1.6 Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu địa chính bằng phần mềm ViLIS
1.6.3 Phân hệ quản trị cơ sở dữ liệu và phân hệ quản trị người dùng trong ViLIS
Cơ sở dữ liệu của hệ thống ViLIS gồm 2 cơ sở dữ liệu thành phần là CSDL không gian và CSDL thuộc tính
- Cơ sở dữ liệu khơng gian (cơ sở dữ liệu bản đồ) được xây dựng dựa trên cơng nghệ nền của ArcGis, có cấu trúc và khuôn dạng shape file giống CSDL của Arcgis và được lưu trữ trong ArcSDE còn gọi là CSDL SDE. ArcSDE là phần mềm quản trị CSDL bản đồ địa chính qua mạng nội bộ LAN và mạng Inthernet. ArcSDE chỉ cài đặt cho máy chủ Server.
- Cơ sở dữ liệu thuộc tính (cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính) được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu đất đai gọi là CSDL LIS.
- CSDL SDE và CSDL LIS được quản lý bằng hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server. Trước khi thực hiện bất kỳ thao tác nào đối với cơ sở dữ liệu phải đăng nhập được vào hệ thống và kết nối thành công tới CSDL LIS và CSDL SDE trên máy chủ.
Phần mềm ViLIS thực chất là môi trường hiển thị và thao tác đối với dữ liệu SDE và dữ liệu LIS, do đó trước tiên phải xây dựng được CSDL SDE và CSDL LIS và tiến hành đồng bộ dữ liệu cho 2 cơ sở dữ liệu này. Bộ phần mềm ViLIS đã được viết sẵn các chương trình, modul hỗ trợ việc xây dựng và đồng bộ cơ sở dữ liệu.
Dữ liệu được lưu giữ trong CSDL là tối quan trọng, không phải bất cứ ai cũng có thể truy cập xem xét và đặc biệt là sửa chữa dữ liệu, chỉ những người có thẩm quyền, hoặc được giao nhiệm vụ mới sử dụng. Việc quản lý cơ sở dữ liệu được phân cấp đến từng người sử dụng, chỉ người mang đăng nhập “admin” mới
được quản lý toàn bộ hệ thống. Người sử dụng chỉ được sử dụng một số hệ thống nào đó hoặc quản lý dữ liệu của một số đơn vị hành chính và phải chịu trách nhiệm với nhiệm vụ của mình.
Trong ViLIS việc quản lý CSDL được thực hiện bởi Phân hệ quản trị cơ sở dữ liệu và Phân hệ quản trị người sử dụng.
1.6.3.1 Phân hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Quản trị dữ liệu là công tác quản lý, sao lưu dữ liệu đảm bảo an toàn và bảo mật của cơ sở dữ liệu.
Trước khi vào làm việc với phân hệ quản trị cơ sở dữ liệu trong ViLIS cần thực hiện đăng nhập hệ thống
Kiểm tra khối thông tin: - Tên máy chủ
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
- Tên đăng nhập - Mật khẩu đăng nhập
Hình 1.2. Giao diện kết nối cơ sở dữ liệu
Sau khi đăng nhập hệ thống thành cơng, ta có thể vào và làm việc với phân hệ quản trị cơ sở dữ liệu
1. Khởi tạo cơ sở dữ liệu: là việc thiết lập CSDL lần đầu tiên khi sử dụng
chương trình VILIS 2.0.
Chọn thực hiện, chương trình sẽ sinh ra CSDL hồ sơ địa chính mẫu trong đường dẫn đã chọn (tồn bộ dữ hồ sơ địa chính sau này đều được vận hành trong database này).
B1: Chọn thư mục lưu cơ sở dữ liệu B2: Thực hiện
Hình 1.4. Khởi tạo cơ sở dữ liệu
2. Sao lƣu cơ sở dữ liệu: là công cụ phục vụ việc sao lưu CSDL
Trên giao diện lựa chọn thư mục chứa file dữ liệu sao lưu định dạng .bak. Mỗi lần sao lưu dữ liệu, chọn một loại dữ liệu cần sao lưu đó là: CSDL thuộc tính hồ sơ địa chính (LIS), cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính (SDE) và cơ sở dữ liệu hồ sơ quét (LISLeganl).
3. Xóa cơ sở dữ liệu.
Cho phép xóa tồn bộ cơ sở dữ liệu thuộc tính có trong chương trình quản lý cơ sở dữ liệu
Hình 1.6. Xóa cơ sở dữ liệu
4. Phục hồi cơ sở dữ liệu
Phục hồi tồn bộ dữ liệu thuộc tính và dữ liệu bản đồ.
Hình 1.7. Phục hồi cơ sở dữ liệu
B1: Chọn file sao lưu với định dạng *.bak B2: Chọn đường dẫn thư mục lưu CSDL B3: Chọn loại dữ liệu cần phục hồi B4: Bấm phục hồi để thực hiện
Lƣu ý: kiểm tra và tắt các services có liên quan đến q trình phục hồi CSDL 5. Nén cơ sở dữ liệu
Hình 1.8. Nén cơ sở dữ liệu 1.6.3.2 Phân hệ quản trị người sử dụng 1.6.3.2 Phân hệ quản trị người sử dụng
Thiết lập kết nối đến máy chủ CSDL hiện có gồm kết nối đến CSDL LIS, CSDL SDE, chọn đơn vị triển khai và đặt các tùy chọn
Hình 1.9. Thiết lập kết nối đến máy chủ CSDL
Sau khi thiết lập xong CSDL tiến hành quản trị người sử dụng - là công cụ thiết lập người sử dụng và phân quyền, cấp các chức năng cho người sử dụng chương trình.
Nếu đăng nhập với vai trị là “quản trị người sử dụng” ta có quyền tạo ra các người sử dụng khác với các vai trò, chức năng khác nhau.
Vào khởi động Start\Progams\ViLIS 2.0\Phân hệ quản trị người sử dụng.
* Thiết lập người sử dụng
a. Nhập thông tin người sử dụng. B1: Chọn thêm chủ mới
Hình 1.10. Thiết lập người sử dụng
B2: Nhập thông tin người sử dụng gồm khối thông tin sau + Tên đăng nhập
+ Mật khẩu đăng nhập + Họ và tên người sử dụng + Chức vụ của người sử dụng b. Phân quyền cho người sử dụng.
Bằng cách đánh dấu check vào ô nếu là người quản trị, cịn nếu là người sử dụng thơng thường thì đánh dấu check vào ô
Phần dấu check vào ô được dùng trong
trường hợp thiết lập quy trình cấp tỉnh, người dùng check vào ô nhân viên cấp tỉnh sẽ chỉ sử dụng quy trình cấp tỉnh và quy trình cấp tỉnh thống nhất chung và có thể nhìn thấy ở tất cả các huyện trên địa bàn tỉnh.
Lưu ý: Nếu người sử dụng là nhân viên tiếp nhận hồ sơ đầu vào thì đánh dấu check vào ơ nhân viên tiếp nhận hồ sơ.
Sau khi nhập xong thông tin chọn ghi (Ctrl S) để lưu thông tin của người sử dụng. Trường hợp nhập sai thì chọn xóa (Ctrl D)
Hình 1.11. Thiết lập phịng, tổ nghiệp vụ
B1: Nhập thơng tin đơn vị chủ quản (VD: Phịng TN&MT huyện Hiệp Hịa) B2: Nhập thơng tin các tổ nghiệp vụ
B3: Đăng ký thông tin của người sử dụng vào tổ nghiệp vụ
Sau khi thiết lập xong chọn ghi (Ctrl+S) để lưu thông tin vừa thiết lập - Phân nhóm quyền cho người sử dụng
Tương ứng với mỗi người sử dụng thuộc các phòng ban phải cấp các chức năng nghiệp vụ tương ứng (các nghiệp vụ xem trong danh mục chức năng) với hơn 400 chức năng nghiệp vụ tương ứng do phần mềm cung cấp.
* Phân nhóm quyền cho người sử dụng
Nhóm quyền sử dụng cho phép thiết lập các quyền chung của từng nhóm người có cùng nhiệm vụ giống nhau sử dụng chương trình hoặc theo quy trình.
Hình 1.13. Giao diện phân nhóm quyền sử dụng
B1: Chọn tên nhóm quyền : VD phân hệ quản lý bản đồ
B2: Chuyển thơng tin người dùng sang nhóm quyền được sử dụng B3: Xác định các chức năng mà người sử dụng được sử dụng B4: Bấm ghi (CtrlS) để ghi thông tin vừa thiết lập
Sau khi thực hiện xong việc khởi tạo CSDL (thực hiện trong phân hệ quản trị cơ sở dữ liệu) và phân quyền quản lý cho người sử dụng (thực hiện trong phân hệ quản trị người sử dụng) ta có thể đăng nhập vào hệ thống với tên và pass của người sử dụng, thực hiện các quyền đối với CSDL trong khuôn khổ các chức năng đã được phân cấp.
1.7 Đánh giá hiệu quả xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính bằng phần mềm ViLIS
1.7.1 Đánh giá hiệu quả về kinh tế - tài chính: tiết giảm chi phí tài chính
Liên hệ với thực tiễn quản lý đất đai hiện nay với những nội dung xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính của Thơng tư số 04/2013/TT-BTNMT ngày 24/4/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, chúng ta
thấy rõ về hiệu quả kinh tế - tài chính của việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ở các mặt như sau:
- Bản đồ địa chính sau khi đo đạc chính quy được quản lý chặt chẽ hơn, đáp ứng kịp thời cho yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất.
- Bản đồ địa chính được chỉnh lý biến động thường xuyên, phù hợp với hiện trạng sử dụng đất ở thực địa.
- Dữ liệu bản đồ địa chính và dữ liệu thuộc tính địa chính được liên kết chặt chẽ và là mắt xích khơng thể tách rời nhau trong q trình quản lý và giao dịch điện tử.
- Các tác nghiệp về quản lý đất đai bằng thủ cơng được tin học hóa, tiết kiệm được lao động và thời gian, nhưng năng suất và hiệu quả rất lớn.