1. Phân tích các sức ép lên môi trƣờng và nguồn tài nguyên của đầm
1.5. Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng
Hình 3.9. Bản đồ nguy cơ ngập khu vực đồng bằng sông Cửu Long ứng với mực nƣớc biển dâng 1m. Nguồn [1].
Thời gian gần đây, biến đổi khí hậu đang là một vấn đề rất nghiêm trọng, ảnh hƣởng đến thiên nhiên cũng nhƣ mọi mặt của đời sống con ngƣời. Theo Kịch bản Biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng 2016, Kiên Giang là tỉnh ven biển có nguy cơ ngập cao nhất cả nƣớc (khoảng 77% diện tích) [27].
Diễn biến khí hậu Kiên Giang những năm gần đây thay đổi theo hƣớng bất lợi cho con ngƣời và xảy ra nhiều hiện tƣợng tự nhiên bất thƣờng:
+ Nhiệt độ ngày càng có xu hƣớng gia tăng, khắc nghiệt hơn những năm trƣớc đây: Theo số liệu quan trắc của trạm khí tƣợng hải văn Phú Quốc – Kiên Giang, nhiệt độ trung bình trong giai đoạn 1977 – 2003 tăng lên 0,4oC so với giai đoạn 1956 – 1977.
+ Lƣợng mƣa cũng thay đổi, thời tiết diễn biến ngày càng thất thƣờng. Tại Kiên Giang hàng năm ln xảy ra tình trạng khơ hạn, xâm nhập mặn sâu vào các tuyến sông, thiếu nƣớc ngọt trong mùa khô và triều cƣờng dâng, ngập lũ trong mùa mƣa…
+ Năm 2016, điểm mặn đã vƣợt qua khỏi điểm lấy nƣớc của nhà máy nƣớc Rạch Giá đến 13km, nhân dân thiếu nƣớc sinh hoạt nghiêm trọng.
Đầm Đông Hồ là một vùng đất ngập nƣớc cửa sơng, vì vậy khả năng bị ảnh hƣởng bởi biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng tƣơng đối cao. Hậu quả của biến đổi khí hậu là thu hẹp diện tích sản xuất nơng nghiệp, ngập lụt, suy giảm tài nguyên nƣớc cả về chất lƣợng và trữ lƣợng, thời tiết diễn biến thất thƣờng, gia tăng lũ, thiên tai… Từ đó, sẽ gây tác động xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân, đến nền kinh tế. Biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng cũng sẽ thay đổi môi trƣờng sống của thực vật và động vật, làm thay đổi tính đa dạng sinh học của các vùng sinh thái; phá huỷ rừng ngập mặn và rừng phòng hộ ven biển; làm gia tăng q trình xói lở, bồi lắng…