Dân cƣ và đời sống dân cƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm đầm đông hồ hà tiên, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển (Trang 26 - 28)

Đầm Đông Hồ và vùng lân cận gồm 15 tổ nhân dân tự quản thuộc khu phố V - phƣờng Đông Hồ; 16 tổ thuộc khu phố II, IV phƣờng Tô Châu. Từ lâu, ngƣời dân đã làm ăn sinh sống xung quanh đầm, tập trung ở phía Tây Nam và phía Nam (Khu vực phƣờng Đông Hồ, phƣờng Tô Châu). Năm 2004, tại khu phố V chỉ có 198 hộ dân với 1.256 nhân khẩu, sinh sống chủ yếu ở khu

vực cồn nổi giữa hồ, tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 30%. Nhà cửa của ngƣời dân đa số là nhà cấp III, cấp IV và nhà tạm cây lá. Cơ sở giáo dục còn rất hạn chế, tại ấp Cừ Đứt chỉ có một điểm trƣờng tiểu học 3 phòng [34].

Đến năm 2011, khu vực đầm và ven đầm có 704 hộ, 3.006 nhân khẩu, đời sống dân cƣ cịn khó khăn, nhà ở cơ bản đã đƣợc kiên cố hóa, các cơng trình hạ tầng xã hội nhƣ: trƣờng học, trạm y tế, bến đậu tàu đƣợc xây dựng kiên cố ngay tại địa bàn đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Riêng khu dân cƣ trên dải cồn nổi giữa hồ (Khu phố V) có 365 hộ, 1.615 nhân khẩu; nghề nghiệp gồm có 128 hộ làm nghề dớn,

115 hộ nuôi trồng thủy sản, 29 hộ làm nghề đẩy xiệp, 25 hộ nghề chằm lá, 9 hộ nghề đáy, 59 hộ làm nghề khác. Tỷ lệ hộ có điện lƣới quốc gia dùng trong sinh hoạt chiếm trên 90%, ngƣời dân chƣa có nƣớc sạch dùng trong sinh hoạt. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 22,19% tổng số hộ (81 hộ nghèo, 61 hộ cận nghèo). Nhà cửa của ngƣời dân chủ yếu là nhà cấp IV, nhà cây lá tạm. Cơ sở giáo dục, y tế còn rất hạn chế: tại khu vực này chỉ có 01 điểm trƣờng với 9 phịng học; học sinh cấp I: 142 em, cấp II: 61 em, 01 trạm y tế chƣa có bác sĩ phụ trách [18].

Đến cuối năm 2013, khu vực đầm Đông Hồ và vùng phụ cận của đầm có khoảng 1.425 hộ, 5.266 nhân khẩu. Trong đó, trên dải cồn nổi có 630 hộ, 2.259 khẩu, chiếm 43% tổng dân số của khu vực vùng ven và trong đầm. Nghề nghiệp chủ yếu là nuôi trồng thủy hải sản, làm dớn, đẩy xiệp, trồng và chằm lá dừa nƣớc (Có khoảng 60 hộ trồng, chằm lá dừa nƣớc), giăng đáy và một số nghề khác (mua bán, làm thuê,…). Tại khu vực đầm đã có điện 100% và nƣớc sinh hoạt khoảng 90% (Dân cƣ sinh sống tại Vàm Hàng, Thị Vạn, tổ 10, khu phố V - phƣờng Đơng Hồ chƣa có nƣớc máy sinh hoạt) [32].

Hệ thống giao thông

+ Từ Cầu Nổi đến Cơng an thị xã có đƣờng tráng nhựa, cơng viên, vỉa hè rộng, cảnh quan đẹp.

+ Từ Công an thị xã đến Mƣơng Đào – Rạch Ụ có đƣờng đất đỏ rộng 5m. Đã xây dựng cầu Mƣơng Đào Rạch Ụ bằng bê tông cốt thép, rộng 3m, tải trọng 8 tấn ra khu bãi rác theo quy hoạch tổng thể của thị xã.

+ Từ Cầu Nổi đến Tháp Cao Đài phƣờng Tơ Châu có đƣờng đất đỏ rộng 5m. + Hai bên cồn khu phố V – phƣờng Đơng Hồ có đƣờng bê tông với chiều dài 1.200 m, mặt đƣờng rộng 3,5m, lề đƣờng 0,5m [18].

+ Khu vực phía Bắc, Đơng Bắc, Tây Bắc quanh đầm chƣa có đƣờng giao thơng, chỉ có các bờ đất nhỏ rộng 0,6 - 0,8m, mùa mƣa đi lại rất khó khăn. Dân cƣ ở khu phố V – phƣờng Đông Hồ muốn về phƣờng Đông Hồ, phƣờng Tô Châu phải đi lại bằng tàu ghe [34].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm đầm đông hồ hà tiên, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)