Dao động mực nước biển diễn ra theo chu kỳ dài (chu kỳ địa chất, ví dụ nhưng băng hà-glacial và gian băng -interglacial), hoặc chu kỳ ngắn: chu kỳ triều, El-Nino, La-Nina đã tác động rất mạnh đến môi trường sinh thái trong đó có địa hình. El - Nino, La - Nina và sự dâng cao mực biển. Hầu hết các thiên tai ở ven biển Việt Nam có liên quan tới biến đổi khí hậu và dâng cao mực nước biển. Hiện tượng El - Nino gây giảm lượng mưa, tăng nhiệt độ, hạn hán và gia tăng xâm nhập mặn. Trong thời gian El - Nino đặc biệt mạnh 1997 - 1998.
Biên độ dao động mực nước biển chu kỳ năm đối với các trạm quan trắc là đáng kể, tại Trạm Quy Nhơn là 32 cm/tháng. Khả năng ảnh hưởng của hiện tượng ENSO cũng dễ dàng nhận thấy khi so sánh biến trình năm của mực nước tại trạm miền Trung Quy Nhơn (hình 2.3).
Hình 2.3. Biến trình năm của mực nước trung bình tháng tại trạm Quy Nhơn [69] Sự thay đổi mực nước biển sẽ dẫn đến gốc xâm thực cơ sở bị thay đổi. Khi mực nước biển dâng lên hay hạ xuống bằng bất cứ lý do nào, kéo theo độ dốc của bãi thay đổi theo. Kết qủa là hoạt động bồi tụ xu hướng tăng khi mực nước biển hạ xuống.
Với kết quả quan trắc nhiều năm tại Quy Nhơn cho thấy mực biển có xu thế hạ xuống với giá trị 1,4 (mm/năm) (hình 2.4), tức là đồng nghĩa với quá trình bồi tụ gia tăng. Tuy nhiên, trên thực tế thì hồn tồn ngược lại (xu thế xói lở gia tăng trên hầu khắp các đoạn bờ, đặc biệt là bờ cát). Điều đó có thể lý giải bằng nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó đáng lưu ý nhất là hành động đắp đập làm thủy điện trên các lưu vực sơng, làm giảm lượng bồi tích cung cấp các đoạn bờ này.