Vai trị của đầm Đơng Hồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm đầm đông hồ hà tiên, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển (Trang 28)

4.1. Tạo không gian sống và sinh kế cho người dân

Bảng 1.4. Đặc trƣng các đầm phá ven biển Việt Nam [31]

TT Tên đầm phá Vị trí (Tỉnh/ Thành phố) Diện tích (km2) Kích thƣớc (km) Độ sâu (m) Dài Rộng Trung bình Lớn nhất

1 Cửa Lục Quảng Ninh 18 - - 1 - 8 16

2 Tam Giang –

Cầu Hai Thừa Thiên Huế 216 68 2-10 1,6 4

3 Lăng Cô Thừa Thiên Huế 16 6,1 4 1,2 2

4 Trƣờng Giang Quảng Nam 36,9 14,7 4 1,1 2

5 An Khê Quảng Ngãi 3,5 2,9 1,1 1,3 2

6 Nƣớc Mặn Quảng Ngãi 2,8 2,3 1,2 1,0 1,6 7 Trà Ổ Bình Định 14,4 6,2 2,1 1,6 2,2 8 Đề Gi Bình Định 26,5 8,5 3,1 0,9 1,4 9 Thị Nại Bình Định 50 15,6 3,9 1,2 2,5 10 Cù Mông Phú Yên 30,2 17,6 2,2 1,6 3,5 11 Ô Loan Phú Yên 18 9,3 1,9 1,2 2

12 Thủy Triều Khánh Hòa 25,5 17,5 3

13 Đầm Nại Ninh Thuận 8 6 3,5 2,8 3,2

14 Đông Hồ Kiên Giang 13,84 4,6 3,5 1-2 7

Ven biển Việt Nam, từ hàng dƣơng Trà Cổ thuộc tỉnh Quảng Ninh ở địa đầu phía Bắc đến Mũi Nai Hà Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang ở địa đầu phía Nam, có 14 đầm phá tiêu biểu với tổng diện tích khoảng 479,5 km2 [31]. Sự hình thành các thuỷ vực loại này là kết quả của mối tƣơng tác sông - biển dƣới tác động của các yếu tố tự nhiên nhƣ khí hậu, địa hình, chế độ thuỷ văn và động lực phát triển mang tính chất đặc thù của khu vực. Các đầm phá ven biển Việt Nam là những thuỷ vực nông, hầu nhƣ bị ngăn cách với biển bởi các bờ cát phía ngồi, nhận nƣớc ngọt từ vài con sông và đổ nƣớc ra biển qua cửa riêng của mình. Hƣớng dịng chảy, lƣu lƣợng, độ sâu, diện tích, độ mặn của đầm phá thay đổi theo mùa và chế độ thuỷ triều.

Theo hình thái động lực, có 4 kiểu đầm phá là đầm phá cửa sơng, đầm phá hở, đầm phá kín từng phần và đầm phá kín. Theo nguyên tắc này, đầm phá ở ven bờ Việt Nam đƣợc chia thành ba kiểu: Đầm phá gần kín (Cửa Lục, Tam Giang - Cầu Hai, Trƣờng Giang, Thị Nại, Cù Mơng, Thủy Triều); đầm phá kín từng phần (Lăng Cơ, Nƣớc Mặn, Đề Gi, Ơ Loan, Trà Ổ, Nại); và đầm phá đóng kín (An Khê). Theo độ mặn, đầm phá ven bờ Trung Bộ Việt Nam đƣợc chia thành ba nhóm: lợ mặn (Đề Gi, Thị Nại, Tam Giang, Ô Loan) và rất mặn (đầm Nại), lợ nhạt (Cù Mông, Thủy Triều), nƣớc ngọt (An Khê, Trà Ổ). Các đầm phá có hình dạng, diện tích khác nhau: từ nhỏ nhất là đầm Nƣớc Mặn chỉ 2,8 km2, đến lớn nhất là phá Tam Giang – Cầu Hai 216 km2 thuộc loại lớn trên thế giới; Phân bố ở các tiểu vùng khí hậu khác nhau, từ mƣa nhiều ở Thừa Thiên Huế, đến khô hạn ở Ninh Thuận; Tiềm năng tài nguyên nƣớc và rừng ngập mặn cũng khác nhau, từ nghèo nàn nhƣ đầm Lăng Cô đến rất giàu nhƣ đầm Thị Nại, nhƣng tất cả đều gắn liền với những cộng đồng dân cƣ đơng đúc vì giá trị nhiều mặt của chúng.

Đầm Đơng Hồ có quy mơ trung bình về diện tích tự nhiên và độ sâu; thuộc kiểu đầm gần kín, nhƣng có khối lƣợng nƣớc trao đổi rất lớn qua cửa đầm tại cầu Tô Châu theo chế độ nhật triều không đều, chứng tỏ mối tƣơng tác biển và lục địa ở đây xảy ra thƣờng xuyên và rất mạnh mẽ gây sức ép nhiều mặt đến bản chất tự nhiên của đầm. Đặc điểm nổi bật của đầm là có hệ sinh thái rừng ngập mặn rất phong phú và đa dạng, đồng thời là đầm duy nhất có khu dân cƣ ấp Cừ Đứt định vị ngay giữa lòng đầm [31]. Đầm là môi trƣờng sống và nguồn sống cho khoảng 5.000 dân cƣ trong vùng, trong đó trên 2.000 cƣ dân ấp Cừ Đứt có cuộc sống gắn liền với đầm từ lâu đời, họ sống nhờ khai thác nguồn lợi tài nguyên của đầm là thủy hải sản và dừa nƣớc [12]. Phía Nam đầm là nơi tập trung dân cƣ đông đúc của phƣờng Đông Hồ và phƣờng Tô Châu thuộc thị xã Hà Tiên.

Nƣớc biển đã cung cấp trứng, ấu trùng của các loài và nguồn cá nƣớc mặn cho thủy vực của đầm. Vào mùa mƣa, nhất là thời kỳ lũ, sông Mêkông cung cấp ấu trùng và nguồn cá nƣớc ngọt dồi dào, trong mùa này sản lƣợng đánh bắt khá cao.

Bên cạnh nguồn lợi thủy sản cho phép khai thác quanh năm, đầm có tiềm năng phát triển ni trồng thủy sản rất lớn do điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn nƣớc

biển chất lƣợng khá tốt.

Hình 1.5. Nghề chằm lá và hoạt động nuôi tôm quảng canh

4.2. Tạo ra giá trị cảnh quan và giá trị văn hóa – giáo dục

Hà Tiên đƣợc biết đến nhƣ một thƣơng cảng cổ hình thành từ thế kỷ 18, do Mạc Cửu cùng gia đình họ Mạc khai phá và phát triển. Trấn Hà Tiên từng là thủ phủ văn hóa, chính trị, quốc phịng của một vùng gần nhƣ rộng lớn nhất lục tỉnh Nam Kỳ. Ngày nay, khu vực Hà Tiên ngồi các danh thắng thiên nhiên cịn nhiều di tích văn hố lịch sử nhƣ mộ Mạc Cửu, chùa Phù Dung...

Đầm Đông Hồ là một trong “Hà Tiên thập cảnh” đã đi vào thơ ca của Tao đàn Chiêu Anh Các từ hàng trăm năm trƣớc. Ngoài cảnh quan thiên nhiên đẹp, đầm Đơng Hồ có khí hậu trong lành, có mặt nƣớc rộng lớn, nhiều tài nguyên, với những hệ sinh thái đặc thù. Đây là những đặc trƣng độc đáo thu hút khách du lịch, là điều kiện để tạo ra sản phẩm du lịch mang nét riêng của đầm Đơng Hồ, đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái và nghỉ dƣỡng.

Giá trị văn hóa - giáo dục:

Đầm chứa đựng những giá trị thẩm mỹ và tinh thần trong quá khứ và hiện tại, có sự gắn kết với lịch sử phát triển của vùng đất Hà Tiên, gắn với lịch sử văn học mà Tao đàn Chiêu Anh Các là khởi điểm. Tao đàn Chiêu Anh Các đƣợc sáng lập vào đầu thế kỷ thứ 18, do Mạc Thiên Tích làm chủ sối. Các sản phẩm của Tao đàn là lời ca ngợi thiên nhiên giàu đẹp, ca ngợi cuộc sống lao động lành mạnh phóng khống của nhân dân và là tiếng nói quyết tâm bảo vệ vững chắc biên cƣơng Tổ quốc. Ngoài phần văn chƣơng chữ Hán rất uyên bác, Chiêu Anh Các cịn có Khúc vịnh mƣời cảnh đẹp Hà Tiên - một áng thơ Nôm đặc sắc.

Mười cảnh Hà Tiên rất hữu tình, Non non nước nước ngẫm nên xinh. Đơng Hồ, Lộc Trĩ ln dịng chảy, Nam Phố, Lư Khê một mạch xanh. Tiêu Tự, Giang Thành, chuông trống ỏi, Châu Nham, Kim Dự cá chim quanh. Bình San, Thạch Động là rường cột, Sừng sựng muôn năm cũng để dành [38].

Ở khu vực này có Nhà lƣu niệm Đơng Hồ - Mộng Tuyết, gợi nhớ đến đôi vợ chồng thi sĩ tài hoa. Đông Hồ tên thật là Lâm Tấn Phát, là giáo sƣ của trƣờng Đại học Văn khoa Sài Gịn. Ơng là một trong những nhà thơ mới tiêu biểu của miền Nam, đƣợc mệnh danh là “Ông Tổ” của Thƣ pháp chữ Việt.

Đây cũng là vùng đất có những nét văn hóa, có bản sắc riêng thể hiện qua phong tục, tập quán, lễ hội… Giá trị văn hoá Hà Tiên - Kiên Giang thể hiện qua sự giao thoa các nền văn hóa của nhiều dân tộc anh em Kinh, Hoa, Khơ Me. Các núi đá vôi đƣợc xem là nơi thiêng liêng có ý nghĩa lớn trong đời sống tâm linh của ngƣời dân bản địa, nhất là Phật tử. Hàng năm, chùa Hang tổ chức lễ hội Phật Đản long trọng từ ngày mùng 8 đến ngày 15/4 âm lịch. Môi trƣờng xã hội nhân văn ở đầm Đông Hồ đƣợc tạo lập qua nhiều thế hệ, là địa bàn tốt để tham quan, thực tập, nghiên cứu khoa học.

4.3. Đất ngập nước có đa dạng sinh học cao

Vùng cửa sông ven biển là vùng chịu sự tƣơng tác giữa môi trƣờng nƣớc biển và nƣớc ngọt, hình thành mơi trƣờng nƣớc lợ với sự pha trộn các tính chất của mơi trƣờng nƣớc biển và nƣớc ngọt nội địa. Hoạt động thủy triều tác động lên vùng này hình thành các hệ sinh thái thủy sinh vơ cùng đa dạng và phong phú, có ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất và phát triển kinh tế của vùng. Vùng cửa sông ven biển là nơi tiếp nhận nguồn dinh dƣỡng hữu cơ dồi dào bắt nguồn từ các con sông cũng nhƣ đƣợc bổ sung từ biển, là nguồn cung cấp thức ăn cho nhiều loại sinh vật khác nhau.

Đất ngập nƣớc là một trong những mơi trƣờng có năng suất cao nhất, là cái nôi của đa dạng sinh học; chúng cung cấp nƣớc và sản phẩm sơ cấp cho vơ số lồi động

thực vật, tạo điều kiện tồn tại và sinh sống cho các loài này. Là nơi nhận các nguồn nƣớc ngọt từ sông đổ ra biển và nƣớc mặn từ biển đƣa vào đất liền, đất ngập nƣớc ven biển là nơi có năng suất sơ cấp cao nhất trong các hệ sinh thái đất ngập nƣớc. Khu vực này cung cấp mơi trƣờng sống khơng những cho các lồi định cƣ tại chỗ mà còn là nơi trải qua một phần chu kỳ sống của các loài sinh vật biển.

Đầm Đông Hồ là một vùng đất ngập nƣớc ven biển, có mơi trƣờng nƣớc mặn, lợ, ngọt thay đổi theo mùa đã tạo ra môi trƣờng cƣ trú, sinh sản cho nhiều đối tƣợng: tôm, cá, chim nƣớc… Đầm Đơng Hồ cũng tạo ra chu trình vật chất khép kín tự làm giàu và cung ứng nguồn dinh dƣỡng cho vùng biển Hà Tiên. Trên diện tích 963,36 ha mặt nƣớc và gần 400 ha rừng ngập mặn đã hình thành các bãi đẻ, nơi sinh trƣởng, phát triển cho trứng và ấu trùng, cung cấp nguồn giống cho đầm, khu vực lân cận và cả vùng biển Hà Tiên [12].

4.4. Giá trị giao thơng thủy và thốt lũ ra biển Tây

Là hệ đệm giữa biển với vùng đất Hà Tiên và Tứ giác Long Xun, đầm Đơng Hồ có tác dụng nhƣ một bể lắng giữ lại trầm tích, chất thải, góp phần tự làm sạch nguồn nƣớc và hạn chế ô nhiễm môi trƣờng biển.

Đầm cịn có tác dụng thốt lũ cho Tứ giác Long Xuyên với gần 100.000ha đất canh tác. Trong mùa khơ diện tích mặt hồ có tác dụng điều tiết nhiệt độ cho tiểu vùng khí hậu Hà Tiên, cấp nƣớc mặn cho ni trồng thủy sản. Ngồi ra rừng ngập mặn cịn điều tiết khí hậu và làm giảm hiện tƣợng xói lở của đầm.

Đầm Đơng Hồ có giá trị giao thơng thủy, do khu vực xung quanh đầm phía Bắc, Đơng Bắc, Tây Bắc chƣa có đƣờng giao thơng. Dân cƣ ở ấp Cừ Đứt muốn về phƣờng Đông Hồ, phƣờng Tơ Châu phải đi lại bằng tàu, ghe. Ngồi ra, đầm còn là nơi neo đậu tránh gió cho khoảng 1000 phƣơng tiện tàu thuyền vùng Hà Tiên [12].

Nhận xét chung: Đông Hồ là một vùng đất ngập nƣớc ven biển, một hợp phần

của Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang. Đầm nằm ở phía Đơng Bắc của thị xã Hà Tiên, là hạ lƣu của sông Giang Thành và thông ra biển qua cửa Trần Hầu. Mơi trƣờng nƣớc đầm Đơng Hồ có độ mặn thay đổi theo khơng gian và thời gian, tạo cho đầm tính đa dạng sinh học cao. Đông Hồ là đầm ven biển duy nhất của Việt Nam có dân cƣ sinh sống ngay giữa lịng đầm, trên hai cồn nổi dạng tuyến, tạo nên

khu dân cƣ tập trung Cừ Đứt. Đầm là môi trƣờng sống và nguồn sống cho cộng đồng dân cƣ xung quanh, đóng góp cho sự phát triển của thị xã Hà Tiên. Ngoài giá trị cảnh quan và giá trị văn hóa – giáo dục, đầm Đơng Hồ cịn có giá trị giao thơng thủy, là nơi neo đậu tránh gió cho các phƣơng tiện tàu thuyền và thoát lũ cho Tứ giác Long Xuyên.

Chƣơng 2 – MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Khung logic của đề tài

Hình 2.1. Khung logic nghiên cứu đầm Đơng Hồ

ĐẦM ĐÔNG HỒ Mục tiêu: Bảo tồn và phát triển đầm Hệ tự nhiên - Vị trí địa lý - Đặc điểm địa hình - Đặc điểm khí hậu - Chế độ thủy văn, hải văn - Các hệ sinh thái và đa dạng sinh học Hệ xã hội - Dân cƣ trong đầm - Khu vực phụ cận của đầm - Hoạt động kinh tế - Hoạt động dân sinh

Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu đặc điểm và vai trị của đầm.

- Phân tích sức ép từ hoạt động phát triển và dân sinh lên tài nguyên và môi trƣờng của đầm. - Đề xuất giải pháp hạn chế, khắc phục ô nhiễm, bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng đầm.

Phƣơng pháp nghiên cứu

- Kế thừa có chọn lọc, thống kê và tổng hợp tài liệu

- Phân tích hệ thống

- Điều tra, khảo sát thực địa - Đánh giá tổng hợp DPSIR

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và các giá trị lịch sử - văn hóa của đầm Đơng Hồ - Hà Tiên.

- Đánh giá hiện trạng tài nguyên và môi trƣờng của đầm dƣới tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động dân sinh.

- Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững đầm Đông Hồ - Hà Tiên theo phƣơng châm: bảo tồn trong phát triển và phát triển để bảo tồn.

3. Nội dung nghiên cứu

(1) Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và mơi trƣờng, vai trị của đầm Đông Hồ - Hà Tiên.

(2) Phân tích sức ép từ các hoạt động phát triển và dân sinh lên tài nguyên và môi trƣờng của đầm.

(3) Dựa trên cơ sở điều kiện tự nhiên và các đặc điểm cụ thể của đầm Đông Hồ, kết hợp với định hƣớng bảo tồn và phát triển, đề ra một số giải pháp nhằm hạn chế, khắc phục ô nhiễm, bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng đầm, hƣớng tới mục tiêu phát triển bền vững.

4. Cách tiếp cận trong nghiên cứu

4.1. Cách tiếp cận hệ thống

Cách tiếp cận hệ thống yêu cầu khi nghiên cứu phải xem xét đối tƣợng một cách toàn diện, trong trạng thái vận động và phát triển, trong những hồn cảnh và điều kiện cụ thể. Đầm Đơng Hồ nằm trong tổng thể đất ngập nƣớc khu vực Hà Tiên, có nhiều dạng tài nguyên thiên nhiên, các nhóm xã hội, các nguồn lực và hoạt động kinh tế khác nhau trong mối quan hệ chặt chẽ giữa đầm và sông, biển. Những hoạt động kinh tế, hoạt động dân sinh và vấn đề môi trƣờng liên quan trong đầm cần đƣợc xem xét kỹ càng trong một tổng thể thống nhất.

4.2. Cách tiếp cận sinh thái

Hệ sinh thái là một đơn vị tự nhiên gồm quần xã sinh vật và các yếu tố vô sinh của môi trƣờng tại một khu vực nhất định, ở đó ln có sự tác động qua lại và trao đổi vật chất, năng lƣợng trong hệ và với các hệ khác. Quản lý và sử dụng tài nguyên

thiên nhiên dựa trên cách tiếp cận sinh thái là tìm cách tốt nhất, hợp lý nhất để con ngƣời khi sử dụng hệ sinh thái có thể đạt đƣợc sự hài hồ giữa lợi ích thu đƣợc từ tài nguyên của hệ sinh thái với việc duy trì khả năng của hệ sinh thái tiếp tục cung cấp đƣợc những lợi ích ở mức độ bền vững lâu dài.

Đầm Đông Hồ đƣợc xem nhƣ một hệ sinh thái lớn gồm nhiều hợp phần: đất rừng ngập mặn tự nhiên, đất ngập nƣớc nuôi tơm, cụm dân cƣ... Đó là những hệ sinh thái nhỏ với các đặc điểm về yếu tố tự nhiên và hoạt động kinh tế tác động qua lại, có tính nhân quả bởi dịng vật chất và năng lƣợng. Tƣơng tác giữa con ngƣời và giới tự nhiên trong đầm dẫn tới sự biến dạng về hình thể, biến động theo không gian của các hệ sinh thái trong đầm và vùng ven, đồng thời quyết định xu thế phát triển của chúng theo thời gian [31]. Vì vậy, khi tìm hiểu, nghiên cứu và định hƣớng phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm đầm đông hồ hà tiên, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)