Mơ hình sinh kế đồng quản lý trong đánh bắt, khai thác nguồn lợi thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm đầm đông hồ hà tiên, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển (Trang 76 - 84)

3. Bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ

3.3. Đề xuất mơ hình và giải pháp cụ thể bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ

3.3.2. Mơ hình sinh kế đồng quản lý trong đánh bắt, khai thác nguồn lợi thủy sản

thủy sản tự nhiên

 Giới thiệu chung:

Đầm Đơng Hồ, Hà Tiên với diện tích tự nhiên 1.384ha (rừng ngập mặn 400ha), có giá trị đa dạng sinh học cao, giữ vai trò quan trọng trong phát triển thủy sản. Trong những năm gần đây việc khai thác thủy sản trong lòng hồ ngày càng gia tăng với khoảng 300 - 400 dàn đăng, gần 100 miệng đáy và hơn 100 phƣơng tiện nghề xiệp, đặt lú của ngƣ dân, đặc biệt là ấp Cừ Đứt với khoảng 2.000 dân, đa số là các hộ nghèo sống bằng nghề đánh bắt thủy hải sản và khai thác tài nguyên. Nguồn thu thủy sản tƣơng đối ổn định, nhƣng tỷ lệ thất thoát ngƣ cụ do mất trộm trong đầm lên đến 40%/năm, buộc ngƣời dân phải thƣờng xuyên canh giữ. Đây là vấn đề rất bức xúc. Mặt khác, do hình thức khai thác tận thu diễn ra khá mạnh và kéo dài nên nguồn lợi thủy sản trong đầm ngày một giảm, mặt khác, diện tích các cồn nổi trong lịng đầm ngày một tăng, dẫn tới giảm khả năng trữ nƣớc của đầm, đặc biệt vào mùa khô làm ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển của các loài thủy sinh trong đầm. Để vừa bảo tồn, vừa khai thác bền vững, gắn liền với sinh kế dân cƣ trong vùng, cải thiện mức sống ngƣời dân, phát triển và bảo tồn Khu Dự trữ sinh quyển, việc xây dựng các mơ hình sinh kế cho ngƣời dân sống tại ấp Cừ Đứt là rất quan trọng, đảm bảo phát triển bền vững Đông Hồ.

 Mục tiêu của mơ hình:

- Mục tiêu là cung cấp cho cộng đồng địa phƣơng tại Tổ 9 lợi ích qua việc tiếp cận hợp pháp, đƣợc đảm bảo tài nguyên thiên nhiên trong đầm và cùng lúc đảm bảo

việc sử dụng bền vững nguồn lợi thủy sản, từ đó ổn định sinh kế cho hộ gia đình và bảo vệ hiệu quả rừng ngập mặn trong đầm.

- Tận dụng nguồn thủy sản con trong quá trình khai thác, đƣa về các bãi triều nuôi tạo nguồn khai thác lâu dài cho ngƣời dân.

- Dung hịa lợi ích, giảm nhẹ mâu thuẫn giữa các hộ khai thác thủy sản trong đầm và cộng đồng.

 Các hợp phần chính trong mơ hình:

- Xây dựng nhóm liên kết khai thác thủy sản: Đƣợc sự đồng thuận của UBND khu phố V Cừ Đứt, học viên đã chọn 7 hộ làm nghề khai thác thủy sản trong đầm thuộc tổ 9 của khu phố này để thảo luận, bàn bạc thành lập nhóm liên kết khai thác thủy sản.

- Xác định khu vực khai thác thủy sản: Qua thảo luận cơng khai, cởi mở, nhóm liên kết chọn bãi triều Thị Vạn làm vùng khai thác thủy sản chủ yếu của nhóm. Đây là bãi nổi, nằm ở góc Tây Bắc của Đơng Hồ, có những mảng rừng dừa nƣớc và ngập nƣớc theo triều, cũng là khu vực mà những hộ dân này trƣớc nay vẫn thƣờng đánh bắt thủy sản. Nhóm liên kết trình UBND Cừ Đứt khu vực khai thác và đƣợc Ủy ban chấp nhận.

Hình 3.18. Bãi triều Thị Vạn, nơi xây dựng mơ hình

Hình 3.19. Ráp lú đánh bắt thủy sản tại tổ 9, Cừ Đứt

- Quy ƣớc đồng quản lý: Đồng quản lý đƣợc hiểu là dựa trên sự thƣơng lƣợng/đàm phán, để lấy quyết định chung về mức độ chia sẻ quyền kiểm soát, quyền quản lý và phân phối hợp lý lợi ích giữa tất cả các hộ liên quan. Trong quy ƣớc xác định rõ một số nội dung chính nhƣ: Số lƣợng các hộ tham gia mơ hình; Bầu

trƣởng nhóm liên kết theo nhiệm kỳ một năm; Phân công canh giữ khu vực khai thác và ngƣ cụ của các hộ thành viên theo lịch 01 ngày/tuần; Hạn chế khai thác vào mùa tôm cá sinh sản; Thống nhất giá mua bán các loại thủy sản để tránh bị thƣơng lái ép giá; Nghiêm cấm đánh bắt thủy sản bằng xung điện và các phƣơng thức hủy diệt khác.

- Đối tƣợng và mùa vụ khai thác: Đánh bắt các lồi thủy sản nhƣ tơm, cua, ba khía, cá các loại. Có thể khai thác quanh năm, nhƣng mùa khai thác chính là 6 tháng (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau). Khơng đánh bắt thủy sản cịn nhỏ, ngƣợc lại, tìm cách thả thêm con non vào khu vực khai thác.

- Ngƣ cụ sử dụng và đầu tƣ: Các hộ tham gia nhóm liên kết trƣớc nay làm nghề dớn là chủ yếu; nay vẫn tiếp tục nghề này, nhƣng có quyềm làm thêm nghề khác. Nghề dớn với ngƣ cụ là "lú" đòi hỏi đầu tƣ lớn (từ 5 - 15 triệu đồng), đó là khó khăn đối với các hộ nghèo. Đầu tƣ mua sắm ngƣ cụ, gồm:

+ Mua lú: dài 2,5m với giá thành 100.000 đồng/lú;

+ Cây cừ tràm (cắm đặt lú): từ 120-125 cây/lú, giá khoảng 150.000 đồng. + Lƣới đƣờng ven: giá thành 650.000 đồng/lú.

+ Tiền công: 02 công (ráp lú và đặt lú), giá khoảng: 300.000 đồng.

Nhƣ vậy, bình quân vốn đầu tƣ ban đầu khoảng: 1.200.000 đồng/lú. Những hộ nghèo mua sắm tối thiểu từ 20 - 30 lú, hộ trung bình từ 40 - 60 lú. Tùy theo khả năng, các hộ trong nhóm liên kết hỗ trợ nhau trong mua sắm ngƣ cụ.

 Tổ chức thực hiện xây dựng mơ hình:

Trƣớc hết cơ cấu tổ chức đồng quản lý này cần đƣợc thành lập, đồng thời xây dựng quy ƣớc hoạt động trên cơ sở đồng thuận, quy định việc đăng ký khai thác, quy định về số lƣợng và kích thƣớc ngƣ cụ khai thác, các biện pháp chế tài… Nghiêm cấm cào te điện, kiểm soát các kiểu đánh bắt thủy sản có mắt lƣới nhỏ, làm hại con non của các loài động vật thủy sinh. Đặc biệt, trao quyền quản lý cho nhóm liên kết khai thác thủy sản, giúp ngƣời dân có trách nhiệm hơn đối với việc khai thác hợp lý và cùng nhau bảo vệ nguồn lợi thủy sản vì lợi ích của họ gắn với nguồn lợi này, cùng nhau bảo tồn và phát triển các giá trị tài nguyên của đầm Đông Hồ - một bộ phận của không tách rời của Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang.

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

Qua tìm hiểu, nghiên cứu, có thể rút ra một số nhận xét như sau:

(1) Đông Hồ là một vùng đất ngập nƣớc ven biển nằm ở phía Đơng Bắc thị xã Hà Tiên, là hạ lƣu của sông Giang Thành và thông ra biển qua cửa Trần Hầu. Trong mùa mƣa, đầm chịu ảnh hƣởng của nƣớc ngọt từ sông đổ về, trong mùa khô đầm chịu ảnh hƣởng mạnh hơn của nƣớc mặn từ biển. Đầm có tính đa dạng sinh học cao, có vai trị quan trọng trong hoạt động kinh tế và dân sinh. Không chỉ cung cấp nguồn lợi thủy sản và tài nguyên sinh vật tạo sinh kế cho ngƣời dân xung quanh, đầm Đơng Hồ cịn có giá trị cảnh quan và giá trị văn hóa – giáo dục, là nơi bảo tồn, gìn giữ đa dạng sinh học, là cửa thốt nƣớc ra biển Tây của Tứ giác Long Xuyên.

(2) Các hoạt động kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển xã hội những năm qua làm đầm Đơng Hồ dần thay đổi theo hƣớng ngọt hóa và gia tăng tốc độ bồi lắng, đặc biệt ở khu vực Đơng Nam của đầm và khu vực phía Đơng – Tây của ấp Cừ Đứt.

(3) Các hoạt động dân sinh gồm khai thác và nuôi trồng thủy hải sản, khai thác dừa nƣớc, dịch vụ, du lịch là áp lực lớn tới tài nguyên và môi trƣờng đầm, làm suy giảm đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy hải sản trong đầm.

(4) Chất lƣợng môi trƣờng của đầm Đơng Hồ cịn tƣơng đối tốt, ngoại trừ vài nơi bị ô nhiễm cục bộ. Tuy nhiên đầm đang phải tiếp nhận lƣợng nƣớc thải, chất thải từ nhiều nguồn, gồm nguồn thải từ các sông, rạch, từ khu dân cƣ ấp Cừ Đứt, từ hoạt động nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, nƣớc thải sinh hoạt và nƣớc thải từ bãi rác Hà Tiên. Nếu không áp dụng biện pháp quản lý phù hợp, khả năng ô nhiễm môi trƣờng trong tƣơng lai là rất cao, sẽ gây tổn hại đến hệ sinh thái và bất lợi cho các hoạt động phát triển kinh tế.

(5) Giải pháp quản lý, sử dụng thích hợp với đầm Đơng Hồ - Hà Tiên là bảo tồn để phát triển và phát triển để bảo tồn. Công tác bảo tồn đƣợc thực hiện tốt sẽ là động lực phát triển, tạo sinh kế và thu nhập bền vững cho cƣ dân địa phƣơng. Đồng thời, việc phát triển sẽ từng bƣớc nâng cao chất lƣợng cuộc sống cũng nhƣ nhận thức của ngƣời dân, giúp cho bảo tồn ngày càng hiệu quả. Hai mơ hình sinh kế

đƣợc thiết kế và đạt đƣợc sự đồng thuận giữa các bên liên quan. Hy vọng rằng sẽ đƣợc cƣ dân Cừ Đứt triển khai trong thời gian tới.

Kiến nghị:

Cần tiến hành các biện pháp xử lý nƣớc thải sinh hoạt, xử lý nƣớc thải từ hoạt động nuôi tôm, xử lý nƣớc thải từ bãi rác Hà Tiên trƣớc khi đổ thải vào đầm. Tiếp tục tính tốn, dự báo lƣu lƣợng xả thải, mức độ ô nhiễm cụ thể đối với từng nguồn thải vào đầm Đông Hồ trong các thời kỳ khác nhau. Từ đó tính tốn, áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp.

Giữ nguyên hiện trạng và phục hồi diện tích rừng ngập mặn ở phía Đơng Bắc và phía Đơng của đầm. Tiến hành khai thác, chế biến mật hoa dừa để nâng cao giá trị kinh tế của cây dừa nƣớc, nhằm tạo thêm sinh kế và tăng thu nhập cho ngƣời dân, đặc biệt là dân nghèo khu vực ấp Cừ Đứt. Áp dụng các hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy hải sản theo hƣớng bền vững, không vƣợt quá sức chịu tải của môi trƣờng kết hợp với hình thức du lịch sinh thái, có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phƣơng.

*

* *

Đầm Đơng Hồ có vai trị quan trọng trong q trình phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng dân cƣ quanh đầm, đóng góp cho sự phát triển của thị xã Hà Tiên. Tuy nhiên, sự phát triển này đang tạo áp lực đến tài nguyên và môi trƣờng của đầm, làm suy thối chất lƣợng tài ngun và giảm tính đa dạng sinh học, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng.

Xử lý và ngăn chặn ô nhiễm, khôi phục rừng ngập mặn, tiến hành các hoạt động kinh tế theo hƣớng nâng cao giá trị đồng thời bảo vệ các nguồn lợi là những việc làm cần thiết để bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng đầm.

Bảo tồn để phát triển và phát triển để bảo tồn là một chiến lƣợc toàn diện và hiệu quả trong giai đoạn hiện nay, nhằm hóa giải mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. Thực hiện tốt điều này sẽ mang lại kết quả là sự phát triển bền vững đầm Đông Hồ - Hà Tiên, hƣớng tới sự phát triển bền vững của Hà Tiên và tỉnh Kiên Giang nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2012), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, Nhà xuất bản Tài nguyên - Môi trƣờng và Bản đồ Việt

Nam, Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2004), Thông tư số 18/2004/TT-BTNMT hướng dẫn thực hiện Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước.

3. Bộ trƣởng Bộ Xây dựng (2012), Quyết định số 839/QĐ-BXD ngày 17/9/2012 về

việc công nhận thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang là đô thị loại III.

4. Công ƣớc về các vùng đất ngập nƣớc có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt nhƣ là nơi cƣ trú của loài chim nƣớc Ramsar (1971).

5. Chính phủ (1998), Nghị định số 47/1998/NĐ-CP về việc thành lập thị xã Hà Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang và thành lập các phường thuộc thị xã.

6. Chính phủ (2008), Nghị định số 57/2008/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý các

Khu bảo tồn biển Việt Nam có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế.

7. Công ty Cổ phần Khảo sát Thiết kế và Tƣ vấn Đầu tƣ (2014), Báo cáo tổng hợp Đề án Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững đầm Đông Hồ.

8. Công ty Cổ phần Khảo sát Thiết kế và Tƣ vấn Đầu tƣ (2014), Báo cáo chuyên đề Hiện trạng và phân vùng sinh thái rừng ngập mặn đầm Đông Hồ.

9. Công ty TNHH Nƣớc và Môi trƣờng Sài Gòn (2014), Báo cáo kết quả điều tra,

khảo sát và xây dựng mơ hình sinh kế cộng đồng khu vực đầm Đông Hồ - Hà Tiên.

10. Cơng ty TNHH Nƣớc và Mơi trƣờng Sài Gịn (2014), Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước đầm Đông Hồ - Thị xã Hà Tiên.

11. Cục Bảo vệ mơi trƣờng - Chƣơng trình Bảo tồn đa dạng sinh học vùng đất ngập nƣớc sông Mê Kông (2006), Hệ thống phân loại đất ngập nước Việt Nam. 12. Trƣơng Minh Chuẩn (2011), “Đặc điểm tự nhiên về môi trƣờng sinh thái của

vùng đất ngập nƣớc đầm Đông Hồ - Hà Tiên tỉnh Kiên Giang”, Kỷ yếu hội

13. Công ty Cổ phần Tƣ vấn xây dựng tỉnh Kiên Giang (2004), “Quy hoạch chung khai thác sử dụng đầm Đông Hồ - Hà Tiên”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Phát

triển du lịch sinh thái đầm Đông Hồ - Hà Tiên.

14. Lê Quảng Đà (2011), “Định hƣớng quy hoạch thủy sản và thực hiện quy hoạch bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nƣớc, khai thác và nuôi trồng thủy sản đầm Đông Hồ - Hà Tiên”, Kỷ yếu hội thảo Định hướng quy hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam.

15. Trƣơng Minh Đạt (2011), “Định hƣớng quy hoạch và phát triển đầm Đông Hồ Hà Tiên – Phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, du lịch Hà Tiên – Kiên Giang”, Kỷ yếu hội thảo Định hướng quy hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam.

16. Nguyễn Văn Hảo (2011), “Một số định hƣớng quy hoạch và thực hiện quy hoạch đầm Đông Hồ - Hà Tiên”, Kỷ yếu hội thảo Định hướng quy hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam.

17. Nguyễn Tiến Hiệp (2011), “Đề xuất định hƣớng và giải pháp tiếp cận về quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững đầm Đông Hồ”, Kỷ yếu hội thảo Định

hướng quy hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam.

18. Mai Văn Huỳnh (2011), “Định hƣớng quy hoạch phát triển đầm Đông Hồ gắn với ổn định sinh kế bền vững”, Kỷ yếu hội thảo Định hướng quy hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam.

19. Thái Thành Lƣợm (2011), “Hiện trạng môi trƣờng sinh thái và xử lý môi trƣờng trong định hƣớng phát triển bền vững đầm Đông Hồ tỉnh Kiên Giang - Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo Định hướng quy hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam.

20. Phạm Văn Ngọt (2012), “Vai trò của rừng ngập mặn ven biển Việt Nam”, Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, (số 33).

21. Dƣơng Văn Ni (2011), “Định hƣớng phát triển du lịch sinh thái cho đầm Đông Hồ, Hà Tiên, Kiên Giang”, Kỷ yếu hội thảo Định hướng quy hoạch bảo tồn

22. Nguyễn Xuân Niệm (2011), “Các giải pháp quản lý và khai thác đầm Đông Hồ (Hà Tiên, Việt Nam) theo hƣớng bảo tồn và phát triển”, Kỷ yếu hội thảo Định hướng quy hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Việt Nam.

23. Lê Hồng Oanh (2016), “Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ - Hà Tiên”, Tạp chí Tài ngun và Mơi trường, (số 248).

24. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang (2007), Báo cáo sơ lược về đầm Đông Hồ, thị xã Hà Tiên tỉnh Kiên Giang.

25. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre (2013), Phương pháp thu mật và cách

chế biến đường từ mật hoa dừa.

26. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang (2014), Báo cáo kết quả hoạt động nuôi trồng thủy sản năm 2013 và kế hoạch phát triển năm 2014.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm đầm đông hồ hà tiên, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển (Trang 76 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)