Nhiệm vụ bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm đầm đông hồ hà tiên, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển (Trang 55 - 60)

Tài nguyên và môi trƣờng đầm Đông Hồ đã và đang phải chịu nhiều sức ép, do vậy cần thiết phải xây dựng phƣơng án cụ thể, định hƣớng khai thác và sử dụng đầm Đông Hồ nhằm giảm bớt sức ép lên tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trƣờng của đầm. Những năm qua UBND thị xã Hà Tiên và

các Sở ban ngành đã nghiên cứu, đề xuất một số quy hoạch khai thác sử dụng đầm Đông Hồ nhƣ sau:

2.1. Quy hoạch khai thác sử dụng đầm Đông Hồ - Hà Tiên

Năm 2004, UBND thị xã Hà Tiên phối hợp với Sở Thƣơng mại – Du lịch và Sở Khoa học – Công nghệ tổ chức Hội thảo khoa học Phát triển du lịch sinh thái đầm Đông Hồ, đƣa ra một số nội dung quy hoạch chính của đầm Đơng Hồ cùng các biện pháp bảo vệ môi trƣờng và khai thác hiệu quả đầm nhƣ sau:

Mục tiêu quy hoạch: Định hƣớng quy hoạch khai thác sử dụng đầm Đông Hồ

phù hợp với quy hoạch phát triển thị xã Hà Tiên và khu kinh tế cửa khẩu phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, trọng tâm là các ngành: du lịch, dịch vụ, nông – lâm – hải sản... Đồng thời góp phần khơi phục hệ sinh thái, bảo vệ mơi trƣờng, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, thốt lũ.

Các ngành kinh tế chủ yếu tạo động lực phát triển đầm Đông Hồ

- Dịch vụ – du lịch: Tận dụng tiềm năng thiên nhiên sẵn có phát triển du lịch sinh thái dã ngoại; xây dựng các cơng trình dịch vụ du lịch văn hóa thể thao nhƣ nhà hàng, khu vui chơi giải trí, nghỉ ngơi ở vị trí thuận lợi phục vụ du khách. - Trồng rừng sinh thái: Trồng rừng sinh thái ở khu vực phía Đơng đầm và xung quanh ấp Cừ Đứt. Khôi phục rừng tự nhiên ngập mặn ở phía Đơng Bắc của đầm. - Ni trồng hải sản, thốt lũ: Hình thành khu vực ni trồng hải sản thí điểm theo phƣơng pháp công nghiệp ở khu vực phía Đơng Nam của đầm để phục vụ nhu cầu tham quan du lịch.

- Xây dựng hạ tầng cơ sở, nhất là giao thông đƣờng bộ quanh đầm Đông Hồ và ấp Cừ Đứt tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội [13].

Quy mô dân số ấp Cừ Đứt

Bảng 3.5. Quy mô dân số và đất đai ấp Cừ Đứt đến năm 2015. [24]

TT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015

1 Dân số (ngƣời) 1.256 1.372 1.487 1.605

2 Đất dân dụng (ha) 15,26 20,5 25,1 29,16

3 Tỷ lệ tăng dân số (%) 1,8 1,55 1,43 1,36

Định hƣớng: giữ nguyên dân, tạo công ăn việc làm (giao đất, trồng rừng, nuôi tôm, làm dịch vụ...), bồi dƣỡng một số kiến thức cho nhân dân trong vùng để xây dựng, khai thác đầm làm du lịch.

Quy hoạch sử dụng đất và định hướng kiến trúc cảnh quan

Trên bờ:

- Xây dựng tuyến đƣờng vành đai quanh đầm với tổng chiều dài 10km. Đoạn từ đầu Cầu Nổi đến tháp Cao Đài (phía Tơ Châu) dài 1km, rộng 6m, cán nhựa. Các đoạn đƣờng còn lại là đất đỏ, rộng 5m, nền rộng 8m, cao độ mặt đƣờng vƣợt đỉnh lũ từ 15 – 20cm.

- Xây dựng tuyến kè phía Tơ Châu dài 1km, lấn ra đầm 40-50m, bố trí cơng viên, đƣờng giao thơng và nhà phố quay mặt tiền ra đầm.

- Xây dựng cù lao ấp Cừ Đứt thành “làng du lịch sinh thái”. Trong đó có khu bến thuyền đón khách du lịch, các cơng trình dịch vụ du lịch nhƣ ăn uống, câu cá... Vật liệu xây dựng chủ yếu là cây, lá, nhà dạng chòi - nhà sàn.

- Xây dựng cụm cơng trình phục vụ du lịch nghỉ dƣỡng ở Đơng Nam đầm, phía Tơ Châu bao gồm các nhà nghỉ, khu cắm trại, thể thao, khu nhà hàng thủy tạ Tơ Châu kết hợp với trị chơi dƣới nƣớc, bến thuyền du lịch.

Trong lòng đầm:

- Giải tỏa các khu vực ngƣời dân lấn chiếm trong lịng đầm ở phía Đơng, Tây Bắc và hai bên ấp Cừ Đứt. Kết hợp mở rộng cửa thốt nƣớc của sơng Giang Thành về phía Đơng nhằm tăng diện tích thốt lũ và tránh cho khu vực phía Đơng bị bồi lắng quá nhanh.

- Xây dựng cụm cơng trình dịch vụ, văn hóa, vui chơi giải trí trên mặt đầm ở khu vực phía trƣớc UBND phƣờng Đông Hồ gồm: Nhà hàng, sân khấu ca nhạc, nhà truyền thống, thƣ viện, nhà sách, các trò chơi dƣới nƣớc.

- Nuôi trồng hải sản các loại: tôm, cá, rùa, cua, ếch... theo phƣơng pháp công nghiệp ở khu vực phía Đơng Nam đầm, diện tích khoảng 30ha, phục vụ cho việc tham quan du lịch.

- Cải tạo rừng ngập mặn đã có ở khu vực phía Đơng Bắc của đầm, diện tích gần 200ha. Trồng rừng sinh thái ngập mặn kết hợp nuôi trồng hải sản các loại từ khu

vực phía Đơng lên phía Đơng Bắc của đầm. Diện tích khoảng 25ha, mở các luồng đi lại cho ghe thuyền chở khách du lịch.

Bảng 3.6. Quy hoạch sử dụng đất của đầm Đơng Hồ đến năm 2010. [24]

TT Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Đất xây dựng cơng trình dịch vụ - du lịch 23,69 1,71 2 Đất dân dụng 29,16 2,11 3 Đất nuôi trồng thủy sản CN phục vụ du lịch 30,13 2,18 4 Đất rừng sinh thái ngập mặn 249,53 18,02 5 Đất rừng tự nhiên ngập mặn 171,23 12,37

6 Đất bến cảng (theo quy hoạch) 14,90 1,08

7 Cồn đất trồng cây xanh + dịch vụ 13,00 1,17

8 Đất giao thông 10,68 0,77

9 Mặt nƣớc 842,04 60,42

Cộng 1.384,36 100

Theo quy hoạch sử dụng đất của đầm Đơng Hồ đến năm 2010, diện tích mặt nƣớc đƣợc ƣu tiên giữ nguyên hiện trạng để duy trì cảnh quan môi trƣờng sinh thái, phục vụ cho các mục tiêu phát triển du lịch sinh thái, phát triển thủy sản và tạo cảnh đẹp cho thị xã Hà Tiên. Ngồi ra, diện tích đất rừng sinh thái ngập mặn cũng đƣợc mở rộng và duy trì ở mức 30% diện tích, phục vụ cho mục tiêu làm đẹp cảnh quan, tăng cƣờng đa dạng sinh học cho đầm và góp phần xử lý chất thải từ các sơng, rạch xuống lịng đầm nhờ các vi sinh vật dƣới tán rừng [24].

Ngày 09/12/2014, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang đã đề xuất Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững đầm Đơng Hồ - Hà Tiên. Diện tích đầm Đông Hồ đƣợc quy hoạch bảo tồn trên 1.500 ha, bao gồm: Vùng mặt nƣớc, đất ngập nƣớc trong lòng đầm và cụm dân cƣ, công viên giáp mép nƣớc ở ven đầm.

Một trong những định hƣớng phát triển quan trọng của đầm Đông Hồ, với tƣ cách là một phần thuộc Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang, là phát triển du lịch sinh thái một cách bền vững, gắn liền với việc tạo sinh kế cho ngƣời dân địa phƣơng. Theo đó, việc phát triển du lịch tại đầm Đơng Hồ cần có một chiếc lƣợc đầu tƣ lâu dài, bởi du lịch sinh thái là loại hình du lịch đặc biệt hƣớng tới mục tiêu giáo dục ý thức bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng, hơn là mục tiêu lợi

nhuận. Khơng chỉ phát triển loại hình du lịch sinh thái, khu vực Hà Tiên – Kiên Lƣơng cịn có tiềm năng to lớn để phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhƣ: Du lịch tâm linh, du lịch văn hoá, du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn và du lịch khám phá các giá trị lịch sử.

Các cƣ dân ở đầm Đông Hồ chủ yếu sống bằng nghề khai thác từ nguồn lợi trong đầm. Vì vậy, khi quy hoạch, các đối tƣợng này là những ngƣời dễ bị tổn thƣơng nhất, đòi hỏi phải có giải pháp lâu dài để ngƣời dân phát triển kinh tế và tham gia bảo vệ đầm cũng nhƣ tham gia vào các chuỗi giá trị gia tăng khi đƣa đầm Đông Hồ vào khai thác du lịch.

Đề án quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững đầm Đông Hồ do Công ty Cổ phần Khảo sát thiết kế và tƣ vấn đầu tƣ gồm 9 nội dung lớn: Thu thập, phân tích số liệu; Đo đạc địa hình, quan trắc thuỷ văn, thuỷ lực và chất lƣợng nƣớc, môi trƣờng khơng khí…; Mơ phỏng tài ngun nƣớc mặt đầm Đơng Hồ bằng mơ hình dịng chảy; Lập đồ án quy hoạch bảo vệ tài nguyên nƣớc mặt đầm Đông Hồ; Đánh giá tác động môi trƣờng của các dự án dự kiến thực hiện có liên quan trong khu vực quy hoạch; Quy hoạch phát triển nghề cá tại đầm Đông Hồ; Hệ sinh thái thực vật và quy hoạch phát triển rừng bền vững; Bảo tồn giá trị lịch sử, văn hoá và phát triển du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng khu vực đầm Đông Hồ; Lập quy hoạch chung xây dựng đầm Đông Hồ.

Nhằm bảo vệ môi trƣờng cho đầm Đông Hồ, phƣơng án đƣợc đƣa ra là xây dựng khu chứa rác và xử lý rác thải, nƣớc thải để đảm bảo môi trƣờng trong đầm đƣợc tốt hơn, tạo cảnh quan xanh, đẹp để khai thác du lịch.

2.2. Nhận xét, đánh giá về các dự án quy hoạch

Cả hai quy hoạch trên đều có mục tiêu rõ ràng, định hƣớng đúng, đề ra những công việc cụ thể nhằm mục tiêu phát triển bền vững đầm Đông Hồ - Hà Tiên. Tuy nhiên học viên không tán thành đối với một số hạng mục:

- Khơng nên xây dựng cụm cơng trình dịch vụ, văn hóa, vui chơi giải trí trên mặt đầm mà nên phát triển du lịch dựa vào những tiềm năng sẵn có của đầm. Chỉ nên xây dựng những cơng trình đơn giản, chắc chắn, hài hịa với tự nhiên, không phá vỡ cảnh quan và làm tổn hại đến hệ sinh thái của đầm.

- Không nên áp dựng hình thức ni trồng hải sản theo phƣơng pháp cơng nghiệp trong lịng đầm vì nƣớc thải từ hoạt động này chứa nhiều chất ô nhiễm chắc chắn sẽ tác động tiêu cực tới mơi trƣờng nƣớc đầm. Chỉ nên áp dụng hình thức ni quảng canh, duy trì rừng ngập mặn trong vuông nuôi để bảo vệ môi trƣờng nƣớc và đảm bảo điều kiện sống của vật nuôi gần nhất với điều kiện tự nhiên của đầm.

- Không nên xây dựng thêm khu xử lý rác thải tại khu vực ấp Cừ Đứt mà nên có biện pháp thu gom, vận chuyển chất thải rắn về bãi rác thị xã Hà Tiên để xử lý. Nâng cao hiệu suất thu gom, cải tiến công nghệ xử lý rác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm đầm đông hồ hà tiên, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)