3. Bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ
3.1. Quan điểm bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ
Từ những trình bày trên, tác giả luận văn cho rằng:
(i) Phát triển là một quá trình tất yếu, và phát triển chắc chắn sẽ gây tác động đến mơi trƣờng. Vì vậy, ta chấp nhận đánh đổi một phần tài nguyên và môi trƣờng phục vụ cho phát triển, đồng thời thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế tối đa các tác động xấu đến môi trƣờng và tài nguyên, để môi trƣờng vẫn thực hiện đƣợc đầy đủ các chức năng của nó, nhằm mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững đầm Đông Hồ - Hà Tiên theo phƣơng châm: bảo tồn trong phát triển và phát triển để bảo tồn.
Bảo tồn và phát triển là mối quan hệ biện chứng, tự nhiên. Bảo tồn là sự gìn giữ những giá trị di sản quý báu của quá khứ; phát triển là để tạo ra những giá trị mới, là đối tƣợng của bảo tồn trong tƣơng lai. Đó là mối quan hệ vừa có tính kế thừa, vừa chọn lọc, bổ sung và phát triển liên tục. Với tinh thần đó, bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ phải đƣợc coi là sự nghiệp của tồn xã hội, vai trị của ngƣời dân là hết sức quan trọng, bên cạnh trách nhiệm của các cấp chính quyền. Bảo tồn và phát
Hình 3.10. Trung tâm thị xã Hà Tiên phát triển hiện đại và sầm uất ven đầm Đông Hồ
triển không tách rời mà bổ sung, bồi đắp cho nhau, cùng hƣớng tới mục tiêu phát triển bền vững, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Đối với đầm Đông Hồ, thực hiện tốt công tác bảo tồn sẽ cung cấp và điều tiết tài nguyên nƣớc hợp lý hơn, hỗ trợ phát triển kinh tế, xố đói giảm nghèo, góp phần phát triển nơng nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và du lịch... Ngƣợc lại, các hoạt động kinh tế sẽ tạo điều kiện nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân, tạo nguồn thu đóng góp cho cơng tác bảo tồn.
(ii) Cần cân đối hài hòa giữa bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ:
- Bảo tồn cảnh quan, sinh thái đầm khơng có nghĩa là giữ nguyên hiện trạng của chúng, mà ngƣợc lại chủ động tìm cách khơng ngừng phát triển các dạng tài nguyên tái tạo đƣợc, nhất là rừng ngập mặn.
- Phát triển và bảo vệ, bảo tồn có trọng điểm sao cho bảo đảm cân đối, hài hoà nhằm khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế của đầm, nhƣng không đƣợc vƣợt quá sức chịu tải của môi trƣờng và hệ sinh thái tự nhiên của đầm.
- Khắc phục những chồng chéo, mâu thuẫn trong hoạt động của các ngành kinh tế. Hƣớng tới sự đồng thuận giữa các bên liên quan, bao gồm cả cộng đồng địa phƣơng trong quá trình bảo tồn và phát triển ở khu vực đầm.
- Kết hợp bảo tồn với khai thác, sử dụng, nhƣng không quá mức tái sinh của hệ sinh thái. Ƣu tiên bảo tồn các hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc thù, có tính đa dạng sinh học cao, có chức năng nguồn lợi và cân bằng sinh thái, có tầm quan trọng đối với địa phƣơng trƣớc những tác động mạnh mẽ của con ngƣời vì kế sinh nhai. - Khuyến khích và tạo điều kiện để cộng đồng, đặc biệt là những ngƣời dân khu phố Cừ Đứt tham gia vào việc bảo tồn, phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái, hoặc bị khai thác quá mức; bảo vệ hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học và các nguồn lợi từ đầm.
(iii) Khai thác, quản lý đầm Đông Hồ theo phƣơng châm bảo tồn để phát triển và phát triển để bảo tồn sẽ mang lại nhiều lợi ích:
- Tạo sinh kế cho ngƣời dân địa phƣơng và cải thiện cuộc sống cộng đồng thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng công cộng.
làm phong phú thêm nền văn hóa và phong tục địa phƣơng.
- Thúc đẩy các trải nghiệm và đánh giá về giá trị tự nhiên và văn hóa.
- Mang lại những lợi ích của du lịch (ngoại hối và cơ hội việc làm), đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực về mơi trƣờng và xã hội.
- Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế của cộng đồng địa phƣơng.
Những kết quả này sẽ có tác động tích cực đến mơi trƣờng và cuộc sống của ngƣời dân, bảo vệ các hệ sinh thái, duy trì đai rừng phịng hộ ven biển và phát triển các mô hình sinh kế.