Mơ hình phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm đầm đông hồ hà tiên, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển (Trang 72 - 76)

3. Bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ

3.3. Đề xuất mơ hình và giải pháp cụ thể bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ

3.3.1. Mơ hình phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng

Năm 1999, Hội thảo xây dựng chiến lƣợc quốc gia về phát triển du lịch sinh thái đã đƣa ra định nghĩa: Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hố bản địa, gắn với giáo dục mơi trƣờng, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phƣơng. Theo Hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế, du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, kết hợp với bảo vệ môi trƣờng và cải thiện phúc lợi cho ngƣời dân địa phƣơng. Theo Hiệp hội quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (IUCN), du lịch sinh thái là hoạt động tham quan và du lịch có trách nhiệm tại các khu thiên nhiên khơng bị tàn phá để thƣởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ, hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác

động tiêu cực do khách tham quan gây ra, đồng thời tạo ra lợi ích cho ngƣời dân địa phƣơng tham gia tích cực (Từ điển giải thích Anh – Việt. NXB Xây dựng, 2008). Nhƣ vậy, du lịch sinh thái là công cụ hữu hiệu phục vụ bảo tồn và phát triển, là hƣớng đi thích hợp có thể huy động sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế cùng tham gia thực hiện. Những lợi ích từ phát triển du lịch sinh thái trên đầm Đông Hồ gắn liền với lợi ích kinh tế của địa phƣơng, góp phần bảo vệ môi trƣờng, bảo tồn Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang.

 Mục tiêu của mơ hình:

- Du lịch sinh thái có mục tiêu về kinh tế, chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phƣơng, dựa vào sự phát triển kinh tế để bảo tồn các dạng tài nguyên sinh thái đầm Đông Hồ một cách hiệu quả hơn.

- Nâng cao thu nhập, giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời dân ấp Cừ Đứt, đặc biệt là giới nữ tại địa phƣơng.

- Góp phần phát triển du lịch sinh thái vùng đầm Đông Hồ nói riêng và thị xã Hà Tiên nói chung.

 Các hợp phần chính trong mơ hình:

- Xây dựng các điểm du lịch nhƣ: vuông nuôi tôm quảng canh hiệu suất cao; tiểu khu rừng tự nhiên ngập mặn với tổ hợp mắm - đƣớc, tổ hợp dừa nƣớc - bần chua…; nhà sinh thái giữa rừng - trạm dừng chân cho khách du lịch theo tuyến.

- Chọn các vng ni tơm, cua có thể phục vụ khách bằng nhiều hình thức: giới thiệu về ao nuôi, đặc điểm sinh học của tôm, cua, công nghệ nuôi quảng canh, hƣớng dẫn du khách cất vó (bắt tơm, cua) và tự chế biến món ăn tùy theo khẩu vị. - Tiểu khu rừng tự nhiên ngập mặn là những khoảng rừng ngập mặn xanh tốt, quy mô nhỏ 100 x 100 m, đơn thành phần, hoặc gồm các quần xã cây rừng, có lạch nƣớc để thuyền đi vào rừng nhằm giới thiệu cho khách về hệ sinh thái rừng, giá trị tài nguyên rừng, điều kiện sinh tồn và phát triển rừng ngặp mặn, giải pháp bảo vệ… - Nhà sinh thái là trạm dừng chân ngắn hạn, chỉ một vài giờ, để khách du lịch theo tuyến thƣởng ngoạn cảnh sắc của rừng ngập mặn, hít thở bầu khơng khí trong lành, trải nghiệm hịa mình vào thiên nhiên với các sinh hoạt nhẹ nhàng, thú vị nhƣ

thái đƣợc thiết kế đơn giản, nhƣng chắc chắn và an toàn, theo kiểu nhà nổi trên phao “nƣớc lên thuyền lên”, hoặc theo kiểu nhà sàn với cao trình mặt sàn cao hơn mực nƣớc lũ trung bình trong đầm khoảng 0,4 -0,5m. Nguyên liệu làm nhà chủ yếu lấy từ đầm bằng cách khai thác theo phƣơng thức chọn tỉa để lấy những cây đƣớc trƣởng thành dùng làm cột nhà, kèo nhà; Tỉa lá dừa nƣớc, chẻ đôi, phơi qua nắng rồi dùng lợp nhà và làm vách tƣờng nhà. Vị trí nhà sinh thái nằm xen trong rừng ngập mặn, bên bờ một lạch nƣớc để ghe thuyền dễ tiếp cận. Yêu cầu bắt buộc đối với nhà sinh thái là phải tuân thủ tiêu chí mơi trƣờng xanh và sạch. Chất thải rắn và rác thải phải đƣợc thu gom, không vứt bừa bãi xuống đầm, sử dụng nhà vệ sinh tự hoại, hoặc loại di dộng. Việc đầu tƣ xây dựng và vận hành nhà sinh thái giao cho các hộ dân có năng lực và có lao động thực hiện để tăng thêm thu nhập cho gia đình cƣ dân Cừ Đứt.

- Xây dựng một Lầu Vọng Nguyệt để ngắm trăng ở Đông Hồ, kết hợp nhà hàng, khu dừng chân và vui chơi giải trí, tại vị trí thuận lợi để phục vụ các nhu cầu cần thiết cho du khách. Xây dựng cơng trình này khơng đƣợc phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, ƣu tiên xây dựng nhà sàn bằng cây gỗ, tre nứa theo kiểu ngƣời Chăm (Châu Đốc), hay ngƣời Khmer Nam Bộ. Phát triển du thuyền sẵn có của Ánh Vân, bổ sung phục vụ thể loại âm nhạc truyền thống nhƣ tổ chức ca hát cải lƣơng, dân ca tài tử của ngƣời Việt Nam Bộ, hát Ngũ âm của ngƣời Khmer hoặc hát Hồ Quảng của ngƣời Hoa trong đêm trăng.

- Trang trại nơng nghiệp sạch: Ở phía Đơng Bắc của đầm Đơng Hồ tại nơi giao nhau của 3 lạch nƣớc, đang hình thành một trang trại nơng nghiệp sạch trên nền đất gò nổi tự nhiên do Cơng ty Sài Gịn quản lý, với hệ thống ao nuôi tôm cua quảng canh, lấy nƣớc và nguồn thức ăn tự nhiên từ cửa sông Giang Thành và hệ thống vƣờn cây ăn quả: bƣởi, cam, dừa, xoài, ổi chất lƣợng cao, cùng với các dịch vụ đa dạng phục vụ du lịch nghỉ dƣỡng, khám phá vùng đất ngập nƣớc Đông Hồ.

 Tổ chức thực hiện xây dựng mơ hình:

- Nhà nƣớc, cụ thể là tỉnh Kiên Giang tạo cơ chế cởi mở, chính sách khuyến khích các hộ tƣ nhân, bao gồm cả cƣ dân thị xã Hà Tiên, khu phố V Cừ Đứt đầu tƣ xây dựng các cơng trình phục vụ du lịch: Nhà sinh thái, Lầu Vọng Nguyệt, Trại

nông nghiệp sạch, Vuông nuôi tôm đƣợc cải tạo… để tham gia trực tiếp hoạt động du lịch.

- Ủy ban nhân dân khu phố V Cừ Đứt hỗ trợ nhân dân Cừ Đứt chỉnh trang ấp Cừ Đứt hiện nay trở thành Làng sinh thái Cừ Đứt sạch đẹp, mến khách.

- Xây dựng đội ngũ hƣớng dẫn viên du lịch sinh thái: đây là lực lƣợng nòng cốt, bảo đảm chất lƣợng của tour du lịch sinh thái. Khuyến khích lực lƣợng trẻ của ấp Cừ Đứt tham gia vào đội ngũ này, vì chỉ cƣ dân địa phƣơng mới gắn bó với văn hóa và thiên nhiên nơi họ sinh sống và truyền đạt đƣợc cái hồn của một tour du lịch sinh thái đến du khách một cách trọn vẹn. Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trƣờng đối với du khách và cả cộng đồng

- Tiếp thị du lịch sinh thái: là công việc hết sức quan trọng trong việc quảng bá nội dung các tour du lịch sinh thái đến với đối tƣợng có nhu cầu. Nếu tiếp thị du lịch sinh thái tốt, số lƣợng du khách, đặc biệt du khách nƣớc ngoài sẽ tăng đáng kể.

 Thiết kế các tuyến du lịch:

Du lịch sinh thái trên đầm Đông Hồ chủ yếu là du lịch trong ngày, không cần chỗ lƣu trú qua đêm. Các phƣơng án tuyến du lịch bằng ghe thuyền dự kiến:

(1) Phƣơng án 1 (một ngày). Tuyến Sơn thủy (du lịch tâm linh, sinh thái): Trung tâm thị xã Hà Tiên - Tịnh xá Ngọc Tiên trên núi Tô Châu - Bến đị Tơ Châu - Lầu Vọng Nguyệt - Vuông nuôi tôm quảng canh - Nhà sinh thái trong rừng đƣớc ngập mặn - Làng sinh thái Cừ Đứt - về lại bến đị Tơ Châu.

Hình 3.16. Tịnh xá Ngọc Tiên trên núi Tơ Châu

Hình 3.17. Rừng đƣớc ở phía Nam đầm Đơng Hồ

(2) Phƣơng án 2 (một ngày). Tuyến Sinh thái (du lịch sinh thái, lịch sử): Trung tâm thị xã Hà Tiên - Làng sinh thái Cừ Đứt - Tiểu khu rừng tự nhiên ngập mặn - Trại nông nghiệp sạch - Trạm biên phòng Vàm Hàn - trở về bến đị Tơ Châu.

(3) Phƣơng án 3 (buổi tối). Tuyến Vọng Nguyệt (du lịch văn hóa): Bến đị Tơ Châu - Lầu Vọng Nguyệt để ngắm trăng, bình thơ, thƣởng thức văn hóa, văn nghệ dân gian vào những đêm trăng tròn. Đặc biệt vào rằm tháng giêng âm lịch là Tết Nguyên tiêu, cũng nhƣ những ngày trăng trịn 15, 16, 17 thậm chí 18 của mỗi tháng trong năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm đầm đông hồ hà tiên, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)