nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến. Chính sách giao đất RNM cho người dân để khoanh vùng tạo thành các đầm ni đã làm cho diện tích RNM suy giảm nhanh chóng. Nhiều

diện tích đầm ni thiếu hiệu quả đã được thu hồi nhưng hiệu quả phục hồi RNM còn hạn chế. Hiện nay, RNM Đồng Rui được quản lý bởi cộng đồng địa phương theo 4 thơn, người dân đa phần đã có ý thức bảo vệ RNM và khai thác hải sản hợp lý. Điều này giúp cho RNM được bảo vệ tốt hơn. Tuy nhiên, nhiều diện tích RNM vẫn được tiếp tục cấp phép cho chuyển đổi sang NTTS, nhiều nơi rừng trồng phát triển không tốt làm cho diện tích RNM Đồng Rui khơng ổn định.

3.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) cho phát triển kinh tế kinh tế gắn với bảo tồn rừng ngập mặn tại khu vực Đồng Rui kinh tế kinh tế gắn với bảo tồn rừng ngập mặn tại khu vực Đồng Rui

Đối với khu vực RNM Đồng Rui, trên cơ sở của phương pháp SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức), luận văn đã xác định những đặc trưng về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức phải đối mặt trong mục tiêu phát triển kinh tế gắn với bảo tồn tài nguyên RNM.

Bảng 3.1. Khung phân tích điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – thách thức cho phát triển kinh tế gắn với bảo tồn tại Đồng Rui bằng phương pháp SWOT

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) Cơ hội (O) Thách thức (T)

S1: Địa hình bằng

phẳng

S2: Khí hậu nhiệt đới

gió mùa với nền nhiệt cao, lượng mưa và độ ẩm lớn

S3: Nguồn nhân lực

đa dân tộc, có kinh nghiệm sinh kế đa dạng

S4: Có hệ thống đê

bao bảo vệ

S5: Một số sản phẩm

nơng nghiệp có giá trị S6: Có tiềm năng phát triển du lịch S7: Diện tích đất rừng lớn, diện tích RNM lớn với nguồn lợi thủy hải sản phong phú

S8: Có chính sách

bảo vệ và phát triển rừng

S9: Nhận được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và các tổ chức, đồn thể W1: Mùa đơng lạnh và có sương mù; chịu tác động trực tiếp bởi mưa bão

W2: Xuất hiện nhiều

tai biến thiên nhiên

W3: Giao thơng cịn

kém phát triển

W4: Hệ thống thủy

lợi còn tự phát, chưa được quy hoạch

W5: Chưa được đáp

ứng nhu cầu về nguồn nước ngọt

W6: Lao động hầu

hết chưa được qua đào tạo, có nhiều dân tộc ít người cùng sinh sống W7: Sản xuất còn mang tính tự phát, manh mún, thiếu quy hoạch đồng bộ W8: Giá cả, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thường không ổn định O1: RNM phát triển là lá chắn bảo vệ Đồng Rui, đồng thời cung cấp nguồn thủy hải sản phong phú O2: Hoạt động du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm O3: Vùng nguyên

liệu tôm sinh thái lớn và các sản phẩm thủy hải sản khác

O4: Sự phát triển

kinh tế của khu vực lân cận O5: Nhiều chính sách, quy hoạch phát triển KT-XH và ngành đang được thực hiện T1: Nạo vét, khơi thông luồng lạch ảnh hưởng tới ĐDSH trong tương lai

T2: Suy giảm rừng

ngập mặn và ô nhiễm môi trường do NTTS

T3: Tác động của

biến đổi khí hậu và nước biển dâng

T4: Biến đổi cảnh

quan, HST và nguồn lợi thủy sản tự nhiên do phát triển du lịch

T5: Sự phát triển của

các địa phương lân cận

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ GẮN VỚI BẢO TỒN RỪNG NGẬP MẶN ĐỒNG RUI

3.1.1. Điểm mạnh

S1. Đồng Rui có địa hình bằng phẳng (S1) thuận lợi xây dựng hạ tầng cà các hoạt động phát triển;

S2. Khí hậu tương đối thuận lợi (S2) (mùa hè nhiệt độ cao, trung bình tháng 7 từ 28 - 29ºC, lượng mưa lớn trung bình từ 2.200 – 2.500 mm, độ ẩm cao;

S3. Kết hợp với nguồn nhân lực dồi dào tạo (S3) điều kiện thích hợp cho phát triển nhiều ngành kinh tế như: sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, khai thác, nuôi trồng các loại thủy hải sản và du lịch;

S4. Hiện nay, xã đã hoàn thành hệ thống đê bao ngăn mặn (S4) kiên cố vào năm 2014 nhằm giúp ngăn chặn sự xâm nhập của nước mặn bởi chế độ triều, đồng thời ngăn ảnh hưởng của bão, lũ trong mùa mưa.

S5. Đồng Rui có nhiều sản phẩm nơng nghiệp độc đáo, có giá trị và tiềm năng phát triển thành hàng hóa có giá trị cao (trứng vịt đồng, hải sản...), tham gia vào chuỗi giá trị nông nghiệp và du lịch của địa phương và của vùng.

S6. Đồng Rui cũng có tiềm năng để phát triển du lịch (S6). Bãi cát Lòng Vàng trải dài và đẹp tự nhiên có khả năng phát triển thành du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn RNM, là 1 địa điểm đang nhận được chú ý của các dự án đầu tư phát triển.

S7. Đất rừng phịng hộ chiếm diện tích lớn (S7) và bao quanh tồn xã, có tác dụng giảm xói lở bờ biển, chắn bão chắn sóng và cung cấp nguồn thủy hải sản tự nhiên cho nhân dân trong xã. Đặc biệt, diện tích RNM lớn (S7) là môi trường thuận lợi cho các loại thuỷ hải sản sinh sống và phát triển (vạng, ngán, ngao,…), có tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái.

S8. Xã Đồng Rui đã có nhiều quy định, chính sách về bảo vệ và phát triển RNM (S8) như chính sách cấm khai thác cây rừng, giao đất và RNM cho cộng đồng thôn, bản quản lý, ký cam kết bảo vệ rừng,…

S9. Được sự quan tâm, ủng hộ của Nhà nước các cấp chính quyền (S9) như UBND huyện, xã, các ban ngành đoàn thể trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni và tính cấp thiết của việc quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nhất là RNM. Nhiều chính sách, quy hoạch phát triển KT-XH và quy hoạch phát triển ngành đã được ban hành, tạo nền tảng vững chắc cho kinh tế địa phương phát triển.

3.1.2. Điểm yếu

W1. Mùa đơng lạnh và có sương mù, nhiệt độ trung bình tháng 1 dao động từ 12 - 15ºC; từ tháng 1 đến tháng 3 hay có hiện tượng sương mù. Hàng năm, Đồng Rui

chịu ảnh hưởng bởi 1-2 cơn bão, kèm theo bão là mưa to, gió lớn làm ngọt hóa, phá vỡ các ao đầm NTTS, ảnh hưởng tới hoa màu (W1).

W2. Địa hình lưu vực sơng Ba Chẽ có hướng dốc từ tây sang đơng và bị chia cắt mạnh, tạo ra các sông suối và nhiều thung lũng hẹp nên mùa mưa áp lực của nước rất lớn dễ xảy ra lũ gây ra hiện tượng xói mịn, rửa trơi, gây đục nguồn nước, phá huỷ hệ thống đê điều, đầm nuôi, cuốn trơi vật ni làm ngọt hố đột ngột vùng nước cửa sông, gây nên những tai biến cho RMN và khu NTTS trong khu vực (W2).

W3. Cơ sở hạ tầng giao thông xã kém phát triển (W3). Tuyến đường đấu nối với quốc lộ 18A là tuyến đường duy nhất nối với đất liền vừa độc đạo, vừa nhỏ hẹp làm hạn chế sự phát triển kinh tế của xã.

W4. Hệ thống thủy lợi kém (W4): hệ thống kênh mương cấp và tiêu nước còn nhỏ lẻ, tự phát phục vụ cho mục đích cá nhân. Tại Đồng Rui chỉ có các cống điều tiết nước cho từng đầm, khơng có cống điều tiết nước cho khu vực đầm nuôi trên hệ thống đê ngăn nước biển. Cống xây dựng sơ sài hoặc theo kiểu đúc sẵn nên không đảm bảo độ kiên cố trước áp lực của nước, dễ bị trôi vào mùa mưa lũ.

W5. Nhu cầu về nguồn nước ngọt (W5): Nguồn nước ngọt hiện nay cung cấp cho cho người dân xã Đồng Rui là nước ngầm và nước mưa. Diện tích NTTS của xã Đồng Rui tăng thêm 50 ha (năm 2016) lên 532 ha vào những năm sau. NTTS cơng nghiệp địi hỏi nguồn nước ngọt khơng nhỏ, có thể ảnh hưởng lớn đến nguồn nước sinh hoạt của người dân trong xã, tiềm ẩn xung đột xã hội.

W6. Lao động hầu hết chưa được qua đào tạo nghề (W6) đa phần chỉ học hết bậc phổ thông là đi làm (chủ yếu là làm nơng, làm th...) nên khó đáp ứng được sự địi hỏi của thời kỳ cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá. Người dân chủ yếu là di cư từ nơi khác đến, có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ văn hố thấp dẫn đến nhận thức và khả năng phát huy nội lực từ trong dân còn nhiều hạn chế.

W7. Trồng trọt - chăn ni cịn nhỏ lẻ (W7), trình độ quản lý nơng nghiệp cịn hạn chế. NTTS còn tự phát, manh mún, thiếu quy hoạch đồng bộ. Người dân thiếu kiến thức về NTTS ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng.

W8. Diễn biến thời tiết cùng sự biến động của giá cả thị trường và vùng tiêu thụ ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển nông nghiệp của xã. Do chăn ni nhỏ lẻ, kinh phí cho chuồng trại, thức ăn... tương đối lớn nhưng khi bán giá lại rất rẻ, dẫn đến lỗ vốn, khiến cho sản lượng chăn nuôi của xã Đồng Rui bị giảm (W8).

3.1.3. Cơ hội (O)

O1. RNM được quy hoạch bảo tồn hợp lý sẽ tạo ra bức tường chắn ngăn cản ảnh hưởng của tiên tai như bão, gió, xâm nhập mặn, làm giảm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với khu vực. Bên cạnh đó, RNM cịn sản sinh ra nguồn lợi thủy hải sản phong phú dưới tán rừng có chất lượng phục vụ cho hoạt động khai thác thủy hải sản của người đân địa phương (O1).

O2. Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH huyện Tiên Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định xây dựng khu du lịch sinh thái RNM Đồng Rui tại bãi Lòng Vàng. Trong tương lai, hoạt động du lịch sinh thái (O2) tại xã Đồng Rui sẽ được quy hoạch kéo theo sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác như dịch vụ du lịch, thương mại, giao thông ...

O3. Việc đầu tư phát triển mơ hình NTTS kết hợp với bảo tồn RNM hiện đang được quan tâm thí điểm tại nhiều diện tích RNM trên cả nước sẽ đưa Đồng Rui trở thành một vùng nguyên liệu tôm sinh thái lớn và các sản phẩm thủy hải sản khác (O3). Sản phẩm chất lượng cao sẽ mở ra thị trường mới, khơng chỉ ở trong nước mà cịn thâm nhập dần vào thị trường quốc tế.

O4. Sự phát triển kinh tế khu vực (O4): Nằm ở phía đơng khu vực ĐNN Đồng Rui là huyện Vân Đồn - nơi được quy hoạch thành khu kinh tế đặc biệt; là khu vực phát triển năng động, văn minh, hiện đại; là trung tâm cơng nghiệp giải trí có casino, du lịch biển đảo, dịch vụ tổng hợp cao cấp về tài chính, ngân hàng, viễn thơng; một trung tâm giao thương quốc tế của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Các hoạt động phát triển đô thị và cơng nghiệp sơi động trong khu vực sẽ có tác động tích cực đối với việc thúc đẩy phát triển KT – XH, tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn cho sản phẩm nông nghiệp. Mọi hoạt động phát triển của Đặc khu kinh tế Vân Đồn đều có ảnh hưởng lớn đến vùng ĐNN Đồng Rui. Trong Quy hoạch phát triển Đặc khu kinh tế Vân Đồn có những kế hoạch, dự án tác động đến ĐDSH Đồng Rui, cụ thể:

- Xây dựng đơ thị Đồn Kết - Bình Dân: trung tâm thương mại, khu dân cư tập trung. Đồng thời phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp phục vụ hàng không. Kết hợp phát triển lâm nghiệp theo mơ hình vườn đồi;

- Đầu tư xây dựng cảng tại khu vực Vạn Hoa; - Dự án đường cao tốc Hạ Long - Móng Cái;

- Dự án quốc lộ 4B kéo dài qua khu kinh tế Vân Đồn; - Dự án cầu Vân Tiên - Khu kinh tế Vân Đồn; - Dự án sân bay Quốc tế Vân Đồn;

- Dự án Cảng phía Bắc đảo Cái Bầu - khu kinh tế Vân Đồn, Xã Đài Xuyên và xã Vạn Yên;

- Dự án khu phi thuế quan - khu công nghiệp sạch tại khu kinh tế Vân Đồn Xã Bình Dân, hồn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng Khu Kinh tế Vân Đồn;

- Hình thành khu dịch vụ phi thuế quan và khu sản xuất công nghiệp.

O5. Nhiều chính sách, quy hoạch phát triển KT-XH, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch bảo tồn rừng ngập mặn và đa dạng sinh học đang được xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế gắn với bảo tồn rừng ngập mặn xã đồng rui, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh 01 (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)