III. Theo thánh giáo, Cửu Trù còn được áp dụng vào việc
16. MƯỜI ĐIỀU GHI NHỚ
THÁNH TRUYỀN TRUNG HƯNG − 147 74 148 − CANH TÝ 196017 LO TU HƯỞNG LẤY PHƯỚC TRỜ
Trung Hưng Bửu Tòa (Đà Nẵng) ngày 15-8 Canh Tý (Thứ Tư 05-10-1960)
THI
BẢO chị em ta sớm trở về
THỌ truyền bí pháp (1) luyện đơn khuê (2)
THÁNH phàm hai nẻo cân đo (3) kỹ NƯƠNG cậy cùng nhau trọn chữ thề.
Bản Nương chào chư quý vị Thiên phong. Chào chư đạo tâm và chị em nữ phái.
Giờ nầy, một dịp hồng ân hiếm được. Toàn đạo tâm
nghiêm chỉnh đàn tiền, đón tiếp Cửu Nương (4) nương cơ đến
hộ triều Đức Từ Tôn Phật Mẫu.
(1)bí pháp 秘法 (secret method of inner self-cultivation): Phương pháp tu luyện chỉ truyền riêng cho người được tuyển chọn, không truyền dạy rộng rãi.
(2) đơn khuê, đan khuê 丹圭 (elixir of immortality; fig., inner self-
cultivation practice): Thuốc tiên; nghĩa bóng là tịnh luyện, công
phu, thiền.
(3) cân đo (considering): Cân nhắc, suy xét.
(4)Cửu Nương 九娘: Tức là Cửu Vị Tiên Nương 九位仙娘, Cửu Vị
Nữ Phật 九位女佛; chín vị Tiên Nương (cũng là Phật) nơi Diêu Trì Cung hầu cận Ðức Phật Mẫu.
Thanh tịnh. Đọc bài cầu Đức Mẹ. TIẾP ĐIỂN
DIÊU diêu (5) bất động pháp quy căn (6)
TRÌ chí (7) mà tu chỗ giáng thăng (8)
NHỨT điểm chơn như (9) thân vẹn giữ
(5) diêu diêu 搖搖 (shaking): Lay động.
(6) Câu này ý nói: Lay động mà chẳng động là phương pháp trở về gốc cội. – quy căn 歸根 (returning to origin or root): Trở về gốc cội, nguồn gốc. Đạo Đức Kinh, Chương 16, chép: Quy căn viết tĩnh... 歸根 曰靜... Trở về gốc cội gọi là tĩnh lặng. (Returning to origin or root is called stillness). Theo Tiên Học Từ Điển của Đới Nguyên Trường, mỗi lần vòng tiểu chu thiên 小周天 trở về chỗ xuất phát thì gọi là quy căn. Dạy về chỗ diêu diêu bất động, có
câu: Ngày đêm trau sửa tánh tình / Giữ tâm thanh tịnh vẹn gìn đạo cao / Trong ngoài chẳng động đừng xao... (Đại Thừa Chơn Giáo, bài Nhơn Vật Tiến Hóa)
(7) trì chí 持志 (maintaining one’s will firmly): Giữ vững ý chí. (8)giáng thăng 降升 (descending and ascending): Xuống thấp và
lên cao. Con người sanh vào cõi trần (hậu thiên) đã đánh mất phần tiên thiên, nói ví von là Càn Khôn trở thành Ly Khảm (hào hai của hai quẻ đổi chỗ lẫn nhau). Hành giả tu luyện (công phu, thiền) để biến đổi hậu thiên trở lại tiên thiên, tức là làm cho Khảm Ly trở lại Khôn Càn (xem Đại Thừa Chơn Giáo, bài Nhơn Vật Tiến Hóa), cũng gọi là chiết Khảm điền Ly, để
cho quẻ Khảm biến thành Khôn, quẻ Ly biến thành Càn. Tiên Học
Từ Điển của Đới Nguyên Trường giảng rằng một điểm chơn âm
trong cung Ly [hào hai, âm, vạch đứt] giáng xuống cung Khảm; một điểm chơn dương trong cung Khảm [hào hai, dương, vạch liền] thăng lên cung Ly, khôi phục lại Càn Khôn; đây là phép quy
căn phục mệnh 歸根復命. Giáng thăng vì vậy cịn ám chỉ phép tu