1.3 Thực trạng xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu địa chính tại Việt Nam
1.3.3 Hiện trạng phần mềm xây dựng, quản lý, cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính
Hiện nay nhiều địa phương đã ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng, lưu trữ, quản lý, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai, nhưng cơng nghệ khác nhau gây khó khăn cho cơng tác tổng hợp và lưu trữ thông tin.
Các phần mềm chuyên ngành đang áp dụng:
1. Phần mềm xây dựng bản đồ địa chính
Hiện tại, các doanh nghiệp thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Sở Tài nguyên và Môi trường và các doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực đo đạc bản đồ đang sử dụng các phần mềm được xây dựng từ các dự án của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các doanh nghiệp tư nhân:
- Phần mềm FAMIS: phần mềm này được xây dựng từ khá sớm trong giai đoạn đầu ứng dụng công nghệ số vào công tác đo đạc và thành lập bản đồ địa chính.
Phần mềm này được cung cấp miễn phí cho các doanh nghiệp, các Sở Tài nguyên và Môi trường để ứng dụng thành lập bản đồ địa chính;
- Phần mềm eMap, TMVmap: phần mềm này được xây dựng bởi công ty TNHH Tin học eK. Phần mềm này hiện đang được sử dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp của Bộ, các công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực đo đạc bản đồ và một số Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Phần mềm CESMAP: phần mềm này được xây dựng trong môi trường AutoCAD bởi công ty Địa chính cơng trình;
- Phần mềm CADAS: phần mềm được xây dựng bởi công ty TNHH Tin học Hài Hoà. Phần mềm này chủ yếu được sử dụng trong cơng tác đo đạc, đền bù giải phóng mặt bằng;
2. Phần mềm xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu
- Phần mềm CiLIS, ELIS: Các phần mềm được xây dựng bởi Cục Công nghệ thông tin, Bộ Tài nguyên Môi trường;
- Phần mềm ViLIS: phần mềm được xây dựng bởi Trung tâm Ứng dụng và Phát triển cơng nghệ địa chính - Tổng cục Quản lý Đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Phần mềm TMV.LIS: phần mềm được xây dựng bởi Công ty cổ phần công nghệ thông tin địa lý eK.
1.4 Mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính