1. Phân tích các sức ép lên môi trƣờng và nguồn tài nguyên của đầm
1.1. Gia tăng tốc độ bồi lắng đầm
Năm 2006, Viện Khoa học thủy lợi miền Nam đã tiến hành đo mặt cắt ngang của một số kênh rạch có thơng nƣớc với đầm Đơng Hồ nhƣ sông Giang Thành, kênh Rạch Giá – Hà Tiên, kênh Mƣơng Đào, rạch Vƣợc, rạch Đèn Đỏ, kênh Hà Giang, kênh KT để tính tốn, mơ phỏng chế độ dịng chảy. Hầu hết các kênh, rạch có độ sâu dao động từ 2,6 – 6,5m và không bị bồi lấp trong quá trình vận hành (ngoại trừ rạch Vƣợc có độ sâu 1,5 – 2,0m có hiện tƣợng bồi lấp). Trong giai đoạn mùa mƣa, dòng chảy trong các kênh, rạch khá lớn mang nhiều phù sa cho đầm.
Cửa sông Giang Thành thông với đầm rộng 250m, sâu khoảng 6m. Vào mùa kiệt lƣu lƣợng nƣớc sông Giang Thành khá nhỏ do lƣợng nƣớc từ kênh Vĩnh Tế đổ vào bị ngăn chặn bởi cống Đàm Chích. Vào mùa lũ lƣu lƣợng từ sông Giang Thành đổ về đầm tăng lên, vận tốc dịng chảy trung bình đạt 0,8 m/s. Tại vị trí dịng chảy sơng Giang Thành gặp đầm Đơng Hồ, dòng chảy mở rộng đột ngột nên vận tốc giảm nhanh, hầu nhƣ phù sa từ sông đổ vào đầm Đông Hồ đều bị lắng đọng trong khu vực này.
Kênh Rạch Giá - Hà Tiên đổ vào đầm ở phía Đông với cửa tiếp giáp rộng 60m, độ sâu -4,13m nên dòng chảy xiết, mạnh cuốn theo phù sa đổ vào đầm. Tuy nhiên, dòng chảy kênh Rạch Giá – Hà Tiên đổ vào cuối đầm Đông Hồ nên không ảnh hƣởng nhiều đến dịng chảy trong đầm.
Sơng Giang Thành, kênh Rạch Giá – Hà Tiên cùng với kênh Mƣơng Đào, Rạch Ụ… mang lƣợng lớn phù sa vào đầm. Khi thủy triều rút xuống đến cao trình -0,22m, phần cồn phù sa phía Tây Bắc, Tây Nam nổi lên, diện tích cồn nổi chiếm 30% diện tích mặt nƣớc, diện tích lịng đầm cịn 70%. Khi đó, độ trầm lắng của sình lên đến 1,3m, cho thấy đầm đang cạn dần với tốc độ bồi lắng khá mạnh [7].
Từ bản đồ không ảnh của đầm từ năm 1989 đến nay, có thể nhận thấy xu hƣớng bồi lắng tại khu vực Đơng Nam đầm Đơng Hồ và khu vực phía Đơng – Tây ấp Cừ Đứt rất rõ rệt.