Đánh giá tính bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá hiệu quả xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 42)

Đất đai ln đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế của quốc gia, đặc biệt trong những năm trở lại đây, khi nền kinh tế quốc dân của Việt Nam đạt được những thành tựu đáng kể, vấn đề đất đai càng trở nên thành một vấn đề nóng bỏng. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, định hướng của Bộ TNMT, việc hồn thiện, hiện đại hóa hệ thống thơng tin đất đai các cấp đã, đang là hoạt động chính của nhiều đơn vị trên cả nước.

Việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai tỉnh Bắc Giang nói chung cần những mơ hình điểm, được triển khai thành cơng những giải pháp đồng bộ và thống

nhất, cung cấp hiệu quả tối ưu của ứng dụng CNTT trong lĩnh vực quản lý đất đai. Hệ thống thơng tin đất đai huyện Hiệp Hịa là mơ hình như vậy.

Bên cạnh đó, quyết tâm của lãnh đạo tỉnh Bắc Giang và lãnh đạo sở Tài nguyên và Môi trường trong chiến lược triển khai ứng dụng tin học vào công tác quản lý nhà nước nói chung và từ đó cung cấp dịch vụ cơng cho cộng đồng. Điều này được thể hiện trong các Quyết định và Thông báo của Uỷ ban nhân dân tỉnh trong các cuộc họp chỉ đạo, hội nghị, hội thảo trong suốt thời gian gần đây.

Chủ trương của Chính phủ, Bộ Tài ngun và Mơi trường trong chiến lược ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước tin học hố tồn ngành tài ngun và môi trường đã, đang tạo điều kiện thuận lợi cho cơng cuộc hồn thiện, hiện đại hóa cơng tác quản lý nhà nước các lĩnh vực trong ngành.

Kiểm lại quá trình thực hiện, từ khi thành lập bản đồ địa chính chính quy để phục vụ cho việc đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tại các xã, phường, thị trấn nào quản lý tốt bản đồ địa chính, dữ liệu địa chính và cập nhật chỉnh lý biến động thường xuyên, đầy đủ thì xã, phường, thị trấn đó thực hiện tốt cơng tác quản lý đất đai và phục vụ tốt những yêu cầu của người sử dụng đất. Những nơi công tác quản lý đất đai chưa được chặt chẽ; các yêu cầu của người sử dụng đất chưa được giải quyết kịp thời là do quản lý và khai thác thông tin thửa đất hiện có chưa tốt, cơng tác cập nhật chỉnh lý biến động không đầy đủ và kịp thời, cịn để hệ thống bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính lạc hậu so với hiện trạng.

CHƢƠNG 2 XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH 2.1 Các yêu cầu kỹ thuật để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

- Cơ sở dữ liệu địa chính phải được thành lập dựa trên dữ liệu bản đồ địa chính chính quy và dữ liệu thuộc tính địa chính có tính pháp lý đang được sử dụng trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn;

- Cơ sở dữ liệu địa chính phải tuân thủ đúng các yêu cầu về cấu trúc và nội dung thông tin về từng thửa đất theo đúng quy định tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT ngày 04 tháng 10 năm 2010;

- Việc lập, chỉnh lý bản đồ, hồ sơ địa chính và nội dung CSDL đất đai tuân theo những quy định của Luật Đất Đai 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về “quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai”; Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 về “Quy định về hồ sơ địa chính” và các quy định của UBND tỉnh.

- CSDL phải được cập nhật, chỉnh lý đầy đủ theo đúng yêu cầu đối với các nội dung thơng tin của bản đồ địa chính và dữ liệu thuộc tính địa chính theo quy định của Thơng tư 24/2014/TT-BTNMT

- Từ CSDL địa chính in ra được: giấy chứng nhận, bản đồ địa chính, sổ mục kê và sổ địa chính, biểu mẫu TK-KK đất đai, trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính của một thửa đất, nhóm thửa đất

- Tìm kiếm thơng tin thuộc tính của thửa đất khi biết thơng tin về vị trí của thửa đất trên bản đồ và ngược lại

- Tổng hợp trích xuất thơng tin ra báo cáo theo tiêu chí hoặc nhóm các tiêu chí

2.2 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Hiệp Hòa

Hiệp Hòa là huyện trung du nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bắc Giang trên trục Quốc lộ 37 (từ quốc lộ 1A đi Thái Nguyên), cách thành phố Bắc Giang 30 km, cách Hà Nội 60 km. Nằm trong tọa độ địa lý: Từ 1050

52' 40" đến 1060 2'20" độ kinh Đông, từ 210 13' 20" đến 210 26' 10" vĩ độ Bắc.

Ranh giới hành chính:

- Phía Đơng giáp huyện Tân n và huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang - Phía Nam giáp huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh

- Phía Tây giáp huyện Sóc Sơn - Hà Nội và huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên. Huyện Hiệp Hịa có tổng diện tích đất tự nhiên theo kiểm kê đất đai năm 2010 là 20.305,98 ha (chiếm 5,25 % diện tích tồn tỉnh), có dân số 213.095 khẩu, số hộ là 51.329 hộ (theo số liệu điều tra của Trung tâm dân số KHHGĐ huyện Hiệp Hòa 6 tháng đầu năm 2010), mật độ dân số 1049 người/ km2.

Vị trí địa lý huyện Hiệp Hòa khá thuận lợi so với các huyện khác trong tỉnh Bắc Giang, có mạng lưới giao thơng chính hợp lý (1 tuyến đường quốc lộ, có cầu Vát bắc qua sơng Cầu về thành phố Hà Nội lên thành phố Thái Nguyên, 3 tuyến đường tỉnh lộ và có sơng Cầu bao quanh phía Tây và phía Nam) tạo cho huyện có nhiều lợi thế để giao lưu hàng hóa, kinh tế văn hóa, xã hội với các tỉnh ở đồng bằng Bắc bộ, đặc biệt với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận như Bắc Ninh, Thái Nguyên…

Trung tâm huyện Hiệp Hòa là thị trấn Thắng, vốn là một thị trấn có từ lâu đời, người dân có nhiều kinh nghiệm phát triển kinh tế theo hướng thương mại - dịch vụ, ngồi ra Hiệp Hịa cịn có An tồn khu cách mạng Hồng Vân ven sơng Cầu trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Với vị trí địa lý thuận lợi, mạng lưới giao thơng đầy đủ thủy bộ, đặc biệt từ khi khai thông cầu Vát sang khu công nghiệp Thăng Long - Nội Bài, nâng cấp quốc lộ 1A và quốc lộ 1B Hà Nội đi Lạng Sơn, quốc lộ 37 đi thành phố Thái Nguyên huyện Hiệp Hịa lại càng có thêm vị thế để nhanh chóng tiếp cận với các cơng nghệ mới tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, mạnh và bền vững. Tuy nhiên trước xu thế chuyển đổi sang kinh tế thị trường mạnh như hiện nay cũng sẽ tạo ra nhiều thách thức cho huyện trong việc quản lý, hoạch định các kế hoạch phát triển sao cho phù hợp và cạnh tranh được trên thị trường, trong đó áp lực về nguồn tài nguyên đất đai và môi trường sẽ rất lớn.

2.3 Thực trạng quản lý đất đai trên địa bàn huyện Hiệp Hòa

2.3.1 Thực trạng về hệ thống bản đồ địa chính và cơng tác tổ chức kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Năm 2010 thực hiện chủ trương của UBND tỉnh, huyện Hiệp Hòa đã được đầu tư đo đạc bản đồ địa chính mới và đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính. Kết quả đến hết năm 2013 đã đo mới và đo đạc chỉnh lý 100% diện tích đất trên địa bàn huyện.

Huyện Hiệp Hòa với tổng diện tích 20.305,98 ha, có 454.615 thửa đất nằm trên 1.420 tờ bản đồ được lưu trữ ở định dạng Microstation và được chuyển vào hệ thống phần mềm cơ sở dữ liệu ViLIS vào năm 2013 theo dự án xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện Hiệp Hịa.

2.3.1.2 Công tác lập Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Cấp huyện: Quy hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2020 đã được lập và đang trong quá trình phê duyệt đây là cơ sở quan trọng cho việc giao đất, thu hồi đất, xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện.

- Cấp xã: Quy hoạch nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 đã lập cho 23/26 xã, quy hoạch sử dụng đất ở cấp xã giai đoạn 2005 - 2015 đang được tiến hành cho 23/26 xã, riêng thị trấn Thắng và 2 xã cịn lại đã tiến hành điều chỉnh quy hoạch đơ thị đến năm 2025.

2.3.1.3 Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính được thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến tháng 6 năm 2015 như sau:

Bảng 2.1 Thống kê kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Hiệp Hòa: STT Tên xã, thị trấn Tổng số thửa đất Đất Nông Nghiệp Đất ở Số thửa cần cấp Số thửa đã cấp GCN Số GCN đã cấp Số thửa cần cấp Số thửa đãcấp GCN Số GCN đã cấp 1 Bắc Lý 19.414 8.546 3.214 1534 4.771 2.789 2.789 2 Đồng Tân 5.215 2.774 922 799 776 696 696 3 Thanh Vân 14.295 9.160 3.981 2871 1.295 1.222 1.222 4 Hoàng Vân 15.615 9.377 4.336 1598 1.779 1.171 1.171 5 Thái Sơn 7.572 3.357 1.011 768 1.690 1.225 1.225 6 Đức Thắng 23.830 15.529 8.129 2389 4.156 3.693 3.693 7 Thị Trấn Thắng 2.916 1.915 698 500 1.755 1.535 1.535 8 Hoàng Thanh 10.329 3.996 1.058 567 3.209 1.911 1.911 9 Hoàng Lương 13.793 8.245 1.168 599 1.621 1.510 1.510 10 Ngọc Sơn 14.450 6.548 1.993 1009 3.019 2.727 2.727 11 Lương Phong 29.550 18.193 9.918 2418 3.629 3.458 3.458 12 Đoan Bái 27.490 16.344 7.278 2509 3.370 2.690 2.690 13 Đông Lỗ 15.523 6.118 2.602 1302 3.698 3.181 3.181 14 Danh Thắng 16.428 10.092 5.696 2653 2.857 2.707 2.707 15 Thường Thắng 12.389 7.967 3.621 1800 2.044 1.482 1.482 16 Hòa Sơn 8.690 3.430 2.129 1768 1.393 1.190 1.190 17 Quang Minh 14.667 9.036 4.016 1651 1.682 1.053 1.053 18 Đại Thành 15.048 10.770 6.598 2067 1.177 935 935 19 Hợp Thịnh 21.803 14.497 7.014 2763 3.246 2.461 2.461 20 Mai Trung 31.780 17.924 9.561 2112 4.939 3.674 3.674 21 Xuân Cẩm 31.340 19.286 9.079 2234 3.707 2.409 2.409 22 Hương Lâm 24.086 13.146 6.118 1234 4.005 2.417 2.417 23 Mai Đình 22.026 12.125 3.032 987 3.464 2.467 2.467 24 Châu Minh 28.610 18.686 7.574 986 2.628 1.619 1.619 25 Hoàng An 13.522 7.749 3.165 695 1.904 1.517 1.517 26 Hùng Sơn 14.234 9.426 4718 430 1.243 1.138 1.138 Tổng 454.615 264.236 118.629 90.128 69.057 52.877 52.877

- Tổng số giấy đã cấp 143.005 giấy, với số thửa đất 118.629 trên tổng số 333.293 thửa cần cấp, đạt 51,45 %.

Trong đó:

+ Đất ở: 52.877 giấy với diện tích: 3050,12 ha, số thửa đất 52.877 trên tổng số 69.057 thửa cần cấp, đạt 76,57%

+ Đất nơng nghiệp: 90.128 giấy với diện tích 9572,52 ha, số thửa đất 118.629 trên tổng số 264.236 thửa cần cấp, đạt 44,89%.

2.3.1.4 Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Hàng năm huyện chỉ đạo thống kê đất đai ở cấp xã và tồn huyện. Nhìn chung chất lượng kiểm kê, thống kê đất đai đã được nâng cao. Tình trạng bản đồ, số liệu về đất đai thiếu hoặc không khớp giữa các năm, các đợt thống kê, kiểm kê từng bước được hạn chế.

Việc quản lý biến động đất đai đã có hiệu quả, người sử dụng đất đã thực hiện đăng ký biến động sử dụng đất và làm các thủ tục như: chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

2.3.2 Thực trạng hệ thống phần mềm quản lý đất đai tại Phòng tài nguyên huyện Hiệp Hòa Hiệp Hòa

2.3.2.1 Thực trạng phần mềm quản lý đất đai tại Phòng tài nguyên huyện Hiệp Hòa

Hiện nay tại phòng TNMT huyện Hiệp Hòa và VPĐK QSD đất đang sử dụng các loại phần mềm:

Bảng 2.2 Thống kê thực trạng hệ thống phần mềm quản lý đất đai tại phòng TNMT Hiệp Hòa

TT Tên phần mềm Nguồn gốc Mục đích sử dụng Hiệu quả

1 Microstation Dowload trên internet Biên tập bản đồ Tốt 2 CADDB Chưa sử dụng 3 Famis Biên tập bản đồ Tốt 4 Các phần mềm Hệ thống thông tin đất đai (LIS): ViLIS 2.0

Được cấp Xây dựng cơ sở dữ liệu Tốt 5 Phần mềm TK05 Được cấp Thống kê đất đai Tốt

6 MS Word Dowload

trên internet Xây dựng văn bản Tốt

7 MS Excel Dowload Xây dựng văn bản Tốt

Nhằm hỗ trợ địa phương trong việc lựa chọn phần mềm quản lý CSDL đất đai, Bộ Tài ngun và mơi trường đã có cơng văn số 106/BTNMT-CNTT ngày 12 tháng 1 năm 2012 về việc thông báo kết quả thẩm định các phần mềm xây dựng, khai thác CSDL đất đai. Qua tham khảo các tỉnh và kết quả thăm quan thực tế mơ hình CSDL tập trung đang vận hành quản lý biến động giao dịch đất đai thường xuyên một cách hết sức khoa học và hiệu quả tại tỉnh Vĩnh Long, Sở Tài Nguyên & Môi Trường tỉnh Bắc Giang lựa chọn theo dự án VLAP là sử dụng phần mềm ViLIS để phục vụ cho công tác xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác CSDL đất đai trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Phần mềm ViLIS được triển khai tại huyện Hiệp Hòa từ năm 2013. Từ khi phần mềm được triển khai đã đáp ứng được những yêu cầu của công tác quản lý đất đai.

Phần mềm ViLIS là cơng cụ hiệu quả trong q trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, tạo ra môi trường mới hiệu quả cho công tác quản lý đất đai tại địa phương.

Phần mềm ViLIS được sử dụng tại tất cả các bộ phận của Văn phòng, ứng dụng trong gần hết các lĩnh vực. Hệ thống ViLIS tại văn phịng hoạt động theo mơ hình mạng cục bộ. Cơ sở dữ liệu đất đai được lưu trữ trên máy chủ, việc truy nhập và xử lý dữ liệu được thực hiện trên máy chủ.

2.3.3 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị tại phòng TNMT huyện Hiệp Hòa. Hòa.

- Hiện nay, phịng Tài ngun và Mơi trường đã trang bị hệ thống mạng LAN và Internet (ADSL) để phục vụ tốt hơn cho nhiệm vụ chức năng của Phòng như: Cập nhật thông tin, các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, sử dụng mail trong công việc chuyên môn, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai.

Tại các xã đã được trang bị máy vi tính để thực hiện các nghiệp vụ về đất đai.

2.4 Mơ hình tổ chức CSDL tại huyện Hiệp Hịa

Theo thơng tư 04/2013/ TT-BTNMT, ngày 24 tháng 04 năm 2013 của Bộ tài nguyên môi trường quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Sau khi khảo sát, nghiên cứu và đánh giá thực trạng cũng như quy mô của tỉnh Bắc Giang, mơ hình được lựa chọn là mơ hình tập trung. Cụ thể mơ hình được mơ tả như sau:

Theo mơ hình này CSDL đất đai trong phạm vi mỗi tỉnh sẽ được tập trung tại cấp tỉnh (tồn bộ dữ liệu địa chính của tỉnh sẽ được tập trung trong một CSDL duy nhất). Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh truy cập vào CSDL địa chính thơng qua mạng WAN.

Các Văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thông qua hạ tầng mạng (WAN/Internet) sẽ truy cập vào CSDL này để tác nghiệp đối với dữ liệu thuộc thẩm quyền. Các dịch vụ công, các thông tin chia sẻ với các ngành khác, phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin của người dân và tổ chức được thực hiện thông qua cổng thông tin đất đất cấp tỉnh.

UBND cấp xã và các cơ quan khác có liên quan truy cập vào CSDL địa chính cấp tỉnh để khai thác thông tin.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá hiệu quả xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)