Sườn đổ lở độ dốc >30 o

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa mạo bờ biển tuy hòa nha trang phục vụ quản lý đới bờ (Trang 49 - 50)

Phân bố ở chủ yếu ở dãy núi Đèo Cả, trên các thành tạo đá xâm nhập, phun trào thuộc phức hệ Đèo Cả, Cà Ná và cả trên các đá trầm tích hệ tầng Nha Trang

Độ chênh cao của sườn lớn từ 300-800m, sườn dốc trên 30º, có chỗ tạo thành vách cao hàng trăm mét dựng đứng, sườn thẳng cùng với thung lũng đào lịng mạnh. Chân sườn có tích tụ nhiều tảng lăn có kích thước lớn.

Hiện tượng phong hóa vật lý làm nứt các khối đá, đồng thời kết hợp với độ dốc lớn ở sườn là ngun nhân chính gây ra q trình đổ lở. Vì vậy, đây là địa hình tiềm ẩn nguy tai biến cao, nên việc khai thác sử dụng chúng hết sức lưu ý.

10) Sườn xâm thực - đổ lở, dốc 20-30o

Phân bố khá phổ biến ở các dãy núi trung bình đến cao trong khu vực nghiên cứu. Sườn phát triển trên các thành tạo khác nhau, bao gồm cả các đá macma xâm nhập axits- trung tính phức hệ Cà Ná (K2cn), Đèo Cả (-Kđc), Định Quán (J3

đq). Đá phun trào dacit, riolit hệ tầng Nha Trang (Knt). Đá trầm tích lục nguyên: Hệ

tầng Đăk Bùng (J1đb), Đray Linh (J1đl), Ea Sup (J2es), La Ngà (J2ln).

Quá trình trượt lở, đổ lở là dạng tại biến tiềm ẩn cho dạng địa hình này.

11) Sườn xâm thực - rửa trôi bề mặt, dốc 10-20 o

Diện phân bố khá phổ biến ở các dãy núi thấp đến trung bình ở các huyện Tuy An, Sơn Hòa, Phú Hòa tỉnh Phú Yên và Ninh Hòa - Khánh Hòa, phát triển trên

các thành tạo khác nhau. Bề mặt sườn bị các khe rãnh xâm thực chia cắt mạnh. Hiện tại đang được người dân sử dụng để trồng rừng phòng hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu địa mạo bờ biển tuy hòa nha trang phục vụ quản lý đới bờ (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)