Dân số và dân tộc xã Đồng Rui năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế gắn với bảo tồn rừng ngập mặn xã đồng rui, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh 01 (Trang 45)

STT Dân tộc Tổng số hộ Tổng khẩu (người) Dân số (%)

1 Kinh 547 2.320 83,33 2 Dao 200 422 15,17 3 Sán Chỉ 4 17 0,62 4 Tày 1 20 0,72 5 Sán Dìu 0 2 0.07 6 Mường 0 1 0,03 7 Cao Lan 0 1 0,03 8 Thái 0 1 0,03 Tổng 752 2.784 100

(Nguồn: Phòng Thống kê - UBND xã Đồng Rui, 2016)

- Dân tộc: Xã Đồng Rui có 8 dân tộc cùng sinh sống. Dân tộc Kinh chiếm đa số (88,33%), tiếp đó là dân tộc Dao (15,17%), còn lại là dân tộc Sán Chỉ, Tày, Sán Dìu, Mường, Cao Lan, Thái (bảng 2.2). Dân tộc Dao sống tập trung ở thôn Bốn với 156/175 hộ (chiếm 89,14% số hộ của thơn Bốn), dân tộc Sán Chỉ tồn xã có 4 hộ với 17 nhân khẩu cũng sinh sống tại thôn Bốn. Các dân tộc cịn lại sống rải rác tại các thơn.

- Nguồn lao động: Năm 2006, xã Đồng Rui có 1.188 người trong độ tuổi lao

động. Năm 2011, tổng số lao động chiếm 58,61% tổng dân số của xã. Đến năm 2015, số người trong độ tuổi lao động là 1.429 người (chiếm 51,33% tổng dân số). Trong đó chủ yếu là lao động trong ngành trồng trọt - đánh bắt thủy hải sản (chiếm 82%). Hầu hết, người lao động ở xã Đồng Rui chưa qua đào tạo, số lao động đã qua đào tạo chiếm tỉ lệ nhỏ.

2.2.2. Giáo dục - y tế

Công tác giáo dục của xã Đồng Rui trong những năm gần đây phát triển khá, tỷ lệ học sinh đến trường ngày càng tăng. Xã có 02 điểm trường mầm non tại thơn Trung (trường chính) và thơn Bốn, có 03 điểm trường tiểu học tại thơn Trung (trường chính), thơn Thượng và thơn Bốn và 01 trường trung học cơ sở tại thôn Trung. Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao. Xã khơng có trường trung học phổ thông nên học sinh phải trọ học tại thị trấn Tiên Yên. Cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên đảm bảo cho công tác dạy và học tại các cấp học. Duy trì chế độ dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục tại các cấp học.

Hoạt động y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ và đội ngũ cán bộ không ngừng phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Trạm y tế xã phối hợp với bệnh viện tỉnh khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí thường niên cho nhân dân trên địa bàn xã. Hằng năm xã có tổ chức uống vitamin A cho trẻ em từ 0 - 36 tháng tuổi. Năm 2016, đội ngũ cán bộ y tế: 1 bác sĩ, 3 y sĩ, 2 nữ hộ sinh. Cơng tác chăm sóc và bảo vệ bà mẹ, trẻ em, dân số kế hoạch hóa gia đình đạt được kết quả tích cực. Các trường hợp sinh con thứ ba chủ yếu ở dân tộc Dao, từ 6 - 18 % trong giai đoạn 2010 - 2016.

2.2.3. Cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi

2.2.3.1. Giao thông

Là một xã đảo nên Đồng Rui chỉ có một đường giao thơng duy nhất vào xã có chiều dài 6,8km được làm bằng bê tông năm 2001 nối từ Quốc lộ 18A vào đến trụ sở UBND xã. Hiện tồn xã có các trục đường chính trong xã, đường liên thơn chính cơ bản đã bê tơng hóa. Tại xã Đồng Rui đã hình thành một hệ thống đường giao thơng cấp thơn. Tiến hành giải phóng mặt bằng, đắp lề đường các tuyến đường trục thôn Thượng, thôn Trung, thôn Hạ và thôn Bốn. Năm 2016, xã đã triển khai xây dựng thêm 5 cơng trình đường giao thơng mới với sự hỗ trợ của nhà nước và đóng góp của nhân dân. Bên cạnh đó, giao thơng đường thủy bằng tàu, thuyền nhỏ cũng tương đối phát triển tại khu vực sông Ba Chẽ, quanh RNM và trên vịnh Tiên Yên.

2.2.3.2. Thủy lợi

Hệ thống kênh mương: Do quá trình phát triển tự phát, thiếu quy hoạch trong xây dựng các ao đầm nuôi tôm nên hầu hết các đầm NTTS trong xã đều khơng hình

thành các hệ thống kênh mương cấp và tiêu nước một cách khoa học, dễ gây những hậu quả về môi trường.

Đê và cống: Đồng Rui đã hoàn thành hệ thống đê bao ngăn mặn kiên cố vào năm 2014 nhằm giúp ngăn chặn sự xâm nhập của nước mặn bởi chế độ triều, đồng thời ngăn ảnh hưởng của bão, lũ trong mùa mưa. Tại Đồng Rui chỉ có các cống điều tiết nước cho từng đầm, khơng có cống điều tiết nước cho khu vực đầm nuôi trên hệ thống đê ngăn nước biển. Cống xây dựng sơ sài hoặc theo kiểu đúc sẵn nên không đảm bảo độ kiên cố trước áp lực của nước, dễ bị trôi vào mùa mưa lũ.

2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Tính đến hết năm 2015, nhóm ngành nơng - lâm - ngư nghiệp giữ vai trò chủ đạo chiếm 86% cơ cấu với 647 hộ; nhóm ngành thương mại - dịch vụ chiếm 14% với 105 hộ.

2.3.1. Sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp

a) Nông nghiệp: Cơ cấu sản xuất nơng nghiệp có sự chuyển dịch từ trồng trọt

sang chăn nuôi. Trong giai đoạn 2010 - 2015, số lượng gia cầm lớn từ 15.000 – 23.100

con, số lợn tăng đều theo từng năm từ 2.200 – 3.637 con, số lượng trâu, bò giảm. Hiện nay xã đã thành cơng trong mơ hình ni vịt biển với số lượng 1.200 con và đang tạo thương hiệu cho trứng vịt biển Đồng Rui tới các vùng khác. Trên địa bàn xã hiện nay có nhiều trang trại lớn nhỏ với mơ hình chăn ni tổng hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao.

* Trồng trọt: Qua các năm, chính quyền địa phương ln chỉ đạo người dân

gieo cấy hết diện tích lúa và các loại cây trồng theo chỉ tiêu đã đề ra. Xã Đồng Rui là địa phương có nền kinh tế nơng nghiệp. Sản lượng nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của xã. Tuy nhiên cơ cấu trồng trọt - chăn ni vẫn cịn nhỏ lẻ, chưa có hệ thống tập trung, trình độ quản lý nơng nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế. Diễn biến thời tiết cùng sự biến động của thị trường đã có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển nông nghiệp của xã. Dù vẫn cịn tồn tại những khó khăn nhưng xã Đồng Rui vẫn duy trì được sản lượng nông nghiệp và đạt được những kết quả nhất định.

Diện tích và sản lượng nơng nghiệp năm 2016 tại xã Đồng Rui có xu hướng giảm so với năm 2015. Chỉ có sản lượng rau xanh các loại tăng (tăng 108,5 tấn). Nguyên nhân của sự suy giảm này có thể do thời tiết giá lạnh diễn biến bất thường,

cộng thêm tình hình hạn hán phức tạp, khó kiểm sốt, dẫn đến diện tích và sản lượng nơng nghiệp bị suy giảm.

* Chăn nuôi: Hiện nay, xã Đồng Rui đang đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi vịt biển để lấy trứng thương phẩm. Các vật ni khác như trâu, bị, lợn, dê, có số lượng khơng lớn, được chăn ni trong các hộ gia đình.

Sản lượng chăn ni có xu hướng tăng (Phụ lục 3). Đàn gia súc lớn (trâu, bò) của xã tăng 17 con, đàn gia cầm tăng 9000 con, tuy nhiên đàn lợn lại giảm 937 con. Một số hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ cho biết, ni lợn tốn nhiều kinh phí cho chuồng trại, thức ăn... nhưng khi bán giá lại rất rẻ, dẫn đến lỗ vốn, điều này khiến cho số lượng lợn ở xã Đồng Rui bị giảm.

b) Lâm nghiệp: Xã Đồng Rui có trên 2.800 ha RNM, chiếm trên 57% tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Hiện nay, Đồng Rui được đánh giá là một trong số ít địa phương có diện tích RNM lớn và chất lượng tốt của miền Bắc. Điều đáng nói là phần lớn diện tích RNM trên địa bàn đã từng bị người dân chặt phá để làm đầm NTTS từ những năm 1990, nay đã và đang được phát triển trở lại. Xã đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên Môi trường - ĐHQGHN và tổ chức ACTMANG Nhật Bản tổ chức các hoạt động giao lưu, trồng mới nhiều diện tích RNM đã từng bị phá để làm đầm ni tơm. Chính quyền xã đã lập biên bản vi phạm và quyết định xử phạt hành chính 2 vụ xâm phạm RNM trái phép.

c) Ngư nghiệp: Sản lượng thủy sản khai thác hàng năm của xã Đồng Rui đều

tăng lên. Sản lượng đánh bắt năm 2014 (470 tấn) gấp 1,3 lần sản lượng đánh bắt năm 2010 (353,45 tấn). Năm 2015, sản lượng đánh bắt là 465 tấn, giảm không đáng kể so với năm 2014. Về sản lượng NTTS, năm 2012 có sự suy giảm đột ngột so với năm 2011. Từ năm 2012 - 2015, sản lượng thủy sản ni trồng đã có xu hướng tăng ổn định trở lại, nguyên nhân là do diện tích NTTS được mở rộng, dẫn đến sự gia tăng trong sản lượng (bảng 2.3).

Bảng 2.3. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy hải sản 2011 - 2015 (tấn)

Năm Chỉ Tiêu

2011 2012 2013 2014 2015

Sản lượng khai thác 357 363 367 470 465

Sản lượng nuôi trồng 229,5 63,5 64,5 95,15 152,2

2.3.2. Công nghiệp và thương mại

Trong năm 2016, doanh thu từ các hoạt động thương mại, dịch vụ ước đạt 7 tỷ đồng. Các hoạt động thương mại dịch vụ ngày càng phát triển, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của nhân dân với 105 hộ sản xuất kinh doanh, 04 tổ dịch vụ phân bón cộng đồng, 01 tổ dịch vụ thu gom rác thải, 03 doanh nghiệp.

Trong năm 2016, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2016 ước đạt 5 tỷ đồng = 122% kế hoạch. Giá cả hàng hóa năm 2016 cơ bản ổn định, đảm bảo chất lượng. Hoạt động của hệ thống các hàng quán kinh doanh, các dịch vụ vận tải đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, vận tải hàng hoá của nhân dân. Các dịch vụ cung cấp thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng phát triển. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ thị trường xã hội năm 2016 ước đạt 57,65 tỷ đồng = 397,5% kế hoạch. Duy trì hoạt động của 04 tổ dịch vụ phân bón các thơn.

2.3.3. Du lịch

Đồng Rui cũng có tiềm năng để phát triển du lịch. Tuy nhiên, du lịch ở đây chưa phát triển, điều kiện giao thơng chưa thuận lợi. Bãi Lịng Vàng có tổng diện tích khoảng 20ha, sở hữu dải cát vàng thoai thoải trải dài hơn 3km² hình thành nên nhiều bãi tắm mang vẻ đẹp hoang sơ (hình 2.6). Gần 90% phiếu phỏng vấn người dân đánh giá Lòng Vàng với bãi cát trải dài và cảnh đẹp tự nhiên có khả năng phát triển thành du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn RNM. Tỉnh Quảng Ninh cùng chính quyền xã đang có kế hoạch để xây dựng và phát triển bãi cát Lịng Vàng, góp phần phát triển KT - XH của tồn tỉnh nói chung và xã Đồng Rui nói riêng.

Hình 2.6. Bãi cát Lịng Vàng nơi có điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch Nguồn : Thực hiện từ nguồn ảnh internet Nguồn : Thực hiện từ nguồn ảnh internet

2.4. Thực trạng kinh tế hộ gia đình

Kết quả điều tra, khảo sát tại địa bàn xã Đồng Rui vào tháng 2/2017 cho thấy :

1/ Sinh kế: Người dân xã Đồng Rui sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và đánh

bắt thủy hải sản. Số hộ làm nông nghiệp chiếm 86% số hộ trong xã, đặc biệt thơn Bốn có 100% số hộ làm nơng nghiệp. Hầu hết các hộ trong xã đều có người tham gia khai thác thủy sản tự nhiên.

2/ Cơ cấu ngành nghề: Tính đến hết năm 2015, nhóm ngành nơng - lâm - ngư

nghiệp giữ vai trò chủ đạo chiếm 86% cơ cấu với 647 hộ; nhóm ngành thương mại - dịch vụ chiếm 14% với 105 hộ.

3/ Kết quả điều tra xã hội học (từ 16/2/2017 đến 17/2/2017)

Qua 75 phiếu điều tra tại 4 thôn của xã Đồng Rui với các hộ gia đình và cán bộ quản lý cho thấy người dân chủ yếu làm nông nghiệp, chăn ni gia súc, gia cầm, ngồi ra cũng có những người vừa tham gia làm nơng nghiệp vừa đánh bắt, khai thác thủy sản làm tăng thu nhập gia đình (hình 2.7). Đồng Rui thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên có sự hạn chế về đắp đầm chăn ni của chính quyền địa phương nên số hộ gia đình tham gia nuôi trồng thủy sản không nhiều chiếm 4%.

Hình 2.7. Biểu đồ thể hiện số lượng người tham gia các ngành nghề - Thu nhập hộ gia đình và biến động thu nhập: - Thu nhập hộ gia đình và biến động thu nhập:

Tại địa bàn xã Đồng Rui, trung bình mỗi hộ có 2-3 lao động chính, trong đó ít nhất là 1 lao động, nhiều nhất là 5 lao động. Mức độ phụ thuộc còn cao. Thu nhập

bình quân của các hộ dân tại đây khá đồng đều, thu nhập bình quân của mỗi hộ đạt

quân cao nhất đạt 100 triệu đồng/tháng. Trong tổng số 75 hộ được hỏi, 25% số hộ có thu nhập dưới 3 triệu/tháng; 25% số hộ có thu nhập từ 3-5 triệu/tháng; 25% số hộ có thu nhập từ 5-10 triệu đồng/tháng; 25% số hộ có thu nhập trên 10 triệu/tháng (xem phụ lục 4). So với 5-10 năm trước, mức thu nhập bình quân của các hộ gia đình đều tăng lên. Tuy nhiên, do nhu cầu cuộc sống ngày càng cao, đồng tiền mất giá nên với mức thu nhập như trên, người dân địa phương ở đây cịn gặp nhiều khó khăn.

- Xếp hạng kinh tế hộ gia đình: trong tổng số 75 hộ, có 7 hộ xếp vào hạng khó

khăn, 39 hộ xếp vào hạng trung bình, 26 hộ ở mức khá và 3 hộ giàu (hình 2.8).

Hình 2.8. Xếp hạng kinh tế các hộ gia đình tại xã Đồng Rui

- Diện tích nhà ở lớn nhất là nhà ở của ông Phạm Hữu Cường, trú tại thơn

Trung với diện tích nhà ở 200m². Ngồi ra có khá nhiều hộ gia đình khác có diện tích nhà ở rộng từ 90 - 100m² và trên 100m². Diện tích nhà ở nhỏ nhất chỉ khoảng 10 - 20m² cho một hộ gia đình. Vườn tược, ao đầm tuy khơng phải hộ gia đình nào cũng có, nhưng trong tổng số 75 hộ được phỏng vấn, diện tích vườn lớn nhất là 160m² và diện tích ao lớn nhất là 80m².

- Hiện trạng nhà ở: Hiện trạng nhà ở ở xã Đồng Rui tương đối đồng đều. Hiện

nay tại xã đang có 38 hộ nhà mái bằng một tầng, 30 hộ nhà cấp 4, 6 nhà cao tầng và 1 biệt thự. Sinh viên quan sát thấy nhà ở trong xã đều được xây kiên cố, có tường gạch, khơng cịn nhà tranh vách đất (hình 2.9).

- Nhà vệ sinh: nhờ có sự tuyên truyền của chính quyền địa phương và nhận

thức về môi trường của người dân ngày càng được cải thiện, hiện nay hầu hết các hộ gia đình đều đã có nhà vệ sinh tự hoại (58/75), 13/75 hộ vẫn sử dụng nhà vệ sinh 2 ngăn và vẫn cịn 4/75 hộ dân khơng có nhà vệ sinh. Việc xây dựng nhà vệ sinh tự hoại giúp cho môi trường bớt đi sự ô nhiễm.

- Vật liệu đun nấu: các hộ dân phần lớn sử dụng bếp ga để đun nấu. Do có các

chính sách bảo vệ rừng mà người dân khơng cịn vào rừng chặt củi nữa, nên bếp ga gần như đã thay thế bếp củi, nhưng vẫn cịn một số hộ gia đình dùng củi để nấu thức ăn cho vật nuôi.

2.5. Hiện trạng khai thác sử dụng đất xã Đồng Rui

Dựa vào bản đồ Hiện trạng sử dụng đất và khảo sát thực địa cho thấy các dạng sử dụng đất ở khu vực nghiên cứu xã Đồng Rui có sự khác biệt rõ rệt giữa trong đê ngăn mặn và ngồi đê ngăn mặn. Có sự khác biệt này là do khu vực có chịu ảnh hưởng của chế độ triều hay không chịu ảnh hưởng của chế độ triều. Các loại hình sử dụng đất của xã được thể hiện trên bản đồ (hình 2.10) và phụ lục 5.

2.5.1. Khu vực trong đê ngăn mặn

Năm 2014, xã Đồng Rui đã hoàn thành hệ thống đê bao ngăn mặn kiên cố giúp ngăn chặn sự xâm nhập của nước mặn bởi chế độ triều, đồng thời ngăn ảnh hưởng của bão, lũ trong mùa mưa. Các loại hình sử dụng đất trong đê ngăn mặn gồm có: đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế gắn với bảo tồn rừng ngập mặn xã đồng rui, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh 01 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)