Bản đồ hiện trạng sửdụng đất xã Đồng Rui, năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế gắn với bảo tồn rừng ngập mặn xã đồng rui, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh 01 (Trang 53 - 58)

Nguồn: Dự án « Thành lập khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui, huyện Tiên

2.6. Thực trạng khai thác tài nguyên rừng ngập mặn và bãi triều của xã Đồng Rui

2.6.1. Khai thác thủy sản tại khu vực rừng ngập mặn

Khai thác thủy sản là ngành kinh tế truyền thống của người dân xã Đồng Rui. Trước năm 1978, khi chưa di dân đến Đồng Rui, nguồn lợi hải sản ở đây phong phú, với nhiều lồi có giá trị như: Cá Song, Cá Vược, Cá Vòn, Cá Tráp, Cá Bống Cát, Cá Đối, Cá Mòi, Cá Chai; Cua, Ghẹ, Cáy, Mực ống, Mực lá, Tôm, Bề bề, Tép; Vạng, Ngán, Ngao, Sị lơng, Sị huyết, Giun đất, Sá sùng,… Số lượng loài nhiều, trữ lượng lớn, lượng bình quân khai thác/người/ngày cao, thời gian khai thác ngắn, số ngày khai thác trong một tháng dài.

2.6.1.1. Khai thác hải sản tự nhiên

Kết quả khảo sát vào tháng 2/2017 cho thấy hiện xã Đồng Rui có tới 60% số người được hỏi cho biết có ít nhất một thành viên trong gia đình tham gia hoạt động khai thác hải sản tự nhiên liên quan RNM, trong đó có 43 hộ đánh bắt cua giống, vạng, ốc,... và 4 hộ đánh bắt cá, sò,... Như vậy, RNM là nguồn cung cấp thức ăn và hỗ trợ ngư trường cho người dân Đồng Rui. Trung bình mỗi hộ dân có 1 hoặc 2 người đi khai thác hải sản ngoài bãi triều. Đối tượng khai thác chủ yếu gồm các loại vạng, ngán, sâu đất, hà, ốc,... Thời gian khai thác hải sản tùy thuộc vào con nước (thủy triều). Mỗi tháng có 2 con nước, mỗi con nước người dân chỉ đi bãi 6 - 7 ngày. Trung bình một tháng người dân đi bắt 10 - 15 ngày. Tuy nhiên cũng có một số hộ chỉ đi bãi 6 - 7 ngày/ tháng. Khối lượng khai thác được khơng ổn định. Trung bình mỗi ngày một người bắt được 1,5 - 2 kg sâu đất, 10-15 kg vạng. Thu nhập trong ngày ít nhất cũng được 100.000 đến 150.000đ, có khi đạt tới hơn 300.000 VNĐ/ngày. Sau khi khai thác, người dân bán ngay cho các chủ buôn thu mua nhỏ lẻ trong bãi hoặc bán tại nhà sau khi đi bãi về. Các sản phẩm này được đem bán tại địa phương và các khu vực lân cận cũng như bán sang Trung Quốc thơng qua cửa khẩu Móng Cái.

Bảng 2.4. Tình hình khai thác thuỷ hải sản tại xã Đồng Rui (tấn)

Sản lượng thủy sản 2009 2010 2011 2012 2015 2016

Tổng sản lượng khai thác 307,3 325 327 350 445 432

- Tôm 10 10 18,5 12 25 32

- Cá 25 15 22,5 20 35 50

- Thủy sản khác 282,3 300 286 318 385 350

Theo Báo cáo của UBND xã Đồng Rui (bảng 2.4), tổng sản lượng thủy sản được khai thác hàng năm tăng lên đáng kể. Năm 2016, sản lượng thủy sản khai thác tăng gấp 1,4 lần sản lượng năm 2009 do số lượng người dân tham gia khai thác tăng lên. Đối tượng khai thác rất đa dạng. Bên cạnh các lồi cá, tơm có giá trị kinh tế, các lồi giáp xác, thân mềm như vạng, ngán, bơng thùa, sác sùng, các lồi ốc, ruốc... cũng góp phần trong sản lượng khai thác của khu vực ĐNN Đồng Rui.

Một số vấn đề đáng chú ý của hoạt động khai thác thủy sản:

- Khai thác thuỷ sản trên bãi triều, đặc biệt là vào mùa cua giống và ngán sinh sản, sự tập trung rà quét trên bãi, cũng là nơi ăn nghỉ của chim di trú đã tạo ra sự nhiễu loạn, làm thay đổi cả tập tính của các lồi động vật hoang dã. Hoạt động khai thác này hầu hết mang tính tự do, tự phát và tận thu, khơng có quy hoạch và nếu không được chấn chỉnh kịp thời sẽ làm mất khả năng phục hồi của nguồn lợi tự nhiên và sẽ dần bị suy giảm, cạn kiệt.

- Khai thác thuỷ sản bằng phương tiện mang tính chất hủy diệt đã giảm xuống nhưng vẫn còn diễn ra với một số loại ngư cụ như lưới với kích cỡ mắt nhỏ và đặc biệt là đăng đáy, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại và phát triển của cả HST. Nhiều loài thuỷ sản quý hiếm được coi đặc sản của vùng đã bị mất hẳn hoặc cịn rất ít như móng tay, bào ngư, sá sùng, ngán, ...

2.6.1.2. Ni trồng thủy sản

Trước năm 1975, RNM ở Đồng Rui có khoảng 3000 ha. Nhưng với việc xác định NTTS là ngành kinh tế mũi nhọn nên từ năm 1992, huyện Tiên Yên và xã Đồng Rui đã có cơ chế giao 1500 ha diện tích đất RNM cho các hộ dân trong xã và các chủ đầm đầu tư, khoanh nuôi tạo nên những ô đầm NTTS, chủ yếu là quảng canh. Cùng với việc phá rừng đắp đầm, nhân dân trên địa bàn còn khai thác cây làm củi, đẽo vỏ cây để nhuộm lưới chài... làm diện tích RNM suy giảm nhanh chóng, đến năm 2000 diện tích rừng giảm một nửa, chỉ cịn 1.523 ha.

Bắt đầu từ năm 2000, chính quyền xã Đồng Rui đã bước đầu có những điều chỉnh trong chính sách, thực hiện kêu gọi một số dự án đầu tư của Chính phủ và các tổ chức phi Chính phủ để khơi phục, trồng phục hồi lại diện tích RNM đã bị phá hủy. Từ năm 2005, chính quyền xã đã đẩy mạnh tuyên truyền, tranh thủ kêu gọi nguồn vốn đầu tư để trồng lại RNM. Tuy vậy, trong khoảng thời gian 8 năm kể từ năm 1998, diện tích rừng trồng khơng mở rộng được thêm, thậm chí cịn bị thu hẹp lại do chặt phá RNM tự nhiên và phá bỏ rừng trồng, nhường chỗ lại cho phát triển NTTS. Đến năm 2011 toàn xã đã thực hiện thu hồi hơn 1.000 ha rừng chuyển sang trồng cây

trang, cây sú, mở rộng diện tích RNM. Cùng với đó, xã đã đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân, khuyến khích bà con trồng lại rừng, thả tơm, cá dưới tán rừng theo kiểu tự nhiên để vừa bảo vệ rừng, vừa phát triển kinh tế từ rừng. Đây đã trở thành nguồn thu lớn của bà con trong xã đảo. Sản lượng thủy sản cũng như đa dạng loài được phục hồi, đặc biệt có những loại thủy sải sản đặc trưng, giá trị kinh tế cao như ruốc, ốc đĩa, cua... tới nay đã được phục hồi gần như hồn tồn. Chỉ tính riêng trong năm 2011, tổng giá trị sản lượng kinh tế thủy sản chiếm tới 2/3 tỷ trọng kinh tế của Đồng Rui và quay trở lại thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.

Bảng 2.5. Tình hình ni trồng thuỷ hải sản của xã Đồng Rui

Diện tích/ Sản lượng 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Diện tích (ha) 218,9 210 229,5 63,5 64, 5 95, 15 152,2 163 - Diện tích ni tơm 38,9 150 149,5 10 - Diện tích ni cá 18 60 80 43,5 Sản lượng (tấn) 25 27 40 10 - Sản lượng tôm 10 7 12 1,2 1,0 5 11 40 - Sản lượng cá 15 10 28 13,8 43 41 25 27 - Hải sản khác 10

(Nguồn: UBND xã Đồng Rui)

Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác, nuôi thuỷ sản tại khu vực cửa sông Tiên Yên, Ba Chẽ trong thời gian qua cịn mang tính tự phát, thiếu sự phối hợp đồng bộ với các giải pháp về con giống, thức ăn, thị trường, bảo vệ môi trường, nguồn lợi... Do đó, sự phát triển NTTS tại khu vực khơng ổn định. Đến năm 2016, xã Đồng Rui có 31 hộ NTTS tại 42 đầm ni hoặc ao, phân bố tập trung ở thơn Thượng. Diện tích ni trồng từ 0,6 ha đến 6 ha với lượng thả 3 vạn đến 150 vạn con giống.

Theo số liệu thống kê của xã Đồng Rui (bảng 2.5), từ năm 2009 đến 2016 diện tích và sản lượng NTTS có thể chia thành 3 Giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Từ 2009- 2011: diện tích và sản lượng NTTS nhìn chung tăng

nhanh và đều trong 3 năm nhưng năm 2011 đạt giá trị cao nhất với diện tích là 229,5 ha và sản lượng là 40 tấn. Nguyên nhân do trong thời gian này sự quản lý của nhà nước đối với các hộ NTTS vẫn còn lỏng lẻo, chưa được chặt chẽ, khiến họ có cơ hội được mở rộng thêm diện tích đầm ni lấn cả sang diện tích RNM tự nhiên. Ngồi ra, do trước đó, các hộ NTTS đã ni trồng nên ni qua các năm càng có kinh nghiệm

hơn trong việc bảo vệ mơi trường nước trong đầm, nguồn thức ăn cho tôm, cua, giờ cho ăn, phương thức đánh bắt,... cho nên sản lượng nuôi trồng đã tăng qua các năm.

Giai đoạn 2: Từ 2011- 2012: diện tích và sản lượng NTTS giảm mạnh, đặc

biệt là về diện tích giảm từ 229,5 ha xuống cịn 63,5 ha, sản lượng giảm từ 40 tấn xuống 15 tấn. Nguyên nhân do thời gian trước nhiều hộ nuôi trồng mặc dù đã được giao một phần diện tích đất trống để chuyển đổi thành đầm nuôi tôm nhưng họ vẫn lấn chiếm và tự khai phá diện tích RNM xung quanh, đắp ao ni tơm. Vì vậy từ 2011- 2012, toàn xã đã thực hiện thu hồi hơn 1.000 ha rừng chuyển sang trồng cây trang, cây sú để mở rộng diện tích RNM, thu hẹp diện tích NTTS; vì diện tích ni trồng giảm mạnh cũng đồng nghĩa với việc số lượng các lồi như tơm, cua,... giảm mạnh dẫn tới sản lượng, năng suất của chúng cũng giảm theo thời gian. Ngồi ra, cũng có một vài hộ ni trồng do chưa có kĩ thuật ni hợp lí, làm cho nguồn nước và mơi trường bị ô nhiễm nặng, khiến cho năng suất tôm suy giảm, sản xuất bị thua lỗ nên nhiều đầm bị bỏ hoang.

Giai đoạn 3: Từ 2012- 2016: diện tích và sản lượng NTTS gần như tăng đều

qua các năm theo thứ tự 63,5- 163 ha và 15- 67 tấn do Nhà nước ban hành chính sách, khuyến khích chăn ni, hỗ trợ con giống cho hộ gia đình và được tập huấn trên xã trước khi ni; cấp lại diện tích NTTS trước đây cho những hộ thực sự muốn ni trồng và phải đóng thuế hàng năm. Ngồi ra, những hộ mà trước kia có đầm bỏ hoang thì nay lại tiếp tục thả con giống và nuôi trồng, áp dụng những biện pháp cần thiết bảo vệ đầm ni. Điều đó đã làm cho diện tích NTTS và cả sản lượng đều được tăng lên.

Mặc dù nguồn lợi NTTS của xã Đồng Rui trong những năm qua ngày một tăng, đặc biệt trong giai đoạn 2012- 2016, nhưng những nguy cơ về suy giảm sinh học vẫn cịn hiện hữu. Việc tăng diện tích NTTS và thiếu quy hoạch trong ni trồng đã dẫn đến diện tích RNM bị thu hẹp, mơi trường nước biển ven bờ khu vực có nguy cơ bị ơ nhiễm gây ảnh hưởng đến môi trường sống và làm suy giảm ĐDSH trong vùng. Nguyên nhân chính là do nhân dân xã Đồng Rui- Tiên Yên đã gắn bó chặt chẽ vào nguồn lợi thủy hải sản, một số người chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà khơng quan tâm đến hậu quả sau này, bởi có những người vẫn sử dụng những loại chất hóa học, tạp chất làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước và các HST trong vùng.

Qua ý kiến đánh giá của người dân và chủ đầm ni có thể thấy hiện nay diện tích đất NTTS tăng lên đáng kể so với những năm trước do những chủ đầm ni muốn mở rộng diện tích đầm ni để phát triển. Tuy nhiên, diện tích đầm ni chủ yếu là đầm nhỏ, khơng cịn các đầm lớn như trước kia.

Trong số các hình thức NTTS thì hình thức quảng canh vẫn là hình thức NTTS phổ biến tại xã Đồng Rui (hình 2.11) vì chi phí phục vụ sản xuất thấp (chỉ cần cho ăn thời gian đầu, thời gian sau cứ để nó phát triển tự nhiên), phù hợp với điều kiện sản xuất của bà con nông dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế gắn với bảo tồn rừng ngập mặn xã đồng rui, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh 01 (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)